Những hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 56 - 63)

Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Một là, quy mô và số lượng phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định chưa đồng đều qua các năm

Trong những năm qua phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định về quy mô và số lượng có sự phát triển nhanh nhưng chưa thật sự đồng đều, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh. Quy mô và số lượng phát triển chỉ tập trung ở một số xã có tiềm năng về đất đai, có các điều kiện thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật ni như lúa chất lượng cao, trâu, bị,

lợn, gà, vịt tại xã Xuân Ninh, Xuân Thượng, Xuân Thủy, Xuân Đài, Xuân Hùng, Xuân Hòa, Xuân Vinh. Một số xã còn nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa khai thác hết nên diện tích đất sử dụng cịn lãng phí. Tồn huyện Xn Trường diện tích đất nơng nghiệp là 7,576 ha trong đó cịn hơn 31,09 ha, chiếm 0,04% diện tích đất chưa sử dụng [13, tr.2]. Các trang trại mặc dù đã mở rộng quy mô, tăng về số lượng, song sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nguồn vốn cho sản xuất còn thiếu, áp dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, chưa nắm bắt thơng tin kịp thời và liên kết thị trường nên người nông dân luôn bị động , thường xuyên bị thiệt hại khi giá nơng sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

Về kinh tế HTX, giai đoạn 2015 - 2019, số lượng HTX nơng nghiệp ở huyện Xn Trường có tăng, nhưng số lượng tăng không đồng đều giữa các năm như: năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 15 HTX gồm: 5 HTX nơng nghiệp, 01 HTX nuôi trồng thủy sản, 4 HTX trồng trọt, 4 HTX chăn nuôi, 01 HTX thành lập mới [14, tr.22].

Đến tháng 9 năm 2019, số HTX tăng lên 26 hợp tác xã, nhưng số HTX đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 chỉ có 01 hợp tác xã [56, tr.22]. Tuy nhiên, số HTX nông nghiệp thành lập mới lại tập trung chủ yếu vào năm 2018, có đến 8 hợp tác xã nơng nghiệp đăng lý thành lập mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

Về mơ hình trang trại số lượng tăng từ 17 trang trại năm 2015 (trong đó, 04 trang trại trồng trọt, 08 trang trại chăn ni, 05 trang trại nuôi trồng thủy sản). Đến năm 2018 số trang trại tăng lên 39 trang trại, 340 gia trại (14 trang trại trồng trọt, 15 trang trại chăn nuôi, 10 trang trại ni trồng thủy sản) trong đó chỉ có 28 trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định [59, tr.4].

Về số lượng vốn, lao động, sản lượng và giá trị sản xuất nơng nghiệp những năm qua có tăng nhưng khơng đồng đều và chưa khai thác hết thế mạnh của Huyện. Năm 2016 có tổng số 5.682 thành viên HTX với tổng số vốn điều lệ là 22.656 tỷ đồng đến năm 2019 là 24.968 tỷ đồng. Số lao động

làm việc tại các trang trại là 97 lao động. Doanh thu thường xuyên hàng năm của các mỗi trang trại là 1.275 triệu đồng [13, tr.76].

Quy mô, số lượng và diện tích các vùng chuyên canh chưa phát triển nhiều cây trồng chủ lực theo từng vùng. Các biện pháp gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường thiếu chặt chẽ làm cho hiệu quả sản xuất nơng nghiệp hạn chế. Phần lớn những hàng hóa nơng sản có giá trị cao, khả năng cạnh tranh tốt nhưng đang được tiêu thụ và bán ở dạng thô, giá trị thấp.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển KTNN còn thiếu năm 2016 tổng nợ là 30.432 triệu đồng. Năm 2017 tổng đầu tư là 156.533 triệu đồng (trong đó trung ương và tỉnh là 57.712 triệu đồng, ngân sách huyện, xã là 98,821 triệu đồng [14, tr.57]. Như vậy là ngân sách của trên cấp so với thực tế nhu cầu của Huyện còn chưa đáp ứng đủ.

Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KTNN, nhất là hạ tầng giao thông, đê điều, thủy lợi, điện đã được đầu tư phát triển, nhưng chưa thật đồng bộ, nhiều cơng trình xuống cấp. Năm 2015 cịn hơn 131 km đường vẫn là đường đá, đường đất. Đến năm 2018, toàn huyện nhựa hóa, bê tơng hóa được 116,44/122,82 km. Hệ thống thủy lợi đã kênh mương hóa được 83,296km nhưng lại khơng đồng đều giữa các cấp độ, kênh cấp một yêu cầu cao hơn nhưng chỉ đạt 20,281km chiếm 24,27%, kênh cấp ba 47,5km chiếm 7,4% [57, tr.33].

