Trong vũ trụ, vật nào có tính âm đều có sức chịu đụng cao hơn vật có tính dương tương ứng. Người phụ nữ tuy là “phái yếu” nhưng rõ ràng có sức chịu đựng caohown nam giới.
So sánh như vậy ta có thể hiểu được sự ngạc nhiên của Paul Giran vào đầu thế kỷ XX về việc người Việt Nam tuy thể lục yếu nhưng có sức chịu đựng cao hơn phương Tây: “Dưới dáng vẻ bề ngồi yếu ớt, người An Nam có một sức chịu đựng đáng ngạc nhiên …họ có thể cấy lúa nhiều ngày liền trên đồng ruộng, chan ngâm trong bùn đến tận đầu gối, chịu đựng sức nóng khủng khiếp với cái mùi ghê gớm bốc lên từ bùn đất…Liệu có bao nhiêu người châu Âu có thể làm được cái nghề nặng nhọc của những phu xe- những con người không biết mệt là gì, chạy nhiều giờ liên tục với tốc độ 12 cây số trên giờ, chỉ nghỉ vài phút để uống vộily trà, hoặc ăn vội một bát cơm”.
Nhẫn nhịn là khái niệm gần với “nhẫn” nói chung: chịu đựng, nín nhịn, dằn lịng xuống. Song, bên cạnh cái chung, điều làm nên nét đặc sắc của “nhẫn nhịn” như một trong những tính cách đặc trưng của người Việt Nam là sau khi nín nhịn, chịu đựng thì phải cho qua, xả bỏ coi như khơng có gì, chứ khơng tích tụ nỗi ấm ức trong lòng. Tiếng việt còn một từ khác để chỉ điều này đó là “nhường nhịn” là nhấn mạnh vào nét nghĩa hy sinh bản thân, nhường nhịn là từ bỏ một phần quyền lợi vật chất hoặc tinh thần của mình mà chuyển nó qua cho người khác sử dụng. Trong khi đó lối sống của văn hóa phương tây là dương tính, là xơng lên phía trước giành lấy chiến thắng thì triết lý sống của văn hóa Việt Nam âm tính lại lùi về phía sau mà nhường nhịn, bao dung tha thứ. Với người Việt bực bội sẽ khiến con người tổn thọ (Cả giận mất khôn), ngược lại nhẫn nhịn sẽ giúp con người sống lâu: “Chữ nhẫn quý như ngàn vàng/ Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu .
“Trăm điều nhẫn nhịn mới là Tiên”. Nhường nhịn luôn mang lại những điều tốt đẹp
“Một điều nhịn chín điều lành”