Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 28 - 39)

huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định chịu sự tác động của cả yếu tố khách quan và chủ quan. Cụ thể như sau:

* Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Một là, điều kiện tự nhiên

Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài ngun đất, tài nguyên nước có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, ứng dụng KHCN vào khai thác các nguồn lực cho phát triển KTNN trên địa bàn Huyện. Nguồn tài nguyên nước ngọt là điều kiện thuận lợi cho phát triển KTNN của Huyện. Tuy nhiên, với địa hình trũng, thấp, gần biển và nhiều sơng, ngịi, lượng dịng chảy lớn nên việc ngăn chặn ngập mặn vào mùa mưa cịn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống giao thơng đường bộ, đường thủy thuận tiện, đảm bảo kết nối giao thương giữa các huyện lân cận và tỉnh Thái Bình, hệ thống thủy lợi tưới tiêu chủ yếu bằng trọng lực, nguồn nước tưới phù sa dồi dào, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản là động lực thúc đẩy phát triển KTNN trên địa bàn Huyện.

Về vị trí địa lý: Là huyện nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Nam Định, cách trung

tâm thành phố Nam Định khoảng 30 km. Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Thái Bình (qua sơng Hồng), phía Đơng Nam giáp huyện Giao Thủy (qua sơng Sị), phía Nam giáp huyện Hải Hậu, phía Tây giáp huyện Trực Ninh (qua sông Ninh Cơ). Với địa thế là trung tâm các huyện phía Nam tỉnh và giáp danh với tỉnh Thái Bình, cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện, đây là điều kiện thuận lợi để giao thương, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về địa hình: Địa hình khá bằng phẳng, thấp dần về giữa Huyện, thấp

nhất là tại các xã: Xuân Ngọc, Xuân Thủy và một phần xã Xuân Bắc, Xuân Phong. Đất đai được chia thành 2 vùng: ngoài đê chủ yếu là đất bãi hàng năm được bù đắp bởi lượng lớn phù sa sông Hồng và sơng Ninh Cơ; trong đê có địa hình bằng phẳng, hệ thống kênh mương dày đặc đảm bảo cung cấp nước phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Về khí hậu: Huyện Xuân Trường nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa,

nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24°C. Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình năm từ 80-85%, độ ẩm gần như khơng có sự chênh lệch lớn giữa các tháng, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11). Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.700-1.800 mm, tập trung vào các tháng 7,8,9. Do lượng mưa nhiều và tập trung ở 1 số tháng nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các tháng có lượng mưa thấp là tháng 12, 1, 2.

Về tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện 11.609,44 ha;

trong đó đất nơng nghiệp 7.576,59 ha, đất phi nơng nghiệp 4.001,76 ha, đất chưa sử dụng 31,09 ha. Nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và dân sinh trên địa bàn tồn Huyện lấy từ sơng Hồng, sơng Ninh cơ và tiêu ra biển qua hệ thống sơng Sị.

Về tài nguyên nước:

Huyện Xuân Trường được bao bọc bởi 03 con sông, gồm: Sông Hồng, Sơng Ninh Cơ, Sơng Sị. Các con sông được liên kết với nhau tạo thành hệ thống tưới tiêu tự nhiên, liên hồn cho các xã trong Huyện. Về quy mơ, năng lực tưới tiêu: Toàn Huyện có trên 36 km đê sơng, gần 15 km kè và 31 cống dưới đê; 37 cống điều tiết trên kênh cấp 1; 335 cống điều tiết trên kênh cấp 2; 22 trạm bơm; 83,296 km kênh cấp 1; 266,241 km kênh cấp 2; 642,5 km kênh cấp 3. Với hệ thống kênh mương tưới tiêu dầy đặc và đã được kiên cố hóa, đã góp phần đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho 100% diện tích (khoảng 13 nghìn ha) đất sản xuất nơng nghiệp của tồn Huyện.

