h. Lòng hiếu khách
6.2. Lòng nhân ái, thương người.
- Lòng nhân ái, thương người của người Việt Nam trước hết khởi đầu từ tình thương người trong gia đình. Khơng phải cứ là người trong gia đình thì đương nhiên sẽ thương yêu nhau. Nếu vậy khơng sẽ khơng có những câu chuyện cổ tích giáo dục về tình cảm anh em (truyện “Ăn khế trả vàng”, “Trầu Cau…”); và cũng sẽ khơng có những câu tục ngữ nhắc nhở kiểu như: “Anh em ai đầy nồi đấy”; “Anh em gạo, đạo nghĩa tiền”;
“Anh em hiền thật là hiền/ Bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau”; “Chị ngã em bưng miệng”; và xem hồn cảnh khốn cùng như một thước đo tình anh em, bạn bè: “Anh em
khi túng, chúng bạn khi cùng”.
Bởi vậy mà trong gia đình cha mẹ ln dạy bảo con phải luôn thương yêu nhau: “Anh em như chân như tay/ như chim liền cánh như cây liền cành”; “Anh em như thể tay chân phước phần cùng hưởng , nợ nần cùng lo”; “Anh em trên thuận dưới hòa/ họ hàng đẹp mặt, mẹ cha vui lịng”; “Chị em kính trên dưới nhường/ là nhà có phúc mọi đường
yên vui”...
Khi trong gia đình có xung đột thì được dạy rằng “Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau”; “Anh em sảy vai xuống cánh tay”, “Anh em chém nhau bằng sống ai chém nhau bằng lưỡi”; “Anh em mài gươm ba năm chém nhau bằng dọng”…
Từ gia đình, lịng nhân ái thương người mới mở rộng dần ra hộ hàng “Sảy cha còn chú, sảy mẹ bù dì”, “Dì ruột thương cháu như con/ Rủi mà khơng mẹ cháu cịn cậy trơng”. Và những người có quan hệ gần gũi: “Có mặt thì mắng, vắng mặt thì thương”; “Giận thì mắng, lặng thì thương”. Ở đây bắt đầu là quan hệ xã hội, những không phải là quan hệ không biên giới, mà trước hết là hàng xóng láng giềng, cùng làng cùng xã, nới người ta gắn bó với nhau, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhờ cậy nhau lúc tối lửa tắt đèn.
Tình thương những người cùng cảnh ngộ hoặc những người có hồn cảnh khó khăn hơn mình cũng trước hết là cùng cảnh ngộ trong làng, khó khăn hơn trong làng rồi mới ra ngoài xã hội: “Đau mắt thương người mù”, “Ăn nhạt mới biết thương mèo”; “Dốc
bồ thương kẻ ăn đong/ Có chồng thương kẻ nằm khơng một mình”.
Có ra ngồi xã hội thì tình thương cũng ln gắn bó với “cốt nhục”, gắn với “một nhà”, gắn với “giống nịi”, xây dựng trên nền tảng những gì quen thuộc nền văn hóa trọng âm, trọng tình “Anh em cốt nhục đồng bào/ vợ chồng là nghĩa, lẽ nào khơng thương”;
“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; “Anh em bốn bể một nhà”, “Anh em cùng giống cùng nòi”; “Lá lành đùm là rách”; “Cành dưới đỡ cành trên”, “Thương người như thể thương thân”…
Như thế lòng nhân ái, thương người của người Việt Nam cũng có nguồn gốc giống như nguồn gốc của lịng u nước và tinh thần dân tộc: Đó là hai đặc trưng tính cộng đồng làng xã và tính trọng âm.