C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
Biểu đồ 7: So sánh sự biến động theo thời gian của nợ phải trả
2.2.1.2.2.2. Phân tích nợ ngắn hạn
Bảng 1.18: Phân tích biến động theo thời gian các khoản mục nợ ngắn hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Bảng 1.19: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục nợ ngắn hạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục 2012 2013 2014 Mức tăng (giảm) (giảm) (%) Tỷ lệ tăng
2013 2014 2013 2014
Vay ngắn hạn 19.485 127.031 176.707 107.546 49.676 551.95 39.11
Phải trả người bán 73.734 267.948 261.374 194.214 -6.573 263.40 -2.45
Người mua trả tiền trước 1.237 2.695 913 1.458 -1.782 117.92 -66.13
Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 33.520 56.584 103.311 23.064 46.727 68.81 82.58 Phải trả người lao động 157.300 206.950 208.305 49.649 1.355 31.56 0.65
Chi phí phải trả 242.014 235.862 266.010 -6.152 30.148 -2.54 12.78
Các khoản phải trả khác 63.584 67.439 36.083 3.855 -31.356 6.06 -46.49
Qũy khen thưởng, phúc
lợi 62.659 65.734 66.986 3.074 1.252 4.91 1.90
Nợ ngắn hạn 653.532 1.030.242 1.119.689 376.710 89.448 57.64 8.68
Khoản mục 2012 2013 2014 Quan hệ kết cấu (%) kết cấu (%) Biến động
2012 2013 2014 2013 2014
Vay ngắn hạn 19.485 127.031 176.707 0.82 4.12 5.07 3.30 0.95
Phải trả người bán 73.734 267.948 261.374 3.10 8.70 7.50 5.60 -1.19
Người mua trả tiền
trước 1.237 2.695 913 0.05 0.09 0.03 0.04 -0.06 Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước 33.520 56.584 103.311 1.41 1.84 2.97 0.43 1.13 Phải trả người lao
động 157.300 206.950 208.305 6.61 6.72 5.98 0.10 -0.74 Chi phí phải trả 242.014 235.862 266.010 10.18 7.66 7.64 -2.52 -0.02
Các khoản phải trả
khác 63.584 67.439 36.083 2.67 2.19 1.04 -0.48 -1.15
Qũy khen thưởng,
phúc lợi 62.659 65.734 66.986 2.63 2.13 1.92 -0.50 -0.21
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 53 Vay ngắn hạn
Từ năm 2012 đến năm 2013, vay ngắn hạn của công ty trong năm này tăng 107.546 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 551.95% chủ yếu là do trong năm này công ty đã bắt đầu đi vay ngắn hạn của ngân hàng và đồng thời cũng huy động thêm nguồn vốn kinh doanh bằng cách vay từ nhân viên của tập đoàn để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Năm 2014, vay ngắn hạn của cơng ty trong năm này lại tiếp tục tăng 49.676 triệu đồng, tỷ lệ tăng 39.11% chủ yếu là do công ty tiếp tục tăng khoản vay ngắn hạn ngân hàng của mình, mặc dù khoản vay từ nhân viên của Tập đồn đã giảm so với năm trước đó nhưng khơng đáng kể. Lãi suất vay từ nhân viên của Tập đồn mà cơng ty phải chịu cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng, do đó việc công ty cố gắng để giảm khoản vay này xuống là điều nên làm, nó giúp cơng ty giảm được gánh nặng phải trả lãi vay với mức cao.
Phải trả người bán
Năm 2013, khoản phải trả người bán tăng mạnh so với năm 2012 cũng đã khiến cho tổng nợ ngắn hạn của công ty trong năm này tăng. Do tâm lý mua hàng để tích trữ trong năm 2013 nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc giá nguyên vật liệu liên tục tăng cũng như rủi ro về tỷ giá công ty đã mua hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho nhiều đã khiến cho các khoản phải trả người bán trong năm này tăng mạnh, với mức tăng là 194.214 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 263.4%.
