5.2.1. Nguồn gốc của tính trọng âm
Tính trọng âm là một đặc trung của văn hóa thể hiện bản chất, trọng tĩnh ưa ổ định của văn hóa. Là một nền văn hóa thuộc loại hình ưa âm tính điển hình bên cạnh tính cộng đồng, tính trọng âm là đặc trung của bản sắc quan trọng thứ hai. Sự hình thành của tính trọng âm bị chi phối bởi nhiều yếu tố.
Về quan hệ với tự nhiên, do sống ở khu vực nhiệt đới nắng nóng (dương) nên cón
người và văn hóa Việt Nam phải đối phó lại bằng cách áp dụng cách ứng xử thiên nhiên về ấm tính: Về thực phẩm thì cơ cáu đồ ăn thiên về thực vật (như rau, trái cây) hơn là động vật; thích ăn đồ chua, đắng (như canh khổ qua, canh chua/mướp đắng, rau đắng- chua, đắng là những vị âm); trong bữa ăn khơng thể thiếu các món canh; trong ngày thường uống nhiều nước…Về cư trú thích ở chỗ thấp, kín, rộng thống, được thiên nhiên che chở. Về trang phục thì thích đồ thống mát, khi làm việc ngồi trời thì thích mặc các đồ màu tối (đen, gụ, nâu, chàm…). Đây là cách ứng xử lấy âm để khắc dương, thích hợp với Đơng Nam Á là khu vực nhiệt đới tuy nắng nóng nhưng mưa nhiều và có gió mùa, tạo nên khí hậu tương đối điều hịa. Trong khi đó ở những khu vực nhiệt đới nắng nóng, khơ hạn q mức (Bắc phi, Tây Nam Á…) thì phải ứng xử theo cách ngược lại mặc những mầu trắng và thật kín để ngăn có thể tiếp xúc với nắng nóng, tức theo nguyên tắc “dương cực sinh âm”.
Về hoạt động, do sống bằng nghề lúa nước phụ thuộc vaò thiên nhiên ở mức độ cao trong điều kiện địa hình phức tạp, người nơng dân Việt Nam suốt đời hầu như rất ít di
chuyển ra khỏi nơi cư trú. Ngại di chuyển, khơng thích phiêu liêu mạo hiểm, làm việc đều với tốc độ chậm…những biểu hiện tâm lý và thói quen hành động đó đề vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của đặc trưng tính trọng âm trong văn hóa Việt Nam. [9]
5.2.2. Các biểu hiện của tính trọng âm (giá trị phái sinh).
a. Tính ưa ổn đinh là giá trị nổi bật nhất của đặc trưng văn hóa trọng âm. Văn hóa âm tính là sản phẩm của nghề nơng trồng lúa nước mà cây lúa cũng có tính cách ưa ổn định như những người phụ nữ, nó chỉ phát triển tốt trên vùng đất quen thuộc: “khoai đất lạ, mạ đất quen”.
Người nơng dân Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung ln ưa cuộc sống thanh bình, tĩnh lặng và rất ngại sự thay đổi, họ chỉ muống sông “an cư lạc nghiệp”. Mang nặng tâm lý cầu an, có người cả đời chỉ sống một nơi, một chốn, nếu có thu nhập dư giả thì ki bo chắt bóp tết kiệm, để giành để lúc mùa màng thất bát hay lúc ốm đau, là người già lo việc “hậu sự”.
Mỗi người Việt Nam ổ định trong cuộc sống cá nhân nhờ gắn bó với gia đình , được gia đình che chở. Đến lượt mình, mỗi gia đình truyền thống Việt Nam truyền thống đều được đảm bảo bằng sự ổn định cuộc sống trong phạm vi làn xã. Để đảm sự oonnr định làng xã khuyến khích các thành viên giới hạn mọi quan hệ trong phạm vi làng mình ưu tiên số một trong việc lấy chồng vợ là trong cùng làng xã “Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng”, “Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng”, “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ”, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”…người cùng làng là người biết rõ nên sẽ ít nguy cơ bất trắc, cuộc sống ít biến động, quan hệ giữa cha mẹ, con cái gắn bó chặt chẽ hơn.
Thời xưa gần như không mấy ai ra khỏi làng nên làng xã khơng có sổ hộ tịch hộ khẩu. Sau khi giành được độc lập, Việt Nam là một quốc gia có truyền thống ưa ổn định nê đã sử dụng hình thức quản lý hết sức chặt chẽ là bằng sổ hộ khẩu cùng với nó là chúng minh thư nhân dân. Theo đó mỗi cá nhân phải là nhân khẩu thường trú trong một hộ, nơi cư trú thường xuyên của mình, trong sổ hộ khẩu ghi rõ ai là chủ hộ, địa chỉ thường trú của hộ ở đâu, từng thành viên có quan hệ với chủ hộ thế nào.
Sổ hộ khẩu là cách quản lý con người cực kỳ hiệu quả trong một xã hội lấy ổ định làm đầu. Mọi quyền lợi của người dân như nhà ở, lương thực, thực phẩm, giấy tờ, học hành, đăng ký, xe cộ….đều được giải quyết căn cứ theo hộ khẩu.