Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và phát huy lợi thế cạnh tranh của Huyện

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 86 - 89)

và phát huy lợi thế cạnh tranh của Huyện

Sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung, ngành nơng nghiệp nói riêng chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao khi lợi thế cạnh tranh của địa phương được tận dụng. Theo hướng đó, những năm tới phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường phải dựa vào các cây trồng, vật ni có lợi thế so sánh như chăn nuôi, thủy sản, cây công nghiệp ngắn ngày, tạo động lực cho ngành nông nghiệp phát triển. Để thực hiện tốt giải pháp trên, thời gian tới ngành nông nghiệp của Huyện cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là, cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế

Đối với ngành trồng trọt: Chú trọng đầu tư giống lúa cho năng suất và chất lượng cao để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hố. Bên cạnh đó phát triển các cây cơng nghiệp khác như ngô, khoai, đậu tương, lạc; các loại cây ăn quả

đem lại giá trị kinh tế cao như chuối, cam, quýt, bưởi. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Hình thành các vùng trồng rau để tạo ra khối lượng nông sản lớn cung cấp cho thị trường. Cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất các cây công nghiệp và cây ăn quả. Trên cơ sở đảm bảo diện tích đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực, giảm dần diện tích cây lương thực..

Khơng ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật, thâm canh tăng vụ các loại cây trồng; sử dụng giống cây có năng suất, giá trị kinh tế cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của Huyện. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân và hướng dẫn họ trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đối với ngành chăn nuôi: Trong những năm tới để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng nhanh. Huyện Xuân Trường phải tập trung phát triển đàn bị thịt, chăn ni lợn hướng nạc, phát triển đàn gia cầm lấy thịt, trứng, chú trọng phát triển ngành thuỷ sản cũng là những thế mạnh của Huyện.

Chú trọng phát triển đa dạng các loại gia cầm lấy thịt và trứng (gà, vịt, ngan), coi trọng khâu chọn giống, chăm sóc, phịng trừ dịch bệnh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, từng bước nâng cao thu nhập trong hộ gia đình. Do thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt trâu ngày càng rộng, tuy tỷ trọng giá trị sản xuất cịn thấp song là một tín hiệu tốt để phát triển đàn trâu lấy thịt, khuyến khích người dân đầu tư chăn nuôi, nâng cao thu nhập.

Hai là, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao

Thu nhập của nông dân ở huyện Xuân Trường tương đối đa dạng nhưng chủ yếu dựa vào trồng cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm nơng nghiệp có thị trường tiêu thụ rất hẹp, chủ yếu tiêu thụ trong Tỉnh, trong nước và phụ thuộc nhiều vào

thị trường Trung Quốc. Để hướng tới xuất khẩu hàng nơng sản có giá trị cao cần phải hình thành nên mơ hình chuỗi liên kết từ doanh nghiệp sản xuất giống cho đến người nông dân nuôi, trồng và doanh nghiệp chế biến. Hiệu quả của phát triển KTNN theo chuỗi liên kết không chỉ giúp nông dân chủ động được đầu ra sản phẩm, doanh nghiệp có nguồn hàng chất lượng cao mà cơ quan chức năng cũng dễ dàng quản lý và người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, những năm tới hàng nơng sản xuất khẩu của Huyện cần hướng đến thị trường mà Huyện có lợi thế.

Ba là, phát triển nền nơng nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trường

Phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của sản xuất và tiêu dùng nông sản. Những năm qua nông nghiệp huyện đã thực hiện nhiều chương trình sản xuất nơng sản hữu cơ và bảo vệ môi trường;;những năm

tới để cơ cấu theo hướng này, nền nông nghiệp cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: Đối với canh tác cây lương thực và rau, đậu, ngơ: duy trì sản xuất 2 vụ lúa, sau mỗi mùa vụ phải cải tạo để đất phục hồi độ màu mỡ và tránh mùa bão, lũ; áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp; phát triển nhân rộng các vùng rau sạch theo mơ hình HTX. Đối với nuôi trồng thủy sản cần chuyển theo nuôi thủy sản sinh thái. Mật độ nuôi tôm khoảng 7 đến 10 con/m2 thay vì 12 đến 15 con/m2, lúc đó chi phí xử lý mơi trường, thuốc dịch bệnh sẽ giảm. Khơng chỉ có vậy, lượng con giống đầu tư ít lại nhưng cho sản lượng thu hoạch cao hơn vì trọng lượng mỗi con tôm, con cá khi thu hoạch lớn hơn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với xử lý hầm bioga vừa bảo vệ mơi trường vừa giảm chi phí cho các hộ nông dân.

Để triển khai được việc cơ cấu trên, cơ quan quản lý nông nghiệp Huyện, Tỉnh cần triển khai dán nhãn hưu cơ các nông sản, vừa để xây dựng thương hiệu nông sản của Huyện, vừa gia tăng giá trị của nông sản khi tiêu thụ tại các, chợ, siêu thị.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w