hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và ngoại lực
Đây là quan điểm căn bản nhất, tạo bước đột phá trong quá trình phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Quan điểm này xuất phát
từ yêu cầu của nền nơng nghiệp hàng hố trong điều kiện mới, vai trò quan trọng của KHCN, vốn, nhân tố con người trong phát triển nền nơng nghiệp hàng hố theo chiều sâu là chủ yếu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quán triệt quan điểm này yêu cầu:
Một là, phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chun canh tập trung, giá trị cao và bền vững
Chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp của Huyện, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, trọng tâm là sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất giống, chăn ni bị, lợn thịt, thâm canh thủy sản.
Thực hiện khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp là "sản xuất giống cây trồng, vật ni có năng suất chất lượng cao". Phát triển và mở rộng các, khu, trang trại chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản theo chuỗi. Phấn đấu đến năm 2025: có 8 xã sản xuất trồng trọt chuyên canh lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản, tập trung với tổng diện tích 100 ha; 4 khu chăn nuôi tập trung;mở rộng và nâng cao năng suất, số lượng đàn gia súc gia cầm ở 9 xã chăn ni lợn, bị thịt, gia cầm trọng điểm; 3 xã chăn ni thủy sản tập trung, diện tích 250 ha [58, tr.47]; thu hút các doanh nghiệp đầu tư các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hai là, thực hiện và triển khai kịp thời các chính sách của Tỉnh và Huyện đối với phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả
Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cơ chế, chính sách của Tỉnh và Huyện về hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu và đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu về
phát triển sản xuất nơng nghiệp, đề xuất UBND huyện trình HĐND Huyện điều chỉnh, bổ sung những chính sách khơng cịn phù hợp.Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp cho cán bộ kỹ thuật và quản lý từ Huyện đến cơ sở đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản theo chuỗi. Tăng cường tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo thêm việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền về nơng nghiệp. Tập trung tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý về chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; kiểm tra, kiểm sốt chất lượng các sản phẩm nơng nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; chất lượng các loại vật tư, phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc thú y,,thuốc bảo vệ thực vật, phịng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. Ngăn ngừa, xử lý kịp thời, có hiệu quả các vi phạm về đê điều, cơng trình thủy lợi phục vụ phịng chống thiên tai.
Ba là, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước bảo đảm cho huyện Xuân Trường trong phát triển kinh tế nông nghiệp
Phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định hằng năm cần nguồn ngân sách rất lớn. Với nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện gần 150 tỷ đồng/năm, nhưng nhiệm vụ chi ngân sách lớn, địi hỏi phải có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh Nam Định. Những năm qua, huyện Xuân Trường đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp ủy đảng, các sở, ban, ngành, các địa phương, các tổ chức KTXH. Nhiều lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng được đầu tư như KCHT giao thông nông thôn, phát triển mạng lưới điện, thủy lợi, y tế, giáo dục, cây trồng, vật ni, vật tư, máy móc nơng nghiệp. Tuy nhiên, trong q trình quản lý, khai thác và sử dụng cịn nhiều bất cập gây lãng phí, thất thốt, xuống cấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan cần phải sử dụng có hiệu quả
nguồn lực của nhà nước bảo đảm cho huyện Xuân Trường trong phát triển KTNN, nhất là nguồn vốn.
Với nguồn lực bảo đảm, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân ở ngoài Huyện đầu tư phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, thì nguồn nội lực cũng đóng vai trị rất quan trọng. Vì đây là nguồn lực nội tại, đầy tiềm năng nếu biết khơi dậy và phát huy tốt sức mạnh của người dân trên địa bàn Huyện sẽ thúc đẩy nhanh q trình phát triển KTNN của Huyện. Trong đó, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng cần quan tâm đúng mức đến phát huy vai trò của nỗ lực của người dân. Các nguồn lực được sử dụng và phát huy hiệu quả, nhất là nguồn vốn, lao động, đất đai. Bên cạnh đó, cần động viên, thu hút doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa lớn, mơ hình CĐL, ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp.
.3.1.3. Phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định phải gắn kết chặt chẽ với xây dựng nông thôn mới, phát triển nhanh và bền vững
Nghị quyết số 40-NQ/HU ngày 10/01/2011 về việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện Xuân Trường. Để phát triển KTNN nhanh và bền vững là u cầu cấp bách địi hỏi chính quyền các cấp ở huyện Xuân Trường phải không ngừng nỗ lực phấn đấu. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo vẫn lớn, nhận thức của một bộ phận người nông dân trong sản xuất nông nghiệp chưa thật đầy đủ dẫn đến sản xuất khơng đúng quy trình, chất lượng sản phẩm thấp, ơ nhiễm mơi trường. Xét về sự gia tăng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ở huyện Xuân Trường, tăng trưởng kinh tế chỉ bền vững khi nó mang lại thu nhập ổn định cho đại bộ phận người nông dân nghèo ở các xã trong Huyện. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù thu nhập bình qn có cải thiện tích cực rõ nét
với mức độ tăng trưởng đều đặn, nhưng vẫn tồn tại một lượng lớn bộ phận dân cư cịn gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguy cơ chính dễ dẫn đến sự mất ổn định. Vì vậy, phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường phải bảo đảm nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Huyện. Quán triệt quan điểm này cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
Một là, phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường phải gắn kết chặt chẽ với xây dựng nông thôn mới
Nông nghiệp, nông dân và nông thơn là những vấn đề cơ bản có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Phát triển KTNN gắn kết chặt chẽ với xây dựng nơng thơn mới và q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn.Theo đó, kết quả thực hiện các chương trình, dự án sẽ trực tiếp hỗ trợ, tác động tích cực lẫn nhau, bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, phát triển KTNN phải đặt trong mối quan hệ tổng thể và gắn kết chặt chẽ với các chương trình, mục tiêu, nhất là về xây dựng nông thôn mới.
Hai là, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nơng dân
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, tăng thời gian lao động, năng suất lao động ở khu vực nông nghiệp. Tập trung triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã có cơ sở hạ tầng KTXH cịn thiếu, yếu kém. Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển
nông nghiệp đã được đầu tư trên địa bàn Huyện; nâng cao hiệu quả thực hiện cơng tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Ba là, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ mơi trường sinh thái góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh
Hiện nay, phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường đang đứng trước những thách thức về bảo vệ mơi trường trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu. Trước yêu cầu về mở rộng diện tích sản xuất nơng nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ các loại cây trồng vật nuôi đã dẫn đến việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy, địi hỏi chính quyền các cấp phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển KTNN gắn với bảo vệ mơi trường sinh thái góp phần giữ vững quốc phịng, an ninh. Trong đó, tập trung phát triển nơng nghiệp sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu của Huyện. Phát triển KTNN, xây dựng nơng thơn mới gắn với bảo đảm quốc phịng, an ninh trên địa bàn Huyện.