Thiên hướng thơ ca

Một phần của tài liệu Văn hiến Việt nam (Trang 45 - 47)

Một khi con người sống ít di chuyển, ít những nhoạt động nặng thì đời sống sẽ thiên về nội tâm, tình cảm thiên về tinh thần nghệ thuật thơ ca. Đây chính là thiên hướng đặc điểm của phụ nữ sơ với nam giới; của loại hình văn hóa trọng âm, trọng tĩnh so với văn hóa trọng dương, trọng động.

Trong lời tựa một tuyển tập văn học Việt Nam dịch ra tiếng Đức Kurt Stern đã có nhận xét rằng “Việt Nam là đất nước của thơ ca và chiến tranh. Người Việt Nam, nữ và nam, người trẻ, người già, người bình dân và người trí thức, các nhà khoa học trong lĩnh vực tự nhiên và công nghệ, các kĩ sư, bác sĩ, các nhà quân sự, các nhà chnhs khác…hầu như ai cung biết làm thơ”.

Suốt cả lịch sử mấy nghìn năm văn chương Việt Nam đều là lịch sử thơ ca. Thống kê trên bộ Từ điển văn học tập hai (1983-1984) cho thấy trong số 95 mục từ tác phẩm văn chương Việt Nam (khơng kể các chuyện cổ tích được nhắc đến riêng rẽ) thì có tới 69 tác phẩm thơ, 26 tác phẩm văn xuôi, tức thơ chiếm 72,6%. Trong đó bức tranh về văn chương phương Tây thì hồn tồn trái ngược: trong 198 mục từ tác phẩm văn chương phương Tây chỉ có 43 tác phẩm thơ và 155 tác phẩm văn xuôi, tức văn xuôi chiếm 78,3%.

Đây là sự khác biệt mang tính ngun lý, nó bắt nguồn chính từ sự khác biệt gốc rễ giữa hai loại hình văn hóa: Ở văn hóa trọng dương, trọng động con người luoon di chuyển, cuộc sống có nhiều sự kiện. Để diễn tả được sự sơi động đó, chỉ có văn xi với bút pháp tả thực và lối diến đạt tự do phóng khống mới có thể đáp ứng được. Ở văn hóa trọng âm, cuộc sống tĩnh lặng, ít biến động, cịn người ngồi nhiều hơn đi, suy nghĩ nhiều hơn, cảm xúc nhiều hơn hành động. Để diễn tả được những rung động nội tâm, những trạng thái tình cảm phong phú, những suy nghĩ trăn trở ấy chỉ có thơ ca, bút pháp biểu trưng, ước lệ và lối diễn đạt cân xứng nhịp nhàng mới có thể đáp ứng được. Những câu thơ như “Đôi ta cùng ở một làng/ Cùng chung một ngõ vội vàng chi anh/ Em nghe họ nói

mong manh/ Hình như họ biết chúng mình với nhau”(Nguyễn Bính, Chờ nhau). [9]

Ở Trung Hoa văn xi trường thiên có nguồn gốc từ lâu đời, tiểu thuyết chương hồi cũng phát triển sớm, trong khi đó thì thơ ca chỉ nở rộ vào thời Đường và thơ ca thời cổ thì cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ phương nam.

Ở Việt Nam thậm chí chửi nhau, người Việt cũng chửi một cách có bài bản, cân đối, nhịp nhàng đầy chất thơ. Trong lối chửi của người Việt hiếm khi gặp những câu tục tĩu ấy vậy mà mức độ thóa mạ đối phương thì hết sức sâu cay. Nói là sự phối hợp của đảo lộn cách xung hô cộng với việc liên kết sắp xếp các ý với nhau một cách hợp lý, lặp và lối đi kèm với nhau.

Truyền thống thơ ca hầu như đã chiếm lĩnh toàn bộ kho tàng văn chương trong suốt lịch sử, phải đến cuối thế kỷ XIX đàu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phương Tây tiểu thuyết và thơ tự do mới bắt đầu xuất hiện. Nhưng ngày trong tiểu thuyết cũng bộc lộ rất rõ nét dấu ấn của truyền thống thơ ca, là tính cân đối nhịp nhàng, biểu trưng ước lệ. Nhà văn Tản Đà viết như sau: “Tiếng nói nhẹ bào nhiêu, dang người mềm bấy nhiêu; mềm bao nhiêu, chín bấy nhiêu; chín bào nhiêu, tươi bấy nhiêu; tươi bao nhiêu, tình bấy nhiêu. Như ghét, nhue yêu, như ngượng. lông mày ngài, đôi mắt phượng, co chờ ai?

(Giấc mộng con)”.

Một phần của tài liệu Văn hiến Việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)