Vòng quay hàng tồn kho và ngày tồn kho bình quân

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 79 - 81)

C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ

Biểu đồ 9: Kết cấu của chi phí

2.2.4.2.1. Vòng quay hàng tồn kho và ngày tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho cuối kỳ

Số ngày tồn kho bình qn = 360

Vịng quay hàng tồn kho

Bảng 4.4: Bảng tính vịng quay hàng tồn kho cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Đơn vị tính: lần

CHỈ TIÊU 2012 2013 2014

Giá vốn hàng bán 1.487.278 1.886.884 1.781.997.13

Hàng tồn kho cuối kỳ 511.841 757.949 780.704

Vòng quay hàng tồn kho 2.91 2.33 2.28 Số ngày tồn kho bình quân

123.89 154.80 157.72

Bảng 4.5: So sánh hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty Cổ phần DHG với

các công ty khác trong cùng ngành từ năm 2012 đến năm 2014

Đơn vị tính: lần

CHỈ TIÊU 2012 2013 2014

Vòng quay hàng tồn kho của IMEXPHARM 1.82 2.26 1.62

Số ngày tồn kho bình quân IMEXPHARM 221.72 159.24 197.54

Vòng quay hàng tồn kho TRAPHACO 2.89 3.64 3.54

Số ngày tồn kho bình quân 101.79 98.83 124.70 Vào năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là 2.91 lần và số ngày tồn kho bình qn của cơng ty là 124 ngày, tức là từ lúc công ty mua nguyên vật liệu về nhập kho, xuất ra để sản xuất và sau đó xuất bán hết

SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 80 thì số ngày tồn kho bình quân là 124 ngày và trong kỳ lặp lại 2.91 lần. Trong khi đó, vào năm 2013 chỉ số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty là 2.33 lần nhưng số ngày tồn kho bình quân trong năm này lại tăng lên thành 155 ngày. Điều này cho thấy từ năm 2012 sang đến năm 2013, mặc dù tốc độ vịng quay của hàng tồn kho khơng thay đổi (gần 3 vòng) nhưng số ngày tồn kho bình qn của cơng ty đã tăng lên. Một trong những lý do chính khiến cho số ngày tồn kho của cơng ty tăng lên như vậy là bởi vì trong năm 2013 cơng ty đã tăng lượng hàng tồn kho của mình lên do lo ngại của việc tăng giá nguyên vật liệu và công ty cũng muốn giảm thiểu các rủi ro về tỷ giá do công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài, nên tuy giá vốn hàng bán năm 2013 có tăng nhưng tăng khơng bằng lượng hàng tồn kho do đó dẫn đến vịng quay hàng tồn kho của cơng ty trong năm nay giảm so với 2012.

Vào năm 2014, chỉ số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty đã giảm từ 2.33 lần vòng xuống chỉ cịn 2.28 vịng, theo đó, số ngày tồn kho bình qn của cơng ty cũng tăng từ 155 ngày lên tới 158 ngày. Có nghĩa là hàng tồn kho của công ty trong năm nay bán chậm hơn và có nguy cơ bị ứ đọng nhiều hơn so với năm trước đó, điều này mang lại nhiều rủi ro cho công ty khi mà khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính qua các năm ln có giá trị lớn.

Có thể thấy rằng, khi so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngày thì hệ số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang luôn ở mức khá tốt. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hệ số này đang có xu hướng giảm dần qua từng năm khiến cho số ngày tồn kho bình qn của cơng ty tăng từ 124 ngày vào năm 2012 lên đến 158 ngày vào năm 2014. Một trong những lý do khiến cho hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm như vậy là do trong năm 2013, để hạn chế bớt các ảnh hưởng của sự biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào và rủi ro tỷ giá, công ty đã tăng lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu của mình lên. Mặc dù hệ số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty trong giai đoạn này ở mức khá an tồn so với các cơng ty khác trong cùng ngành nhưng khi xét đến số ngày tồn kho bình quân thì số ngày tồn kho của cơng ty đang có xu hướng tăng trong khi đó các cơng ty khác như cơng ty Cổ phần TRAPHACO lại giảm dần và hệ số vịng quay hàng tồn của cơng ty này ngày càng có xu hướng tăng lên. Với một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm đặc thù như công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, chất lượng của các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng thì việc tồn kho hàng hóa quá lâu sẽ có thể làm giảm đi chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, khi số lượng hàng tồn kho của công ty khá lớn và được lưu trữ trong một thời gian dài như vậy, có thể khiến cho các chi phí lưu trữ và bảo quản của công ty tăng lên. Theo như đã đề cập ở trên, công ty trong giai đoạn này đã đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa bằng cách áp dụng chính sách “chiết khấu thương mại” nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn, nhưng trong năm

SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 81 2013 và năm 2014 công ty lại giảm các chi phí liên quan đến giới thiệu sản phẩm như chi phí quảng cáo, chi phí giới thiệu sản phẩm thơng qua các hội thảo. Với xu hướng sính ngoại của người tiêu dùng Việt như hiện nay, việc cơng ty cắt giảm các khoản chi phí này sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của cơng ty. Do đó, cơng ty nên có những chính sách đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của mình hơn thơng qua các kênh quảng cáo và đặc biệt là thơng qua các hội thảo, vì đó là một trong những cách mà cơng ty có thể được tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)