Mặc dù có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, nhưng hiện nay sự biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng, lũ lụt...làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, ra hoa, kết trái, sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi vốn là một thế mạnh của huyện Xuân Trường.

Hai là, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Nam Định về phát triển kinh tế nông nghiệp

Qua các thời kỳ Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến phát triển KTNN, được thể hiện ở các văn kiện, nghị quyết, chính sách và các nghị định, thơng tư, chỉ thị. Các chính sách phát triển KTNN được xây dựng theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Ngay từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng ta đã ban hành những chính sách đầu tiên về phát triển KTNN, nông thôn. Và sau gần 35 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KTNN. Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05 tháng 7 năm 2018 về chính sách khuyến khích phát

triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp. Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp. Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Về nông nghiệp hữu cơ, nơng nghiệp sạch, có Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nơng nghiệp hữu cơ. Về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nơng nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích PTNN hữu cơ.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1397/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 Về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2050. Quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 10/6/2013 Về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nghị quyết số 210/NĐ- TTg ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn. Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 02/12/2013 Về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030..

Xác định phát triển KTNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực với sự tham gia của toàn xã hội. Ngay từ khi bắt tay thực hiện chương trình, Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; ban hành Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề về

nông nghiệp, cụ thể như: Chỉ thị số 04-CT/HU ngày 30/8/2011 về việc triển khai dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp; Nghị quyết số 122-NQ/HU ngày 10/11/2012 về xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất nông nghiệp; Nghị quyết số 142-NQ/HU ngày 28/5/2013 về việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; Chỉ thị số 01-CT/HU ngày 13/10/2015 về việc triển khai dự án Nông nghiệp công nghệ cao tại vùng bãi xã Xuân Châu, Xuân Hồng, huyện Xuân Trường.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do các cơ chế, chính sách của các cấp cịn chồng chéo, đan xen, làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của Huyện.

Thứ ba, các yếu tố thị trường đầu vào, đầu ra và kết nối cung cầu, cạnh tranh

Trong nơng nghiệp, có hai thị trường đảm bảo cho quá trình phát triển KTNN là thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản. Thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp như thị trường vốn, thiết bị và vật tư nông nghiệp, quyền sử dụng đất, KHCN. Khi nền kinh tế nơng nghiệp hàng hóa phát triển địi hỏi phải phát triển các thị trường yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý, mà nơng dân khó có thể thâm nhập các yếu tố đó trong sản xuất nơng sản. Vì vậy, nhà nước phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trường yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất; nhưng đồng thời nhà nước phải kiểm soát thị trường này để giảm thiểu những rủi ro đối với q trình sản xuất của nơng dân. Thị trường tiêu thụ nông sản thường phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu trong nông nghiệp tạo ra cơ chế hình thành giá cả nơng sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các qui luật của thị trường. Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp. Cung về nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng, cho xuất khẩu mà cả cho dự trữ. Tại các nước có nền nơng nghiệp sản xuất thừa đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu như Việt Nam, thì nơng dân có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường nông sản cả về mặt chất lượng và số lượng. Giữa cung và cầu nơng sản có những đặc điểm riêng của nó, cầu nơng sản địi hỏi ln có sẵn, liên tục, khối lượng lớn và thực phẩm an tồn; thì cung nơng sản ln có đặc tính khơng ổn định, theo mùa vụ và khơng liên tục. Chính vì điều này mà giá cả nơng sản ln dao động với biên độ lớn, gây nhiều tổn thất đối với vụ mùa và thu nhập của người nông dân, ngay cả lúc người nông dân được mùa vụ. Khi tiếp cận sản xuất nông nghiệp theo cung hay theo cầu đều đem lại những khiếm khuyết bởi sự liên kết giữa sản xuất của người nông dân và thị trường luôn là khoảng cách lớn. Để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu trong sản xuất nông nghiệp cần phải phát triển các ngành hàng nông sản làm cầu nối giữa nông dân và thị trường, giảm được những tổn thất mà nông dân phải gánh chịu do sự biến động giá cả nông sản theo vụ mùa.

