h. Lòng hiếu khách
6.3. Huyền thoại về tính cần cù
Trong các nhận định cả các nhà nghiên cứu Việt Nam và các tác giả nước ngoài khi bàn về giá trị tinh thần đều nhận định con người Việt Nam có tính cần cù.
- Theo Đào Duy Anh nhận xét rằng người Việt có “sức làm việc khó nhọc, nhất là người miền Bắc thì ít dân tộc bì kịp” [1938/1951:23] HGTTT Claude Palazzoli nói đến “một tinh thần trách nhiệm và say mê lao động thúc đẩy con người không e ngại đồi núi” HGTTT. Trần Văn Giàu co tính cần cù là ở vị trí thứ hai (sau lịng u nước) trong bày giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Trương Chính nói đến cần cù gắn liền với thông minh. Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII (1998) nói đến “đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động”. Trong nghị quyết trung ương 9 khóa XI (2014) thì cần cù là đặc trưng thứ sáu trong bảy đặc tính cơ bản của người Việt Nam.
Đối với khơng ít nhà nghiên cứu, tính cần cù của người Việt Nam gần như được xem như là một giá trị đương nhiên không cần phải bàn cãi. Trần Văn Giàu viết: “Không ai chối cãi rằng nhân dân Việt Nam rất cần cù. Có người quan sát nước ngồi đến nước ta, chú ý mọi cơ năng của người Việt Nam đều được dùng để làm việc: đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay nhanh nhẹn và khéo léo, chân chạy như bay…người quan sát nước ngoài cũng thấy hàng ngàn cây số đê diều, các đê cộng lại dài như vạn lý trường thành …Người quan sát nước ngoài thấy ruộng thì nước như bàn cờ, cấy hái cơng phu kĩ lưỡng …mưa dầm nắng cháy giá lạnh, lúc nào cũng thấy con người đầu đội trời chân trong nước ở đồng ruộng” [9]
Thế nhưng không phải tất cả những người quan sát nước ngoài và học giả đều nghĩ vậy. Trong số những người phương tây đến Việt Nam vào cuối Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, số người khen người Việt Nam chăm chỉ dường như không nhiều bằng chê người Việt lười biếng.
Học giả Nguyễn Văn Huyên, trong khi nhận xét rằng “người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy và những người lao động bằng lịng nhận ít ỏi như vậy để làm những cơng việc nặng nhọc đến như vậy” thì đồng thời cũng thừa nhận: “Người ta [người phương Tây] hay nhận xét và chẳng phải khơng có lý, rằng nhược điểm ơn nhất của người Việt Nam là lười biếng, hay ít nhất cũng có khuynh hướng buông trôi”.[9]
Lý do của sự lười biếng này theo Nguyễn Văn Huyên, là “những kẻ có chút tiền bạc, hoặc có đủ ruộng, thì sống hồn tồn ăn khơng ngồi rồi. Cũng nhiều chăm chỉ làm việc trong một số ngày để có gì sống trong thời gian nhất định mà khơng cần phải làm gì cả. Nhiều thanh niên có xu hướng ăn bám , tìm cách dựa vào họ mạc ít nhiều gần gũi, dựa vào bạn bè tương đối dễ tính”. “Xu hướng biếng nhác này càng trầm trọng thêm về phương diện tinnh thần do một nền giáo dục truyền thống ….đưa quá nhiều vào trí nhớ trẻ em …thành ra người Việt có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết thảy”. [9]
Thực ra người Việt cần cù, chăm chỉ hay lười biếng? Có thể nói rằng hai khẳng định mang tính tuyệt đối đều chưa đúng.
Toàn bộ vấn đề ở chỗ là nghề trồng lúa nước là nghề phụ thuộc vào tự nhiên ở mức độ cao nhất, do vậy mà có tính thời vụ cao nhất. Cho nên nếu gặp lúc vào thời vụ sẽ thấy người Việt Nam hết sức cần cù chăm chỉ; thành ngữ, tục ngữ Việt có nhiều câu nói lên trạng thái cần cù này: “Đầu tắt mặt tối”; “Buông dầm cầm sào”; “Một năng hai sương”; “Bán mặt cho đất bán lưng cho trời”…Tục ngữ ca dao Việt Nam cũng có rất
nhiều câu khuyến khích đề cao người chăm chỉ hay làm: “Chịu khó mới có ăn”; “Hay học thì sáng, hay làm thì có”; “Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo”; “Hay lam hay làm quanh năm chẳng lo đói” “Hay lam hay làm đầu quang mặt sạch/ chẳng hay làm đầu rếch mặt dơ”…Do vậy nếu gặp người Việt Nam đang lao động khi vào vụ thì chắc chắn
sẽ kết luận là người Việt rất cần cù.
Song nếu gặp lúc nơng nhàn thì sẽ thấy người Việt Nam ở trong một trạng thái khác hẳn; ham chơi bời, lễ hội, đàn đúm, nhậu nhẹt. Gặp người Việt trong trạng thái này dễ hiểu là người quan sát không thể kết luận rằng người Việt Nam chăm chỉ được.
Như vậy những những lý lẽ của Trần Văn Giàu nêu ra để chứng minh cho tính cần cù của người Việt đều khơng thể đứng vững vì chưa chặt chẽ.