Sang năm 2014, công ty không tiếp tục mua nhiều hàng hóa, ngun vật liệu để tích trữ như năm trước đó mà thay vào đó tiếp tục phân phối và sử dụng hàng hóa, nguyên vật liệu đã được mua tích trữ trong năm 2013. Chính vì vậy mà khoản phải trả người bán trong năm này đã giảm 6.573 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 2.45%.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Bảng 1.20: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục của Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục 2012 2013 2014
Quan hệ kết cấu (%)
201
2 2013 2014
Thuế giá trị gia tăng 9.613 6.994 11.422 0.40 0.23 0.33
Thuế thu nhập doanh nghiệp – hiện hành
16.469 42.466 87.380 0.69 1.38 2.51
Thuế thu nhập cá nhân 7.437 6.986 4.509 0.31 0.23 0.13
Các loại thuế khác 0 138 0.048 0.0 0.00448 0.0
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 54 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước của công ty tăng mạnh qua từng năm, cụ thể: năm 2013 tăng 23.064 triệu đồng, tỷ lệ tăng 68.81% và trong năm 2014 lại tiếp tục tăng 46.727 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 82.58%. Khoản mục Thuế và các khoản phải nộp nhà nước của công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 không chỉ tăng lên về giá trị tuyệt đối giữa các năm mà còn tăng cả về tỷ trọng, từ 1.41% (năm 2012) lên 1.84% ( năm 2013) và cuối cùng là 2.97% (vào năm 2014). Khoản mục này tăng lên và tăng nhiều vào năm 2014 như vậy chủ yếu là do thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng tăng, điều này chứng tỏ rằng doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm.
Phải trả người lao động
Năm 2013, các khoản lương phải trả người lao động đã tăng nhanh so với năm trước đó, tăng 49.649 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 31.56%. Như đã phân tích ở trên, sở dĩ trong năm 2013 cơng ty đã và đang tiến hành đẩy mạnh đầu tư mới nhà xưởng và máy móc thiết bị để mở rộng quy mơ của mình, do đó địi hỏi cơng ty phải sử dụng thêm nhiều lao động, khoản tiền phải trả người lao động cũng vì vậy mà tăng lên. Năm 2014, phải trả người lao động trong năm này tăng nhưng với mức tăng không đáng kể, tăng 1.355 triệu đồng, tỷ lệ tăng 0.65%.
Mặc dù giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 , khoản phải trả người lao động tăng dần về giá trị tuyệt đối qua các năm nhưng xét về kết cấu của khoản này so với tổng nợ ngắn hạn lại giảm. Công ty nên cố gắng duy trì khoản nợ lương người lao động ở mức vừa phải nếu xét về lợi ích lâu dài bởi nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên của công ty.
Chi phí phải trả
Vào năm 2013, chi phí phải trả của cơng ty đã giảm rất nhiều so với năm 2012, nếu như vào ngày 31/12/2012 tổng chi phí phải trả của cơng ty là 242.014 triệu đồng thì vào cuối năm 2013 tổng khoản này của công ty là 235.862 triệu đồng – giảm 6.152 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 2.54%. Trong năm 2013, chiến lược quảng bá sản phẩm của công ty không được đẩy mạnh, nhìn vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính của cơng ty có thể thấy rằng công ty đã cắt giảm hoàn toàn chi phí quảng cáo của mình, đồng thời việc quảng bá sản phẩm thông qua các hội thảo cũng được cơng ty cắt giảm hơn 50% chi phí so với năm 2012. Thay vào đó, chiến lược mà công ty áp dụng nhằm đẩy mạnh doanh thu cung ứng sản phẩm của mình bằng cách tăng các khoản chiết khấu thương mại và khuyến mãi cho khách hàng, nhằm khuyến khích họ mua hàng nhiều hơn và mua với số lượng lớn, bên cạnh đó cơng ty cũng đẩy mạnh các chính sách tiếp thị và chăm sóc khách hàng của mình để nhằm tạo được sự tin cho khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Trong năm 2013, công ty đã phân loại khoản chiết khấu thương mại thành một khoản mục riêng trên báo cáo kết quả kinh
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 55 doanh thay vì trừ trực tiếp vào doanh thu cho phù hợp hơn với hệ thống kế tốn Việt Nam.