Thứ tư, về trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế

Khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển ở mỗi quốc gia. Trình độ phát triển KHCN có ảnh hưởng lớn đến phát triển KTNN của huyện Xuân Trường. KHCN đã trở thành LLSX trực tiếp như C.Mác đã từng tiên đốn, nó là một thành tố khơng thể thiếu được trong các yếu tố của LLSX, nó thâm nhập vào tất cả các yếu tố của LLSX. Sự phát triển của KHCN có mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, những cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực giỏi. Đây chính là lực lượng nịng cốt, quyết định đến trình độ phát triển và ứng dụng rộng rãi KHCN trong quản lý, nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp. Với những thành tựu của cách mạng KHCN mang lại đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trở thành LLSX trực tiếp. Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xác định, phát triển nông nghiệp phải dựa vào KHCN, ưu tiên đầu tư cho KHCN được xem là nhân tố tác động trực

tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm nơng nghiệp. KHCN đã đóng góp có hiệu quả vào phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hố nơng sản và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nơng nghiệp như giống mới, quy trình cơng nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới đã góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, khi KHCN được phát triển và ứng dụng rộng rãi không những làm cho năng suất nơng nghiệp ngày càng tăng mà cịn làm thay đổi cơ cấu lao động của huyện Xuân Trường theo hướng lao động phổ thông trong nơng nghiệp ngày càng giảm đồng thời lao động có trình độ cao, và lao động chun mơn hóa ngày càng tăng.

Mặc dù về trình độ phát triển của khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế có sự phát triển. Song, là một Huyện thuần nông nên về mặt bằng chung so với các địa phương khác thì nhận thức của người dân cịn nhiều hạn chế trong tiếp cận thông tin và ứng dụng.

* Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Một là, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các phịng, ban trong phát triển kinh tế nơng nghiệp

Đây là yếu tố có vai trị quyết định đến phát triển KTNN của Huyện. Là cơ sở để đưa ra những chủ trương biện pháp, chính sách phù hợp, phát huy tiềm năng thế mạnh của Huyện, khắc phục triệt để những khó khăn, tồn tại đảm bảo cho phát triển KTNN nhanh và hiệu quả. Các cấp ủy đảng có nghị quyết, chỉ thị, các đề án chiến lược quy hoạch phát triển. Để phát triển KTNN gắn với thị trường, tạo dựng cơ hội việc làm và nâng cao mức sống người nơng dân, địi hỏi những chính sách, giải pháp đúng đắn về phát triển KTNN, phải tập trung

các nguồn lực một cách xứng đáng và hiệu quả. Chính quyền tổ chức, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nơng nghiệp. Có chính sách đặc thù khuyến khích cho vùng trồng lúa, trang trại chăn nuôi. Đặc biệt là đổi mới cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực đa dạng cho phát triển KTNN, khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động nhiều hơn các nguồn vốn trong nước và nước ngồi, đầu tư vào nơng nghiệp để tạo sự đồng bộ giữa chủ trương, chính sách với nguồn lực tài chính và công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Song, có những thời điểm, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo cịn chưa phù hợp, các chủ trương, biện pháp, thực hiện quy hoạch, kế hoạch thiếu đồng bộ. Cơng tác tham mưu, đề xuất của các phịng, ban hạn chế.

Hai là, kết quả phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường gồm có đường bộ, đường thuỷ; hệ thống tưới tiêu, hệ thống cấp thốt nước; đê điều; hệ thống điện, thơng tin liên lạc. KCHT nông nghiệp là nhân tố ngoại sinh của phát triển KTNN, nhưng có vai trị thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản được sản xuất và tiêu thụ. Phát triển KCHT ở huyện Xuân Trường, đặc biệt là giao thông, thủy lợi và thông tin liên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w