Những thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 39 - 56)

Ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp ởhuyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

2.1.1. Những thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyệnXuân Trường, tỉnh Nam Định Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Một là, kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng

Kinh tế nơng nghiệp ở huyện Xn Trường có sự phát triển nhanh về quy mô, số lượng

Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định là một huyện ven biển, mặc dù chịu nhiều sự biến đổi của khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến phát triển KTNN nhưng trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn cùng với những lợi thế về đất đai, địa hình, KTXH, KTNN đã có sự phát triển nhanh. Với những cơ chế, chính sách về nơng nghiệp phù hợp, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế gia trại, trang trại. Vì vậy, đã bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho Huyện và xuất khẩu, đời sống người dân từng bước được cải thiện.

Về mơ hình kinh tế hộ, trên địa bàn Huyện cịn có 19 hộ dân tích tụ ruộng đất với qui mơ từ 03 ha trở lên để sản xuất lúa gạo hàng hóa, hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 2.000 tấn gạo chất lượng cao, chủ yếu là các thành phố lớn. Mơ hình tích tụ ruộng đất của Cơng ty TNHH cơ khí Đình Mộc: Cơng ty đã tích tụ và th 42ha ruộng của các hộ nông dân xã Xuân Vinh, Xuân Bắc để sản xuất lúa chất lượng cao, cây dược liệu kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động với thu nhập ổn định hàng tháng từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Hàng năm Công ty sản

xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 200 tấn lúa chất lượng cao, hàng chục tấn sản phẩm cây dược liệu và hàng chục tấn cá các loại. Giá trị sản lượng hàng hoá đạt 2,2 đến 2,5 tỷ đồng/năm. Từ tháng 8/2017, Công ty đã liên kết với Công ty TNHH Hiệp Hoà đưa vào sản xuất 03 ha măng tây. Mơ hình tích tụ ruộng đất sản xuất cây dược liệu (cây đinh lăng, cây gấc) kết hợp chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản của Cơng ty Hồng Diệu tại vùng bãi xã Xuân Thành, Xuân Tân với tổng diện tích 13 ha, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động địa phương. Hiện nay, mơ hình đã ổn định đi vào sản xuất và cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa từ 4÷6 lần [57, tr.40].

Mơ hình liên kết giữa 13 nhóm hộ nông dân xã Xuân Ninh, Xuân Thượng với Công ty TNHH Cường Tân sản xuất hạt giống lúa lai F1, qui mơ 70ha. Hàng năm mơ hình liên kết này sản xuất ra khoảng 350 tấn hạt giống lúa lai F1 với giá trị khoảng 21 tỷ đồng; thu nhập từ sản xuất hạt lai F1 tăng từ 20 đến 25 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa đại trà [57, tr.41].

Cùng với các mơ hình do doanh nghiệp thực hiện, trong năm 2017-2018, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với 3 xã Xuân Phong, Xuân Châu, Thọ Nghiệp triển khai xây dựng 03 mơ hình CĐL sản xuất lúa áp dụng qui trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, cơ giới hố đồng bộ các khâu sản xuất, qui mơ từ 50ha trở lên/mơ hình, với gần 1.500 hộ nông dân tham gia trong cả hai vụ Xn, Mùa. Các mơ hình đều cho năng suất cao hơn sản xuất đại trà từ 6,9 – 10,9 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất đại trà từ 4,4 - 9,8 triệu đồng/ha [57, tr.41].

Các mơ hình chăn ni trang trại điển hình: Mơ hình trang trại chăn ni lợn (400 lợn nái + 1.000 lợn thịt) diện tích 2,5ha của Cơng ty TNHH chăn ni Phú Lộc tại xã Xuân Thượng, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận VietGAPH. Hàng năm trang trại xuất ra thị trường 270 tấn thịt hơi và 7.500 con lợn giống thương phẩm. Mơ hình chăn ni gà đẻ quy mơ 5.000 con của hộ ông Phạm Thế Đưởng tại xã Xuân Thủy. Hàng năm cung cấp

