Văn hóa Việt Nam đang có những chuyển biến hết sức to lớn.
Thứ nhất với những biến đổi hằng ngày, hằng giờ của các thành tựu khoa học kĩ thuật ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, con người tiếp xúc với thế giới là vô cùng sâu rộng, khơng cịn biên giới trong lĩnh vực thơng tin. Sự tiếp xúc này có nghĩa là sự thỏa hiệp từ hai phía. Do đó sớm hay muộn văn hóa Việt Nam cũng sẽ mang sắc thái mới, sắc thái có tính chất thế giới. Trong điều kiện mới này một điều chắc chắn rằng văn hóa Việt Nam có điều kiện pát huy ra ngồi nước cùng với đó là tiếp thu các yếu tố mới.
Thứ hai, cùng với các nước ở Đông Nam Á Việt Nam có thể nói là một nước có truyền thống văn hóa bề dày hơn, đa dạng hơn, trội hơn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa tạo ra được thế mạng riêng cho mình, chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Sẽ có những có những yếu tố mới, cách lý giải mới trong tương lai về vấn đề Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diệm mạo, nhưng cái đích sẽ khơng thay đổi đó là quyền đời vật chất tinh thần của người dân phải được nâng cao không ngừng.
Bài 4: GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA VĂN HIẾN QUA CON MẮT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐẾN GIỮA TK XX
Để có cái nhìn khách quan, khoa học khi xem xét một sự vật hiện tượng chúng ta phải tìm hiểu một cách cụ thể, rõ ràng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, vấn đề giá trị truyền thống của văn hiến Việt Nam cũng vậy. Ngày nay chúng ta đều biết rằng những giá trị truyền thống đó được hình thành trên cơ sở nền tảng của ba phương diện cơ bản là bối cảnh không gian, bối cảnh chủ thể và bối cảnh thời gian. Từ những luận cứ đó chúng ta mới có thể đưa ra được một hệ thống các giá trị truyền thống của người Việt. Tuy nhiên để có cái nhìn khách quan hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu những nghiên cứu của các tác giả người nước ngoài và cả người Việt Nam cho đến giữa thế kỷ XX.