C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. NHẬN XÉT
Về tài sản:
Tổng tài sản của công ty qua 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 ln có xu hướng tăng. Năm 2013, tổng tài sản của công ty đã tăng 702.356 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29.53% và sang đến năm 2014, khoản mục này lại tiếp tục tăng 402.098 triệu đồng, ứng với tỷ lệ 13.05%. Mặc dù, tỷ trọng của các khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014 giảm dần qua từng năm nhưng điều này lại cho thấy rằng công ty đã và đang có những chính sách đầu tư hiệu quả hơn, tập trung đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh của mình mà khơng giữ lại nhiều tiền mặt. Đây là một biểu hiện tích cực của cơng ty trong cơng tác quản lý tiền và các khoản tương đương tiền của mình.
Ngồi ra, tổng tài sản của công ty trong giai đoạn này tăng là do công ty đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư cho các tài sản dài hạn và mua sắm mới các máy móc, thiết bị của mình nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời nâng cao hiệu quả của các máy móc trang thiết bị nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được đề ra. Cụ thể, vào năm 2013 khoản mục tài sản dài hạn của công ty đã tăng 287.457 triệu đồng , tương ứng với tỷ lệ tăng 51.28% so với năm 2012 và vào năm 2014 khoản mục này lại tiếp tục tăng 248.406 triệu đồng, tăng gần 30% so với năm trước đó.
Bên cạnh đó, do lo ngại những ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào và rủi ro tỷ giá, trong năm 2013 công ty đã tăng lượng tồn kho nguyên vật liệu của mình lên khá cao, tăng 246.107 triệu đồng – tương ứng với tỷ lệ tăng 48.08% so với năm 2012 và tiếp tục tăng nhẹ, tăng 22.755 triệu đồng vào năm 2014, ứng với tỷ lệ tăng 3%. Điều này cho thấy rằng khả năng dự trữ hàng của cơng ty khá tốt, có thể đáp ứng ngay cho khách hàng khi có nhu cầu. Nhưng để tránh các rủi ro có thể xảy ra với hàng tồn kho, cơng ty nên có những kế hoạch để đảm bảo điều kiện dự trữ hàng, tránh làm giảm phẩm chất của nguyên vật liệu và thành phẩm sản xuất ra, đặc biệt là đối với một ngành đặc thù về dược phẩm của công ty.
Về nguồn vốn:
Nhìn vào Bảng cân đối kế tốn, ta có thể thấy rằng vốn chủ sở hữu luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của công ty qua các năm trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. Mặc dù từ năm 2013, công ty đã bắt đầu có những khoản vay ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh của mình đã làm cho tỷ trọng của nguồn vốn liên tục có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể,
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 99 vào năm 2012 vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng 70.96% trong tổng nguồn vốn, vào năm 2013 tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn 64.32% là do trong năm này công ty đã bắt đầu đi vay ngắn hạn của Ngân hàng với mức vay là 100 tỷ đồng đã khiến cho tỷ trọng nợ vay ngắn hạn của công ty trong năm này tăng lên và vào năm tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong năm này đã tăng trở lại là 65.37%. Có thể thấy rằng, mặc dù cơ cấu nguồn vốn của công ty liên tục có sự thay đổi qua từng năm do cơng ty đã phát sinh thêm các khoản nợ vay ngắn hạn bắt đầu từ năm 2013 nhưng nhìn chung tỷ trọng nguồn vốn của công ty vẫn chủ yếu nghiêng về phần vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty khá hợp lý và khả năng tự chủ tài chính của công ty rất tốt. Cơ cấu vốn an tồn khơng chỉ giúp công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chủ động hơn trong các chiến lược kinh doanh mà còn nâng tầm niềm tin của các đối tác, nhà cung cấp Dược phẩm trong và ngồi nước đối với cơng ty.