Hai là, chất lượng phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định có mặt vẫn cịn hạn chế

Năng suất, chất lượng nông sản ở huyện Xuân Trường tuy có sự phát triển hơn so với những năm trước đây, song kết quả đạt được còn khiêm tốn. Tính trung bình, năng suất lao động nơng thơn giai đoạn 2015 - 2019 tăng thêm được 6,3%/năm. Cơ bản các HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn cịn có HTX hiệu quả thấp. Trong tổng số 26 HTX thì có 4 HTX hiệu quả thấp [57, tr.23].

Trình độ, năng lực của lực lượng lao động trong nông nghiệp được nâng cao, nhưng chưa thật toàn diện, đồng bộ, một bộ phận lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KTNN trên địa bàn Huyện, đã xuất hiện tình trạng nơng dân bỏ ruộng hoang khơng sản xuất..Tập qn sản xuất cịn lạc hậu; sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất lao động, thu nhập từ nông nghiệp thấp, trong khi nhiều lao động có cơ hội việc làm khác tốt hơn từ cơng nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động, nên lao động trẻ khơng muốn làm nơng nghiệp. Nhìn chung, trình độ dân trí khơng đồng đều, một số thơn, xã người dân vẫn còn giữ tập quán chăn thả gia súc tự do, thiếu kiểm sốt; chăn ni nhỏ lẻ, manh mún,,hiệu quả thấp. Trong khi đó, cơng tác đào tạo nghề cịn nhiều bất cập, nhiều lao động chưa sống được bằng ngành, nghề đào tạo. Việc đào tạo nghề vẫn nặng tính hình thức, chưa sát với thực tế điều kiện của Huyện gây lãng phí thời gian và kinh phí.

Từ năm 2015 đến 2019 tổ chức được 126 lớp dạy nghề cho 4.360 lao động, trong đó lao động nơng nghiệp 1.324 chiếm 30,37%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng chậm từ năm 2015 là 40,5% lên 46,71% năm 2019. Cơ cấu lao động có nhiều biến động, KTNN tăng nhưng tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 73,84% năm 2015 xuống 50,2% năm 2019 [57, tr.23].

Công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN vào sản xuất chưa được thường xuyên và mở rộng thành phong trào. Hàng hóa có thương hiệu mang đậm nét của Huyện chưa nhiều. Công tác xúc tiến đầu tư hiệu quả thấp; sản phẩm sản xuất ra hầu như chưa được chế biến, bảo quản; cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp cịn hạn chế, chưa thu hút được số lượng lớn các hộ, các doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm. Do đặc điểm tự nhiên của Huyện vẫn chủ yếu là nơng nghiệp hộ gia đình quy mơ nhỏ, tính hợp tác, tính hàng hóa thấp nên việc đầu tư cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn, nhất là các loại máy có cơng suất lớn. Cụ thể, mơ hình cơ

giới hóa sản xuất lúa và trong chăn ni chưa đạt theo kế hoạch đề ra. Diện tích gieo sạ, thu hoạch bằng máy đạt 90% diện tích. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn; đội ngũ sử dụng máy, thiết bị hầu hết chưa được đào tạo hoặc trang bị những kiến thức cơ bản nên q trình thực hiện gặp khó khăn, trong khi các cơ sở dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị nơng nghiệp cịn chưa được hình thành. Ứng dụng thành tựu KHCN trong nông nghiệp chưa thật đồng đều giữa các địa phương. Chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp trong nông nghiệp như cơng ty TNHH Tập đồn VinGroup, công ty TNHH Cường Tân. Thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người nông dân mặc dù được cải thiện, nhưng chưa đi vào chiều sâu; môi trường sinh thái, ô nhiễm mơi trường vẫn cịn là vấn đề quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền. Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu khơng đúng quy định theo quy chuẩn trong nông nghiệp.

Các trang trại, gia trại tăng về số lượng nhưng chủ yếu vẫn phát triển trong khu dân cư gây ơ nhiễm mơi trường và khó khăn trong vấn đề kiểm sốt dịch bệnh; chưa xây dựng được mối liên kết giữa các trang trại, gia trại và các cơ sở chăn nuôi với cơ sở giết mổ, chế biến tập trung để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Các hình thức tổ chức sản xuất chưa đa dạng, chậm đổi mới. Hiệu quả hoạt động của một số HTX nông nghiệp chưa cao. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nơng thơn cịn hạn chế. Giá trị sản lượng về trồng trọt: năm 2016 so với 2015 tăng 20,466 tỷ, tăng 1.03%; năm 2017 giảm 49,488 tỷ, giảm 1,09% so với 2016; năm 2018 giảm 24,121 tỷ, giảm 1,04% so với 2017; năm 2019 giảm 14,4 tỷ, giảm 1,02% so với 2018. Bình quan năm 2019 so với 2015 trồng trọt giảm 1,13%.

Giá trị sản lượng chăn nuôi: năm 2016 so với 2015 tăng 14,470 tỷ, tăng 1,03%; năm 2017 tăng 2,281 tỷ, tăng 1 % so với 2016; năm 2018 tăng 23,023

tỷ, tăng 1,058% so với 2017; năm 2019 tăng 19,670 tỷ, tăng 1,04% so với 2018. Bình quân năm 2019 so với 2015 tăng 1,15%. [57, tr41].