Thứ nhất, việc “mọi cơ năng của người Việt Nam đều dùng để làm việc đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay nhanh nhẹn và khéo léo, chân chạy như bay…” là có thực nhưng lấy đó để chứng minh tính cần cù lao động của người Việt Nam là chưa sát thực. Cần cù là nói về mật độ của hoạt động, cịn việc “mọi cơ năng đề được dùng để làm việc” là nói về cách khai thác các tiềm năng của con người. Điều đó chỉ nói lên khả năng bao quát, phối hợp, kết hợp tuyệt vời, sản phẩm đặc trung tính chu tồn của nền văn hóa âm tính chứ khơng cho biết được về mật độ của hoạt động.
Thứ hai, việc “ruộng nước như bàn cờ, cấy hái công phu kĩ lưỡng … mưa dầm, nắng cháy, giá lạnh, lúc nào cũng thấy con người đầu đội trời, chân trong nước ở đồng ruộng” là cách nói văn chương chứ chưa chứng minh được gì, “Ruộng nước như bàn cờ” là sản phẩm của việc phân cách cần thiết để quản lý nước, nó hình thành một lần hầu như không bao giời dỡ ngăn lại. Việc cấy hái đù có cơng phu kĩ lưỡng thì trong một vụ mỗi việc cũng chỉ có làm một lần, những việc làm chỉ một lần chưa nói lên tính cần cù. Con người làm ngoài đồng ruộng trong lúc mưa dầm, trong lúc nắng cháy, trong lúc giá lạnh nhưng không phải lúc nào cũng là như vậy.
Thứ ba, việc lấy sự kiện “hàng ngàn cây số đê điều, các đê cộng lại dài như Vạn lý trường thành” để làm minh chứng cho tính cần cù cũng chỉ là cái nhìn phiến diện. Bởi lẽ hàng ngàn cấy số đê đều là kết quả công sức của nhiều thế hệ, người Việt có góp lại khơng phải của một người cụ thể nào. Họ có thể đã từng làm việc cần cù, nhưng đắp đê không phải là việc làm liên tục từ đầu năm đến cuối năm và liên tục từ năm này qua năm khác, cho nên công sức của họ là sự nỗ lực từng lúc, từng nơi, từng giai đoạn, chứ không thể xem và minh chứng cho sự cần cù như một thuộc tính của người Việt Nam. [9]
Trên thực tế hiện nay tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi” vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu. Theo luật lao động 2012 thì Tết âm lịch người lao động được nghỉ 5 ngày; nhưng trên thực tế trong khoảng từ 23 tháng chạp đến hết “mùng mền” (ngày 10 tháng Giêng) khơng khí bao trùm khắp chốn. Ở một số nơi, một số nghề, chỉ từ ngoài rằm tháng Giêng trở đi mới có thể trở lại làm việc bình thường. Nhưng ngay cái “bình thường” ấy cũng khơng bình thường chút nào khi mà lễ hội nhộn nhịp triền miên hết tháng ba.
Một bộ máy không thể coi là “cần cù” khi mà tình trạng khá phổ biến của cơng chức trong giờ hành chính làm việc cầm chừng tiêu phí nhiều thời gian vào việc tán gẫu,
lên mạng…Một dân tộc không thể coi là cần cù khi mà các đô thị khi mà ngày nào cũng từ 5-6h chiều các nhà hàng dần đông nghẹt người ăn nhậu. Theo số liệu điều tra của tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization) công bố năm 2014 cho thấy năng xuất lao động của Việt Nam thấp hơn Sigapore gần 15, thấp hơn Nhật Bản gần 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. Ngay sơ với các nước ASEAN có thu nhập ở mức trung bình thì năng xuất lao động của Việt Nam cũng thấp hơn Malayxia 5 lần và thấp hơn Thái Lan 2,5 lần, năng xuất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á – Thái Bình Dương.
Như vậy ta có thể nói rằng người Việt Nam chỉ cần cù trong điều kiện nhất định. Để giải thích tại sao người Việt Nam chỉ cần cù có điều kiện là do các nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất, do sống trông quốc gia có khá giàu tài nguyên thiên nhiên nên người Việt Nam có đủ để sống mà khơng cần cố gắng quá nhiều.
+ Thứ hai, do tính cộng đồng làng xã cao của nghề lúa nước nên người Việt Nam có thói quen dựa dẫm, ít chịu cố gắng hết mình: dựa dẫm vào cộng đồng – “Đơng tay hơn
hay làm”, dựa dẫm vào số phận – “Hay làm thì no, trời cho thì mới giàu”.
+ Thứ ba, do có tính ưa hài hịa, cho nên sự cần cù của người Việt Nam thường chỉ duy trì ở mức vừa phải: “Lắm thóc nhọc xay”; “Làm cho lắm cũng ăn mắm với cà, làm tà tà cũng ăn cà với mắm”….
+ Thứ tư, do có tinh linh hoạt nên người Việt Nam có xu hướng coi trọng vai trị trí tuệ (khơn ngoan, biết tính tốn) hơn là cần cù “Một người hay lo bằng một kho người
hay làm”, “Hay làm mà chẳng hay lo/ Làm chi cho lắm, làm cho nhọc mình”. Coi trọng vai trò của sự khéo léo hơn là cần cù “Khéo tay hơn hay làm”. Sự khéo léo trong ứng xử
(khéo miệng, khéo ăn khéo nói) cịn được người Việt Nam coi trọng hơn cả khéo tay
“Hay làm thì đói, hay nói thì no”
Người Việt nam chỉ cần cù khi thiếu các điều kiện vừa nêu trên. Chẳng hạn trong ba miền thì miền trung là nghèo tài nguyên thiên nhiên hơn, điều kiện địa hình, thời tiết khắc nghiệt hơn, cho nên người la động ở miền trung thường cần cù, chịu khó ở mức độ cao hơn.