Tỷ số thanh tốn
Tỷ số thanh tốn của cơng ty liên tục có xu hướng giảm qua 3 năm phân tích từ năm 2012 đến năm 2014. Các tỷ số thanh tốn của cơng ty có liên quan chặt chẽ với sự biến động của các yếu tố cấu thành nên nó như: tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền. Mặc dù các chỉ số này của công ty liên tục giảm qua từng năm nhưng nhìn chung vẫn cao hơn nhiều so với các công ty khác trong cùng ngành. Cụ thể, vào năm 2012 tỷ số thanh tốn ngắn hạn của cơng ty là 2.78 lần nhưng giảm chỉ còn 2.17 lần vào năm 2013 và vào năm 2014 là 2.13 lần. Việc giảm tỷ số tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này chủ yếu là do mức tăng của các khoản nợ vay ngắn hạn qua từng năm nhanh hơn so với mức tăng của tài sản ngắn hạn. Vào năm 2013, công ty đã bắt đầu đi vay ngắn hạn của ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu đầu tư mở rộng quy mơ của mình thay vì vay từ nhân viên của Tập đồn và vào năm 2014 cơng ty lại tiếp tục tăng khoản vay này lên. Có thể thấy tỷ số thanh tốn ngắn hạn của cơng ty trong giai đoạn này luôn lớn hơn 2, tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo bởi hơn 2 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ của công ty khá tốt.
3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Giải pháp quản lý khoản phải thu
Cơng ty nên có những chính sách theo dõi và thực hiện việc thu các khoản nợ phải thu hiệu quả hơn, bởi khoản này chiếm một phần khá lớn trong tổng vốn lưu động của công ty. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì cơng ty càng có nhiều tiền để quay vịng vốn do đó cơng ty cần có kế hoạch phải thu các khoản phải thu khách hàng phù hợp một mặt có thể thu hồi nợ và đưa lượng vốn bị chiếm dụng này vào đầu tư kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, một mặt thu hút được khách hàng - đây
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 100 là điều quan trọng trong kinh doanh vì “Khách hàng là người đưa DN đến thành cơng”.
Trong q trình phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, có thể thấy rằng tỷ trọng của các khoản nợ phải thu của công ty là khá cao trên tổng tài sản. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, nợ phải thu của cơng ty ln có xu hướng tăng, đặc biệt là vào năm 2014, khoản này của công ty đã tăng mạnh, với mức tăng hơn 245.675 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 47.7% so với năm trước đó. Khoản phải thu tăng, đồng nghĩa với việc đồng vốn của công ty đang bị các đơn vị khác chiếm dụng. Để có thể thu hồi được các khoản phải thu, quay vòng vốn cho hoạt động kinh doanh cơng ty có thể đề ra các chính sách như thực hiện “chiết khấu thanh toán” cho khách hàng thanh toán trước hạn, gửi thư đề nghị thanh toán đối với những khách hàng có tuổi nợ lâu hơn thời gian cho phép…
Giải pháp quản lý các khoản giảm trừ doanh thu
Trong năm 2014, khoản mục “Hàng bán bị trả lại” của công ty đã tăng gần 6 tỷ đồng so với năm 2013. Cơng ty nên có giải pháp khắc phục tình trạng trên vì ngành Dược là ngành đặc thù, chất lượng sản phẩm của công ty không những ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính cơng ty mà cịn là vấn đề về sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng. Công ty nên xem xét lại về chất lượng của nguồn nguyên vật liệu đầu vào; trình độ nhân viên và hệ thống máy móc, trang thiết bị. Nếu những phần trên công ty đã quản trị tốt thì nên xem xét tiếp đến các khâu như bảo quản, lưu kho và bốc xếp xem có xảy ra vấn đề gì ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm sản xuất ra hay không.
Tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh tốn ngắn hạn của cơng ty trong giai đoạn từu năm 2012 đến năm 2014 luôn lớn hơn 2, tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo bởi hơn 2 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang rất được đảm bảo. Tuy nhiên, tỷ số này của công ty lại khá cao, cao hơn so với mức hợp lý là từ 1.5 đến 2, đây là một dấu hiệu không tốt cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của công ty chưa được hiệu quả. Công ty nên cố gắng giảm tỷ số thanh tốn ngắn hạn của mình xuống thông qua việc thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của mình nhằm giảm lượng hàng tồn kho bị ứ đồng đồng thời áp dụng các chính sách để nhằm khuyến khích khách hàng thanh tốn các khoản nợ phải thu sớm để giảm rủi ro cho khoản mục này.
