Tính trọng nữ.

Một phần của tài liệu Văn hiến Việt nam (Trang 43 - 45)

Khơng giống như ở nhiều nước khác vai trị của người phụ nữ ở Việt Nam thật sự khác hẳn. Xuất phát từ cái nghề trồng lúa nước với cấu trúc làng xã có độ ổn định cao thì ngơi nhà là tài sản quan trọng nhất. Với người nông dân hầu như suốt đời không ra khỏi lũy tre làng thì gia đình là giá trị quan trọng nhất. Mà quản lý nơi nhà và gia đình với biết bao cơng việc lặt vặt thì người phụ nữ giỏi hơn người đàn ông rất nhiều. Người đàn oong văng nhà bao lâu cũng không sao nhưng người phụ nữ văng mặt thì mọi thứ trở nên lộn xọn ngay, người phụ nữ Việt thật sự là người tề gia nội trợ không ai bằng.

Trong việc quản lý gia đình và ngơi nhà thì quản lý kinh tế là cơng việc trọng tâm. Một người phụ nữ đã nắm giữ “tay hịm chìa khóa” thì tiền nong và tài sản trong gia đình thì khơng chỉ được bảo tồn một cách xuất sắc (người phụ nữ Việt được ví là cái hom, “cái giỏ”) mà cịn sinh sơi nảy nở. Do kinh tế là cái gốc, bởi vậy ai nắm kinh tế thì thực chất người đó quản lý và điều khiển cả gia đình. Các cơng việc của trồng lúa nước thì rất nhiều nhưng thực chất người phụ nữ có thể làm được hết, khơng địi hỏi phải tiêu tốn nhiều sức lực. Chinh bởi vậy mà trong những năm chống Mỹ, khi hầu hết nam giới tham gia chiến trường, thì phụ nữ miền bắc vói phong trào “Ba đảm đang” đã đảm nhiệm một cách xuất sắc.

Trong việc sinh con thì người Việt thật sự thíc có cả nam và nữ, thích con gái đầu lịng “Ruộng sâu trâu nái khơng bằng con gái đầu lòng”, bở trên thực tế con gái khéo vun vén cho gia đình hơn con trai, vậy nên có con giái đầu lịng khác gì trong nhà có thêm một bà mẹ thứ hai. Và nếu gia đình có con một bề thì vẫn thích con giai “Tam nam bất

Quan niệm “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” của Trung Hoa mới chỉ du nhập vào Việt Nam vào thời Lý- Trần và trở nên phổ biến vào thời Lê sơ khi mà Nho giáo trở thành quốc giáo. Phản ứng trước tư tưởng sa lạ này, khi mà nhà Lê đi vào giai đoạn suy thối thì trong dân gian lan truyền câu ca dao “Ba đồng một mớ đàn ông/ Đem bỏ vào

lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm một mụ đàn bà/ Đem vềmà trải chiếu hoa cho ngồi”. Phản

ứng với câu tục ngữ mang hơi hướng Nho giáo trọng nam “Một trăm con giái khơng

bằng hịn dái con trai” thì lập tức xuất hiện với ba câu đáp lại “Một trăm con trai chẳng

bằng cái dái tai con gái”, “Một trăm ông chú chảng bằng cái hĩm bà cô” hay “Lệnh ông không bằng cồng bà”.

Trong việc giáo dục con cái thì người phụ nữ Việt Nam được xem là người có vai trị quyết định “Con hư tại mẹ/ Cháu hư tại bà”, “Phúc đức tại mẫu”; “Con dại cái mang”. Trong câu ca dao “Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Tuy công cha được đặt trước như là núi, nhưng núi vẫn giới hạn, còn nghĩa mẹ

tuy đặt sau nhưng như nước trong nguồn thì mới thấy sự vơ tận. “Một lịng thờ mẹ kính

cha/ Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”, về thứ tự mẹ trước cha sau, về thái độ thì mẹ

thờ, cịn cha kính.

Trong triết lý dân gian thì “Nhất vợ nhì trời”, “Lệnh ơng khơng bằng cồng bà” rất phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân, các câu chuyện về “sợ vợ” cũng là cách phản ánh hài hước thơng qua lăng kính của các câu chuyện dân gian.