ra thị trường 1.000.000 quả trứng gà thương phẩm. Trang trại đang tiếp tục mở rộng đầu tư, tăng qui mô lên 10.000 con gà đẻ. Mơ hình chăn ni kết hợp ni trồng thủy sản của hộ ông Nguyễn Văn Thang tại xã Xuân Đài, với diện tích sản xuất 2,7 ha. Hàng năm trang trại cung cấp ra thị trường 4.500 con lợn giống thương phẩm, 70 tấn thịt lợn hơi và 10 tấn cá thương phẩm. Hiện nay Huyện đang hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty TNHH Thanh Phú đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tại khu bãi sông Ninh cơ, xã Xuân Ninh với diện tích 6,8 ha, quy mơ dự kiến 1.200 lợn nái và 6.000 lợn thịt [57, tr.42].

Mơ hình HTX quản lý nhà nước về nơng nghiệp được tăng cường; Ban nơng nghiệp các xã đã từng bước hoạt động có nề nếp, hiệu quả. Trong 2 năm (2018-2019) có 26 HTX nơng nghiệp chuyển đổi các nội dung hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và thành lập mới 01 HTX nuôi trồng thủy sản Xuân Hòa. Các HTX đều chuyển đổi 5 nội dung theo Luật HTX năm 2012, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh. Hoạt động của HTX được điều hành bởi Hội đồng quản trị có năng lực, kinh nghiệm. Hội đồng quản trị HTX xây dựng và điều hành kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh trên cơ sở góp vốn của các thành viên. Sau chuyển đổi, các HTX hoạt động tích cực và có hiệu quả rõ rệt.

Một số HTX đã hình thành mới một số dịch vụ từ khâu làm đất, gieo sạ, bảo vệ thực vật (phòng trừ sâu bệnh) đến thu hoạch lúa, gắn với việc cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra tại các cánh đồng lớn (CĐL) mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nông dân tin tưởng. Đặc biệt là HTX ni trồng thủy sản Xn Hịa có 18 thành viên HTX, canh tác trên diện tích gần 30 ha, được tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo mơ hình HTX kiểu mới đạt hiệu quả khá; HTX tự sản xuất, cung ứng thức ăn cho các thành viên, liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chuyển giao khoa học, công nghệ, hỗ trợ vay vốn, giúp đỡ nhau làm giàu. Năm 2019, Huyện đang tích cực đẩy mạnh hình thành một số HTX kiểu mới về phát triển chăn nuôi; rau, củ, quả sạch, nấm; hoa, cây cảnh.

Tổng doanh thu năm 2016 của các HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp đạt 22,656 tỷ đồng (bình quân 0,871 tỷ đồng/HTX), lãi 1,696 tỷ đồng (bình quân 65 triệu đồng/HTX). Năm 2016 một số HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012 có hiệu quả cao là: HTX Xuân Kiên (doanh thu 2,864 tỷ đồng); HTX Xuân Hùng (doanh thu 2,012 tỷ đồng); HTX Hành Thiện (doanh thu 1,637 tỷ đồng). Đến năm 2019 dịch vụ nông nghiệp đạt 24,968 tỷ đồng (bình quân 0,960 tỷ đồng/HTX), lãi 2,312 tỷ đồng (bình quân 88,9 triệu đồng/HTX) [58, tr.23].

Xây dựng CĐL trong sản xuất lúa: Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị Quyết số 122-NQ/HU ngày 10/11/2012, UBND huyện xây dựng Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 28/11/2012 về xây dựng CĐL trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo các địa phương triển khai xây dựng CĐL nhằm tạo điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật mới và khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất làm tiền đề cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố theo hướng bền vững. Đến năm 2018, toàn huyện đã xây dựng 81 mơ hình CĐL, diện tích 3.464 ha. Tại các mơ hình CĐL đã áp dụng đồng bộ cơ giới hóa các khâu sản xuất từ khâu làm đất, gieo cấy đến thu hoạch. Năng suất lúa trong các CĐL đều tăng 5 ÷ 7%, chi phí sản xuất giảm trên 10% nên hiệu quả sản xuất tăng 15 ÷ 20% so với sản xuất đại trà. Đến nay, có 100% số xã của Huyện đã áp dụng gieo sạ đạt 70% diện tích ở vụ Xuân và trên 20% diện tích ở vụ Mùa; cơ giới hóa khâu làm đất tồn huyện đạt 100%, khâu thu hoạch đạt trên 90% [57, tr.23].