Tỷ số thanh toán bằng tiền của DHG vào năm 2014 đạt 0,44 nhỏ hơn mức an tồn là 0.5 do đó có thể khiến cơng ty gặp khó khăn trong việc thanh tốn, bởi vì tỷ số này rất nhạy cảm với bất kỳ sự biến động nhỏ nào trong hoạt động kinh doanh. Công
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 101 ty cần cố gắng cải thiện lại tỷ số thanh toán bằng tiền của mình như năm 2012, 2013. Cơng ty nên giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn của mình như trả bớt nợ vay, tăng các khoản tiền và tương đương tiền để chủ động trả nợ và đồng thời có một lượng tiền dư ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.
Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 ở mức khá an toàn so với các công ty khác trong cùng ngành nhưng khi xét đến số ngày tồn kho bình quân thì số ngày tồn kho của cơng ty đang có xu hướng tăng trong khi đó các cơng ty khác như cơng ty Cổ phần TRAPHACO lại giảm dần và hệ số vòng quay hàng tồn của công ty này ngày càng có xu hướng tăng lên. Với một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đặc thù như công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, chất lượng của các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng thì việc tồn kho hàng hóa quá lâu sẽ có thể làm giảm đi chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, khi số lượng hàng tồn kho của công ty khá lớn và được lưu trữ trong một thời gian dài như vậy, có thể khiến cho các chi phí lưu trữ và bảo quản của công ty tăng lên.
Cơng ty nên có những chính sách đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của mình hơn thơng qua các kênh quảng cáo và đặc biệt là thơng qua các hội thảo, vì đó là một trong những cách mà cơng ty có thể được tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của mình, tránh ứ đọng hàng tồn kho quá lớn. Đồng thời cơng ty cũng nên có những kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn trong năm 2013 và năm 2014 để giải quyết lượng nguyên vật liệu tồn kho cao mà cơng ty đã mua để tích trữ vào năm 2013, giảm rủi ro nguyên vật liệu tồn kho bị mất phẩm chất do lưu trữ trong thời gian dài.
Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Tài sản
Doanh lợi tài sản của công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 đang có xu hướng giảm. Do đó, cơng ty cần phải nâng cao tỷ số này của mình lên thơng qua việc tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Do cơng ty có nhiều tài sản cố định được mua và xây dựng mới, trong giai đoạn đầu vận hành máy móc, trang thiết bị sẽ thường thừa cơng suất do đó cơng ty nên cho th hoặc nhận hàng để gia công.
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 102
KẾT LUẬN
Phân tích tình hình tài chính là nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của cơng ty. Trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, các công ty luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các cơng ty trong và ngồi nước… việc phân tích tài chính của cơng ty là cần thiết. Nó giúp đánh giá được tình hình tài chính của cơng ty, từ đó các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định tài chính phù hợp cho cơng ty của mình trong từng bối cảnh nền kinh tế. Thơng tin mà việc phân tích tài chính mang lại khơng những có ích cho các nhà quản trị mà nó cịn giúp ích cho các chủ thế khác trong nền kinh tế trong việc đưa ra các quyết định tài chính của mình.
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này đã giúp em hệ thống, liên kết được những kiến thức đã được học ở giảng đường với thực tiễn kinh doanh tại một công ty, hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính. Dựa vào các số liệu, thơng tin từ việc phân tích các nhà quản trị có thể đánh giá được chất lượng hoạt động kinh doanh của cơng ty mình. Từ đó, giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các phương án cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Do cịn hạn chế về mặt thời gian, trình độ và kinh nghiệm thực tế nên những đánh giá trong bài khóa luận có thể chưa sát thực và mang tính chủ quan của cá nhân em. Em rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi và bổ sung của Thầy để bài viết được hồn thiện hơn qua đó nhận định đúng tình hình tài chính của cơng ty để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể và thiết thực, hữu ích hơn cho cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy – ThS. Ngô Hồng Điệp, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong q trình hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 103