Trong ngôn ngữ tiếng Việt từ “cái” là từ rất phổ biến, vốn có nghĩa là mẹ, từ nghĩa gốc này chuyển nghĩa thành lớn và quan trọng như sông cái, đường cái, đũa cái….

Trong luật pháp “Quốc triều hình luật” (Luật Hồng Đức), “Hoàng triều luật lệ” (Luật Gia Long của triều Nguyễn) mặc dừ ra đời vào thời kỳ Nho giáo nhưng trong đó vẫn duy trì được truyền thống trọng nữ mà không thể chối bỏ (luật lệ là phản ánh thực tế sát hợp nhất về thực tế của xã hội).

Luật Hồng Đức đảm bảo cho con gái được hưởng quyền thừa kế như con trai. Con giái có quyền hương khói cha mẹ khi trong nhà khơng có con trai (điều 391, 395). Nếu con trai cịn nhỏ thì bà quả phụ có quyền thay con tế tự tổ tiên. Điều 322 dành cho người phụ nữ có quyền từ hơn nếu vị hơn phu chẳng may bị ác tật, phạm tội hay phá sản. Điều 308 cho phép người vợ có quyền bỏ chồng nếu trong năm tháng liên tục chồng bỏ rơi vợ,

không đi lại. Khi ly hơn, tài sản của ai có trước khi kết hơn được trả về cho người đó, cịn tài sản chung thài chia đơi.

Luật Gia Long tuy theo luân lý Trung Hoa cho phép đàn ơng có 7 cớ để bỏ vợ gọi là “Thất xuất” nhưng vẫn bảo vệ người phụ nữ bằng cách đặt ra 3 trường hợp ngoại lệ gọi là “tam bất khả xuất”. Luật Gia Long cũng tích cực ngăn chặn những ảnh hưởng khoong tốt của văn hóa Trung Hoa bằng cách cấm chồng khơng được bán vợ, không được bắt vợ làm thuê, khơng được hạn vợ chính xuống làm nàng hầu. Khoản 268 điều 7 cịn cấm đàn ơng khơng được nói năng sàm sỡ, xúc phạm phụ nữ, nếu người phụ nữ vì thế mà tự vẫn thì đàn ơng sẽ bị xử giảo giam hậu (tội thắt cổ nhưng giam lại chờ xét sau).

Một học giả Hàn Quốc là Yu Insun nhận xét rằng trong vấn đề gia đình truyền thống luật Việt Nam chú trọng nhiều tới phụ nữ và quan hệ vợ chồng, cịn luật Trung Hoa thì chú trọng nhiều tới cha con. Quan hệ vợ chồng là quan hệ dân chủ, bình đẳng, cịn quan hệ cha con là quan hệ đẳng cấp tôn ti. Việc coi trọng phụ nữ và chú trọng nhiều đến quan hệ vợ chồng cũng đúng với luật tục của các tộc ít người. Điển hình như luật tục của người Ê đê có 236 điều bàn về 11 vấn đề thì riêng vợ chồng đã giành tới 48 điều.

Trong những ghi chép của các học giả phương Tâyvào thế kỷ XIX đã nhận thấy người phụ nữ Việt Nam có một vai trị địa vị rất đặc biệt. Vào năm 1911 Gabrielle Vassal viết: “Theo bộ luật An Nam (Luật Hồng Đức), có trước luật của Pháp khá lâu, người vợ được xem như bình đẳng vói người chồng”. Ơng nhận định “địa vị trong xã hội của người An Nam khá cao. Văn minh nhiều nước phương Tây ít có chỗ nào nhìn nhận quyền của người phụ nữ rộng rãi như thế”. Dưới con mắt của Leopold “Người đàn bà An Nam được tự do hơn bất cứ người đàn bà nào ở Á châu. Người ta kể rằng ảnh hưởng của họ rất lớn nơi thơn q làng mạc. Nếu có một người nơng dân nào bị tù tội phi lý, vợ hắn bế con trên tay mình tìm đến cổng quan mà kêu oan: khơng ai có thể cản nổi bà này”.

Một phần của tài liệu Văn hiến Việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)