Về xây dựng các mơ hình liên kết chuỗi giá trị nơng sản: Huyện khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị. Điển hình là: Dự án nơng nghiệp cơng nghệ cao do Cơng ty Vineco - Tập đồn Vingroup sản xuất rau sạch tại vùng bãi Hành Thiện, xã Xuân Hồng, qui mô

140ha. Hàng tháng doanh nghiệp đã sản xuất hàng trăm tấn rau, quả sạch, an toàn để phân phối tại các siêu thị Vinmart và Vinmart+. Đồng thời đã tạo việc làm, mang lại thu nhập ổn định từ 4 ÷ 6 triệu đồng/người/tháng cho trên 300 công nhân là lao động tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế của địa phương [57, tr.24].

Phát triển các vùng chuyên canh đa dạng, tập trung vào cây trồng, vật nuôi chủ lực của Huyện

Cơng ty Vineco - Tập đồn VinGroup đầu tư thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau quả sạch và an tồn, quy mơ 140ha tại vùng đất bãi xã Xuân Hồng; Công ty TNHH Cường Tân đầu tư sản xuất 70 ha lúa giống, lúa hàng hóa chất lượng cao tại xã Xuân Ninh và xã Xuân Thượng; Cơng ty TNHH cơ khí Đình Mộc đầu tư sản xuất 42 ha lúa chất lượng cao, cây dược liệu, rau, quả kết hợp nuôi trồng thủy sản tại xã Xuân Vinh; Công ty TNHH chăn nuôi Phú Lộc đầu tư xây dựng trang trại lợn đạt tiêu chuẩn VietGap, quy mô 400 lợn nái và 1.000 lợn thịt, diện tích 2,5 ha tại xã Xn Thượng; Cơng ty TNHH Thanh Phú đang đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn VietGap; quy mô 1.200 lợn nái và 6.000 lợn thịt, diện tích 6,8 ha đất bãi sơng Ninh Cơ – xã Xn Ninh; Ngồi ra cịn có 19 hộ dân tích tụ ruộng đất quy mô từ 03 ha trở lên để sản xuất lúa gạo hàng hóa [57, tr.21].

Có mơ hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp và thực hiện tiêu thụ ít nhất 10% sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Huyện theo quy hoạch. Mơ hình liên kết thực hiện theo một trong hai hình thức sau: Có hợp đồng thu mua sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp, thời gian thực hiện hợp đồng ổn định từ 02 năm trở lên. Có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông

dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Về trồng trọt: Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất chính trong nơng nghiệp của huyện với diện tích gieo trồng hàng năm là 5.738 ha, giá trị sản xuất trồng trọt năm 2016 đạt 613 tỷ đồng (chiếm 42% tỷ trọng sản phẩm trong nông nghiệp) [11, tr.40]. Nhiều nội dung tái cơ cấu trồng trọt được thực hiện tích cực và có hiệu quả.

Về chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi chuyển dịch nhanh từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh mơi trường. Năm 2018, tồn huyện có 379 trang trại, gia trại chăn ni (39 trang trại, 340 gia trại), tăng 37,3% so với năm 2017, trong đó có 28 trang trại đạt tiêu chí theo quy định. Đàn lợn có 74.760 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 14.500 tấn; đàn gia cầm có 531.800 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 1.106 tấn; đàn trâu bị có 1.685 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 270 tấn [13, tr.65]. Cơng tác tiêm phịng và vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh được thực hiện hiệu quả, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin hàng năm đạt kết quả cao. Hoạt động kiểm dịch được tăng cường, công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giám sát hoạt động giết mổ được quan tâm, từng bước đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đang từng bước rà sốt, kiện tồn đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất.

