3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Một số kiến nghị đối với nhà nước
Để hoàn thiện hơn nữa về vấn đề thù lao lao động, nhà nước với vai trò quản lý nền kinh tế vĩ mô, cần đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững; tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho các lĩnh vực kinh tế và dân cư; góp phần ổn định nền kinh tế – xã hội… Nhà nước cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
3.3.1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Nhà nước cần tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của của người tham gia bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm. Chẳng hạn như cơ chế chính sách về bảo hiểm bảo lãnh; về tiêu chí đánh
Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02 giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm; về vấn đề triển khai bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng; sửa đổi, chính sách phát triển bảo hiểm nhân thọ dành cho người có thu nhập thấp… Việc hồn thiện mơi trường pháp lý trước hết là bổ sung các quy định phù hợp với tập quán kinh doanh bảo hiểm trên thế giới, điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, và mục tiêu định hướng phát triển thị trường. Nhà nước cần có chiến lược phù hợp trong việc phát triển thị trường bảo hiểm, có chính sách tạo sự bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm đứng trên cùng một mặt bằng khi cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác.
Bên cạnh việc hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhà nước cần tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước cần tiến hành nghiên cứu môi trường kinh tế, các điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư, điều chỉnh các quy định cần thiết và tạo sự linh hoạt, quyền chủ động cho phép các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư.
3.3.1.2 Tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện vi phạm để triệt tiêu hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Hiệu quả của việc ban hành luật có thực sự được phát huy hay không phụ thuộc rất nhiều vào kiểm tra, giám sát của cơ quan thực thi pháp luật. Vì vậy, song song với việc xây dựng và hồn thiện khung pháp lý cần xây dựng 1 cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu việc thực hiện trên thực tế nhằm xác lập và duy trì một thị trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02
3.3.1.3 Xây dựng chính sách thuế phù hợp với thực tế hoạt động bảo hiểm
Thuế là nguồn thu chính của của ngân sách nhà nước, là 1 công cụ quản lý vĩ mơ quan trọng, được sử dụng để khuyến khích hoặc hạn chế một hoạt động kinh tế nào đó. Xuất phát từ vai trị quan trọng của bảo hiểm trong nền kinh tế và yêu cầu phải thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam tiến kịp trình độ của khu vực và trên thế giới, nhà nước cần có chính sách thuế để khuyến khích tài chính đối với hoạt động bảo hiểm, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh này ngày càng phát triển.
3.3.1.4 Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ giỏi trong lĩnh vực bảo hiểm
Con người là nhân tố trung tâm quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hoạt động bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Nhà nước cần coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ bảo hiểm có trình độ chun môn và ngoại ngữ phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập của nước ta, cũng như sử dụng lao động có hiệu quả. Thứ hai, thúc đẩy đầu tư xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực tính phí bảo hiểm và trích lập dự phịng nghiệp vụ, thẩm định bảo hiểm, đánh giá và quản lý rủi ro.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có những hoạch định tốt về lực lượng lao động trong lĩnh vực bảo hiểm, từ đó có sự điều chỉnh ngay từ chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, khuyến khích học sinh, sinh viên có nhận thức sớm về bảo hiểm, lựa chọn và đào tạo được đội ngũ lao động trẻ, có năng lực, có kiến thức chun mơn tốt
3.3.1.5 Đầu tư để xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh tế hiện đại, chinh xác.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm
Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02 đã tích cực tham gia vào cuộc CMCN 4.0, tăng cường ứng dụng công nghệ mới đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh rủi ro trong điều hành quản lý kinh doanh, đồng thời tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
Trong các khâu lựa chọn sản phẩm bảo hiểm, ký kết hợp đồng, thanh tốn phí bảo hiểm, khai báo giám định tổn thất, giải quyết bồi thường, tương tác với khách hàng… cũng đã được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai, ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất, tốt nhất.
Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kết nối chia sẻ trong hoạt động nghiệp vụ cũng như kết nối liên thông dữ liệu với các bộ, ban ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giao thơng Vận tải, Cục Ðăng kiểm…, trên cơ sở đó tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý ngành một cách nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất, giúp ích cho sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Hệ thống cơ sở dữ liệu vô cùng cần thiết và hữu ích đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung và đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Với một hệ thống kết nối đa chiều, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nâng cao chất lượng quản lý nhân sự; giám định, bồi thường, đánh giá nhanh chóng, chính xác hơn, từ đó đẩy nhanh trình tự, thủ tục chi trả cho khách hàng… Bên cạnh đó, nhờ có thơng tin khách hàng đầy đủ, doanh nghiệp bảo hiểm có thể hiểu hơn về khách hàng, từ đó thiết kế các sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất. Về phía khách hàng, thơng qua hệ thống cơ sở dữ liệu, khách hàng có thể lựa chọn cho mình các dịch vụ và nhà cung cấp tốt nhất, đồng thời nắm rõ thơng tin, quyền và lợi ích liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, chủ động quản lý kế hoạch tài chính bản thân.
Sv: Nguyễn Thị Lan Nhi Lớp: CQ55/31.02 Nhờ ứng dụng công nghệ số, doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang quản lý tốt hơn rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đánh giá tốt hơn về hành vi khách hàng, từ đó góp phần giảm thiểu được hành vi trục lợi bảo hiểm.
Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành bảo hiểm nhân thọ nói riêng và bảo hiểm nói chung phát triển bằng cách tăng cường tuyên truyền quảng cáo trong xã hội.Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm,