Nguyên nhân hạn chế trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 68 - 72)

huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

* Nguyên nhân khách quan

Một là, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nơng nghiệp cịn bất cập

Một số chính sách, văn bản pháp quy của các sở, ban ngành ở tỉnh Nam Định còn chưa đồng bộ, thống nhất; việc phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương triển khai chậm và chưa mạnh; vẫn còn những việc trùng lắp, chồng chéo thiếu cụ thể, chưa rõ trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới nên UBND huyện gặp khó khăn trong tổ chức và triển khai thực hiện.

Các chính sách, chế độ về phát triển KTNN chưa khuyến khích cho tập trung ruộng đất sản xuất nơng nghiệp, chưa thực sự hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp; mơ hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, thiếu liên kết, năng suất lao động và hiệu quả thấp khơng cịn phù hợp với u cầu sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Ruộng đất sản xuất manh mún, chăn nuôi thiếu tập trung; lực lượng lao động trong nông nghiệp phân tán, chất lượng lao động thấp, một bộ phận không nhỏ thiếu gắn bó với đồng ruộng. Mặt khác, một số lao động rút khỏi ngành nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp số lượng lớn,làm giảm năng lực sản xuất nơng nghiệp. Cùng với đó là việc chuyển diện tích lớn đất nơng nghiệp sang sử dụng cho mục đích khác dẫn đến quy mơ đất cho phát triển KTNN bình qn đầu người ngày càng giảm.”Các chính sách hỗ trợ tín dụng cịn bất cập, người nơng dân khó tiếp

cận vốn vay để đầu tư sản xuất. Chính vì vậy, năng suất và hiệu quả của sản xuất nơng nghiệp cịn thấp.

Hai là, tác động của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế

Cơ chế thị trường đang tác động hàng ngày đến mọi mặt của đời sống KTXH của nông dân. Nhưng trên thực tế, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển các loại thị trường ở khu vực nông thôn. Người nông dân phải đối mặt với khơng ít vấn đề bức xúc về KTXH. Dù đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch về dồn điền đổi thửa; bước đầu hình thành một số vùng sản xuất nơng nghiệp tập trung quy mô lớn theo hướng chuyên canh. Song tại các địa phương vẫn chưa thể tạo ra được sự thay đổi về chất đối với sản xuất kinh doanh. Điển hình như các vùng cây ăn quả, chăn ni gia súc, gia cầm chủ yếu phát triển dựa trên cơ sở truyền thống, thiếu sự tác động tích cực của KHCN, trình độ cơ giới hố thấp, và ln gặp khó khăn về thị trường. Trong khi đó, cơng tác quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã triển khai,nhưng chưa thực hiện đồng bộ. Tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy mô của các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong nơng nghiệp. Các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá, song số chủ thể là các hộ nơng dân vẫn chiếm đa số. Tình trạng manh mún về ruộng đất đã ràng buộc chặt hơn nông dân với ruộng đất, với trồng trọt. Các trang trại và doanh nghiệp dân doanh phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, được coi là động lực mới khắc phục tính chất nhỏ lẻ và manh mún, nhưng số lượng và quy mô vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nông nghiệp của Huyện.

Mối liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể cịn rất hạn chế, chưa có sự liên kết, hỗ trợ thực sự giữa bốn nhà do đó khả năng sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm cịn thấp..Cơng nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản phát triển chậm, quy mô nhỏ bé, cơng nghệ lạc hậu. Trong bối cảnh hiện nay, q trình tồn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến

sản xuất nơng nghiệp, nhất là khi đất nước tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế địi hỏi chất lượng nơng sản xuất khẩu phải theo đúng quy trình chặt chẽ. Vì vậy, phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường đang chịu những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế làm cho sức cạnh tranh của hàng hố nơng sản thấp, chưa tạo dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường, giá cả thị trường thấp, chịu sức ép của thương lái về giá cả và tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, điều kiện thời tiết, môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Xuân Trường