Ba là, cơ cấu trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định có mặt chưa phù hợp với quy hoạch chung

Cơ cấu trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường trong thời gian qua đã có nhiều sự chuyển biến tích cực, nhưng trong q trình thực hiện một số mặt cịn chưa phù hợp, chưa thúc đẩy và phát huy tốt tiềm năng thế mạnh của Huyện. Trong đó, tỷ lệ chăn ni, trồng trọt so với các lĩnh vực khác như thủy sản cịn thấp. Năm 2015, có 17 HTX, trong đó, có 4 HTX trồng trọt và 9 HTX chăn ni, 4 HTX ni trồng thủy sản. Đến năm 2019 có 26 HTX có 7 HTX trồng trọt và 11 HTX chăn ni, 8 HTX nuôi trồng thủy sản [59, tr.6]. Kinh tế hộ ln được khuyến khích phát triển, năm 2018 thành lập mới 7 hợp tác xã, với tổng số vốn đăng ký là 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng HTX chăn nuôi, trồng trọt cũng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số HTX mới được thành lập.

Trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn ni tỷ lệ giữa các năm cũng có sự mất cân đối, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 trồng trọt là 569.204 triệu, chăn nuôi là 376.910 triệu đến năm 2019 trồng trọt là 501.661 triệu, chăn nuôi là 463.354 triệu; cơ cấu năm 2015 trồng trọt là 56,94%, chăn nuôi là 37,70%, năm 2019 trồng trọt 47,15%, chăn ni 43,36% [59, tr.2]. Trong đó, trồng trọt chưa thật sự tập trung cho phát triển cây trồng chủ lực theo thế mạnh từng xã ở huyện Xuân Trường.

Lúa gạo là sản phẩm chủ lực của ngành trồng trọt, ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong huyện cịn cung ứng cho thị trường. Cơ cấu giớng lúa chưa thật sự phù hợp với từng mùa vụ; tỷ lệ các giống nhiễm sâu bệnh, chịu rét kém vẫn chiếm tỷ lệ trên 40% đối với vụ xuân và trên 20% đối với vụ mùa, một số địa phương cơ cấu giống lúa đơn lẻ, chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 giống nên sản xuất cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều mơ hình chuyển đổi đất hai lúa

kém hiệu quả sang trồng các loại cây hàng năm khác mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được quan tâm mở rộng.

Trong lĩnh vực chăn nuôi chưa tập trung phát triển mạnh các mơ hình liên kết giữa các trang trại và các doanh nghiệp. Tỷ lệ trang trại chăn nuôi thấp trong tổng số trang trại hiện có của huyện Xuân Trường. Hiện nay, chăn nuôi trên địa bàn Huyện chủ yếu theo quy mô nhỏ, phân tán, chất lượng thịt không cao. Xác định chăn nuôi lợn là vật nuôi chủ lực trong cơ cấu chăn nuôi của huyện Xuân Trường. Tuy nhiên, sự phát triển chưa đạt được kế hoạch đề ra. Năm 2015, đàn lợn có 78.040 con, đến năm 2019 là 78.825 con, tăng 1,01%; đàn gia cầm 335.000 con năm 2015, tăng lên 499.800 con năm 2019 đạt 82,3% so với kế hoạch [59, tr.3].

Những năm qua, cơ cấu vùng chưa phát huy tốt được vai trò gắn kết, bổ sung cho nhau để phát triển; còn thiếu sự liên kết vùng trong phát triển KTNN. Việc quy hoạch ngành, lĩnh vực mới dừng lại ở việc ngành, lĩnh vực của mình mà thiếu tầm nhìn, sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận hỗ trợ nhau trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường. Cơ cấu thành phần kinh tế đã được các cấp quan tâm, tạo mọi điều kiện phát triển, nhưng kinh tế HTX và doanh nghiệp trong phát triển KTNN hoạt động còn hạn chế. Số doanh nghiệp đầu tư hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu tập trung trên địa bàn các xã: Xuân Thượng, Xuân Ninh, Xuân Thành, Xuân Tân và khu vực bãi sông Ninh Cơ.

Cùng với cơ cấu về ngành, vùng, thành phần kinh tế thì cơ cấu vốn và lao động cũng có sự bất cập trong đầu tư, phát triển KTNN. Cơ cấu lao động về trình độ, lứa tuổi, trình độ lao động của người nông dân đã được nâng lên, nhưng chưa theo kịp với địi hỏi chung của sự phát triển, trình độ nhận thức, kỹ năng lao động sản xuất, khả năng ứng dụng KHCN và nguồn vốn cho phát

triển KTNN ở một số ít nơng dân của Huyện cịn nhiều hạn chế so với các địa phương khác trong tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w