Bổ sung, vận dụng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 84 - 86)

nơng nghiệp phù hợp

Cơ chế chính sách nơng nghiệp là bộ phận cơ chế chính sách kinh tế của Nhà nước, bao gồm tổng thể những quan điểm chủ trương, hình thức, cơng cụ và biện pháp sử dụng để sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển ổn định và hiệu quả. Cơ chế, chính sách có vị trị, vai trị quan trọng trong phát triển KTXH nói chung và phát triển KTNN nói riêng. Đặc biệt quan trọng đối với đặc thù của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, một huyện ven biển hàng năm chịu sự biến đổi của khí hậu, thời tiết, nước biển dâng, trình độ dân trí và phong tục tập qn canh tác lạc hậu, kinh tế cịn nhiều khó khăn. Do đó, để phát triển KTNN, huyện Xuân

Trường cần phải vận dụng tốt các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động, khai thác có hiệu quả các nguồn lực ở trong và ngoài Huyện cho phát triển KTNN trên địa bàn. Thực hiện giải pháp này cần làm tốt một số biện pháp sau:

Một là, rà sốt lại cơ chế, chính sách hiện có để kịp thời điều chỉnh, bổ sung vận dụng phù hợp với tình hình phát triển nhanh của ngành nơng nghiệp Huyện

Xây dựng một số các chính sách như hỗ trợ phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, CĐL, ứng dụng KHCN trong sản xuất nơng nghiệp. Hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Hỗ trợ phát triển các vùng trồng lúa chất lượng cao, trồng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến trên địa bàn Huyện. Tiếp tục nghiên cứu, rà sốt, bổ sung chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, thực hiện liên kết và chuyển giao công nghệ.

Hai là, triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của các cấp liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Đây là biện pháp quan trọng cần quán triệt và tổ chức thực hiện tốt trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường. Trước hết, cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cần nghiên cứu, triển khai, xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, của Tỉnh. Phải làm cho quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống thực tế của người nông dân. Hơn nữa, Đảng bộ và chính quyền các cấp ở huyện Xuân Trường phải hết sức năng động, sáng tạo, nhạy bén trong vận dụng sáng tạo, có hiệu quả chính sách để thúc đẩy phát triển KTNN của Huyện.

Ba là, nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nơng nghiệp

Chủ động xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL trên địa bàn. Xây dựng, triển khai một số

chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Các chính sách về đất đai, vốn, giống để khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển nơng nghiệp, sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Khuyến khích doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình đầu tư vào nơng nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế của Huyện. Cụ thể, thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư (Nghị định số 210/2013-NĐ-CP,ngày 19/12/2013 của Chính phủ). Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nơng sản, xây dựng CĐL trên địa bàn Huyện. Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn Huyện giai đoạn 2020 - 2030. Hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết 30 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 84 - 86)