Trong thời gian gần đây, do diễn biến xấu của tình trạng nóng lên tồn cầu, do sự phá hoại môi trường của các hoạt động sản xuất và phát triển không bền vững, diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp hàng năm gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông dân. Tần suất thiên tai ngày càng dày, mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn. Trong những năm qua liên tục xuất hiện bão lớn, mưa to gây lũ lụt, lở đất, nước biển dâng, ngập mặn, rét đậm, rét hại. Thêm vào đó là tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp trên quy mô rộng cho cả cây trồng, vật nuôi và con người. Trên lúa xuất hiện dịch rầy nâu, vàng lùn xoắn lá, trên gia súc xuất hiện bệnh lở mồm long móng, lợn tai xanh, cúm lợn, dịch lợn tả châu phi, trên gia cầm bệnh cúm tiếp tục đe dọa. Các bệnh dịch này chẳng những gây thiệt hại trực tiếp cho sản xuất mà một số loại bệnh của gia súc, gia cầm có nguy cơ lây lan sang cho người, gây khó khăn ổn định KTXH của Huyện.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng ở huyện Xuân Trường có thời điểm, có lúc chưa kịp thời

Các cấp ủy, chính quyền một số xã chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Đề án phát triển KTNN, thiếu chủ động, sáng tạo trong

quá trình tổ chức thực hiện; vẫn cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại cấp trên. Việc duy trì và nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp của địa phương, cơ sở có biểu hiện chững lại là do có tư tưởng tự mãn, chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo. Vai trò định hướng, tổ chức, hỗ trợ của nhà nước ở một số địa phương chưa được phát huy. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đồn thể và tổ cơng tác phát triển KTNN của huyện có lúc, có việc chưa chặt chẽ, chưa tích cực, chủ động, chưa xác định rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác tham mưu chỉ đạo lĩnh vực phụ trách.

Công tác tuyên truyền ở một số địa phương chưa được liên tục và sâu rộng. Nhận thức của một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nông dân về phát triển KTNN cịn hạn chế, người nơng dân chưa nhận thức đúng vai trị chủ thể của mình trong phát triển KTNN, do vậy cịn tư tưởng do dự, trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền các cấp, chưa tích cực, chủ động và tự nguyện trong đóng góp phát triển KTNN.

Hai là, nhận thức của một bộ phận người dân về việc liên kết hợp tác trong sản xuất và thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Xuân Trường cịn hạn chế

Qua thực hiện các mơ hình, dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp với người nông dân cho thấy, nhận thức của một bộ phận cán bộ và nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này chưa thật tốt. Do đó, nhiều sản phẩm vốn là thế mạnh của địa phương nhưng chưa được hoàn thiện theo quy chuẩn; chưa quảng bá được nhiều nơng sản của huyện Xn Trường đến với người dân ngồi tỉnh và nước ngoài biết đến. Thiếu sự gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường cho nên hiệu quả chưa cao; số lượng sản phẩm có giá trị để trở thành hàng hóa cịn ít; phần lớn các sản phẩm nông nghiệp đang được tiêu thụ và xuất bán ở dạng thô, giá trị thấp. Với một huyện ven biển thì phát triển thủy sản mới là thế mạnh, cùng với KCHT. Do đó, việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ở huyện Xuân

Trường có phần hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến các dự án đã được phê duyệt đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Huyện chậm tiến độ.

Ba là, trình độ dân trí khơng đồng đều, tập qn truyền thống là nguyên nhân khiến việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Xn Trường gặp khó khăn

Trong những năm qua, trình độ dân trí của người dân đã được nâng lên đáng kể; trình độ, kỹ năng của người lao động trong sản xuất nông nghiệp cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên mức độ chuyển biến đó cịn dàn trải, chưa có một sự đột phá, nổi trội trong những người lao động. Kéo theo đó là một sự tiến lên từ từ của sản xuất, chưa có một sự thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất nơng nghiệp. Tuy huyện Xn Trường đã hồn thành dồn điền, đổi thửa đã tạo điều kiện xây dựng vùng sản xuất tập trung, nhưng do điều kiện tự nhiên và việc phân bố dân cư mà ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ còn phổ biến, kết hợp với tập quán canh tác truyền thống đã ăn sâu vào tâm trí người nơng dân trở thành thói quen của người nơng dân. Lực lượng lao động thiếu những người có trình độ cao. Số người trong độ tuổi lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng còn nhiều hạn chế, chỉ tập trung chủ yếu ở các trang trại, các doanh nghiệp. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp cịn chậm và mang tính tự phát. Sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên; quy trình tổ chức sản xuất nhiều cơ sở chăn ni và hộ gia đình cịn lạc hậu, đầu tư thâm canh cịn ít, chưa đầu tư sản xuất theo mơ hình khép kín.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w