Chi phí phải trả của cơng ty trong năm 2014 đã tăng mạnh so với năm trước đó, tăng 30.148 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 12.78% là do trong năm này công ty đã đẩy mạnh chiến lược quảng bá sản phẩm của mình. Bên cạnh việc áp dụng các chính sách chiết khấu thương mại, khuyến khích và chính sách tiếp thị chăm sóc khách hàng, cơng ty còn tiếp tục đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm của mình thơng qua các kênh quảng cáo nhằm để khách hàng có thể biết đến sản phẩm của mình rộng rãi hơn. Đây có thể được coi là một việc làm hiệu quả của công ty trong việc quảng bá sản phẩm cũng như giữ được thị phần của mình trên thị trường. Ngành dược phẩm ở Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển và đặc biệt là với tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt, nếu cơng ty khơng có các kế hoạch để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của mình rộng rãi thì có thể gây ra rủi ro cho cơng ty trong việc giữ thị phần của mình trên thị trường Dược phẩm ở Việt Nam. Các khoản lãi vay phải trả của công ty trong năm 2014 cũng đã tăng lên đáng kể, tăng 50% so với năm trước đó chủ yếu là do các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng và vay từ nhân viên của Tập đồn mà cơng ty đã vay trong năm 2013 tăng để nhằm trang trải cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Dựa vào bảng 1.19 để xét về kết cấu của chi phí phải trả trong tổng nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, ta có thể thấy rằng tỷ trọng kết cấu của khoản này luôn thay đổi. Vào năm 2012 khoản này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn là 10.18%,nhưng sang đến năm 2013 thì chỉ cịn 7.66% và tiếp tục giảm vào năm 2014 với tỷ lệ 7.64%.
Các khoản phải trả khác
Các khoản phải trả khác của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 liên tục có sự biến động. Cụ thể là vào năm 2013, các khoản phải trả khác đã tăng với mức tăng là 3.855 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 6.06%. Mặc dù trong năm này, công ty đã cố gắng giảm các khoản phải trả, phải nộp khác như kinh phí cơng đồn và bảo hiểm y tế, cổ tức phải trả và phải trả khác nhưng lại đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình bằng cách áp dụng các chính sách chiết khấu thương mại nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu, do mức tăng của chiết khấu thương mại lớn hơn so với các khoản giảm do đó đã làm cho tổng các khoản phải trả khác của công ty trong năm này tăng lên.
Nhưng sang đến năm 2014 thì khoản này lại giảm mạnh, với mức giảm 31.356 triệu đồng, tỷ lệ giảm 46.49% là do công ty trong năm này đã giảm mạnh các khoản chiết khấu thương mại của mình, đồng thời giảm cổ tức phải trả, kinh phí cơng đồn và bảo hiểm y tế.
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 56 Dựa vào bảng 1.19 có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 mặc dù khoản phải trả khác luôn tăng về giá trị tuyệt đối nhưng xét về kết cấu của khoản này so với tổng nợ ngắn hạn thì lại liên tục giảm qua các năm. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác giảm sẽ làm giảm áp lực trả nợ cho công ty. Tuy nhiên, vào năm 2014 khoản này của công ty giảm mạnh với mức giảm 46.49%, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn kinh doanh của cơng ty, do đó cơng ty cần xem xét để có một biện pháp cắt giảm khoản này hợp lý hơn.
Qũy khen thưởng, phúc lợi
Hàng năm, mức trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty là 10% lợi nhuận sau thuế. Khi nhìn vào bảng 1.18, phân tích về sự biến động của các khoản mục nợ ngắn hạn và bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty trong năm 2014, có thể thấy mức trích lập quỹ này trong năm tăng lên mặc dù lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm nay đã giảm đáng kể, sở dĩ như vậy là do trong năm 2014 công ty đã tăng mức trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi của mình từ 10% lên đến 12% lợi nhuận sau thuế.