Về ni trồng thủy sản: Tồn huyện có 646 ha ni trồng thủy sản, trong đó diện tích ni trồng thủy sản tập trung tại các vùng chuyển đổi là 225,1 ha – tập trung tại các xã: Xuân Hòa, Xuân Vinh, Xuân Ngọc, Xuân Châu, Xuân Thành, Xuân Tân, Xuân Thủy, đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống, một số diện tích vùng chuyển đổi ni các đối tượng có giá trị kinh tế như cá vược, cá trắm đen, cá lăng chấm, tôm thẻ chân trắng. Hầu hết các diện tích

ni trồng thủy sản ở vùng chuyển đổi đang nuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, nuôi chuyên canh hoặc xen canh. Hiệu quả từ các dự án chuyển đổi sản xuất từ đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản cao hơn so với trồng lúa từ 2,5- 3,0 lần. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 2.445 tấn (tăng 616 tấn so với năm 2015) [57, tr.42].

Năm 2015, trên địa bàn huyện đã thành lập mới 01 HTX chuyên ngành nuôi trồng thủy sản là HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nuôi trồng thủy sản Xuân Hòa tại vùng chuyển đổi Xuân Vinh – Xuân Hòa, với 18 thành viên tham gia. Các thành viên trong HTX đều sản xuất, kinh doanh có lãi, có nhiều hộ đạt doanh thu và lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm như hộ gia đình ơng Lê Văn Bản, Phạm Đức Cảm, Ngô Quang Thanh. Năm 2016, HTX đã xây dựng, lắp đặt dây truyền sản xuất thức ăn để cung cấp thức ăn cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng.

Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Phát triển giao thông phục vụ phát triển KTNN: Năm 2015, hệ thống giao thông nông thôn mặc dù đã được đầu tư xây dựng, song cịn 131 km đường trục xã, trục thơn vẫn là đường đá, đất, mặt đường hẹp, đường trục chính nội đồng đa số là đường đất. Được xác định là khâu đột phá, nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của nhân dân, nhiều địa phương đã có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các thơn, xóm để xây dựng đường bê tơng trục thơn, xóm, trục giao thơng chính nội đồng, nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày cơng, hiến đất, di dời cơng trình vật kiến trúc để làm đường. Đến hết tháng 9/2019, toàn huyện đã nhựa hố, bê tơng hoá đường trục xã được 116,44/122,82 km, đạt tỷ lệ 100%; cứng hóa đường trục thơn được 127,87/131,94 km, đạt tỷ lệ 97,92%; cứng hố đường dong, ngõ xóm được 398,49/398,49 km, đạt tỷ lệ 100%; cứng hố đường giao thơng trục chính nội đồng được 130,49/160,99 km, đạt tỷ lệ 100% [57, tr.17].

Hệ thống đê điều: Hệ thống đê được trải dài theo các tuyến sông lớn với tổng số 36 km đê (đê cấp II: 19,30 km; đê cấp III: 12,50 km; đê dưới cấp III: 4,3 km). Trong đó, tuyến đê Hữu Hồng dài 19,267 km đã được cứng hóa mặt đê bằng bê tơng xi măng rộng 5m. Tuyến đê tả Ninh Cơ dài 12,48 km đã xây dựng tường chắn. Tuyến đê Hữu Sị đã được đắp hồn thiện mặt cắt đê, chiều rộng mặt đê B = 6m, cao trình +3.5 và phía sơng được kè hộ bờ tồn tuyến. Tồn huyện đã kiên cố hóa được trên 89 km kênh cấp I, II, III; cứng hoá được 130,49 km mặt đường giao thơng trục chính nội đồng [57, tr.34].

Về hệ thống thủy lợi: Huyện Xuân Trường được bao bọc bởi 03 con sông, gồm: Sông Hồng, Sơng Ninh Cơ, Sơng Sị. Các con sơng được liên kết với nhau tạo thành hệ thống tưới tiêu tự nhiên, liên hoàn cho các xã trong huyện.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 39 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w