Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 89 - 91)

phát triển kinh tế nông nghiệp

Khoa học và công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường. Đây cũng là một trong những mắt khâu trọng yếu nhất cần đột phá để đẩy nhanh quá trình phát triển KTNN của Huyện. Mặc dù, những năm qua, Huyện ủy, UBND Huyện đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và dành sự quan tâm đặc biệt đến ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa nhiều và còn nhiều mặt hạn chế. Do đó, để phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường cần thực hiện tốt giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KHCN. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN, nhất là tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác và cơ giới hóa trong sản xuất. Để tạo đột phá trong tăng năng suất, chất lượng và sản lượng hàng hóa nơng sản. Thực hiện giải pháp này cần làm tốt một số biện pháp sau:

Một là, tăng cường các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân

Hàng năm tổ chức các buổi tập huấn, tham quan, tổ chức hội thảo, hội nghị đầu bờ, trình diễn mơ hình, gặp mặt những hộ nơng dân sản xuất giỏi, gương điển hình tiên tiến. Phát triển khoa học kỹ thuật gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ nông nghiệp..Trước hết, ưu tiên chọn đào tạo một cách toàn diện kỹ thuật, quản lý, quản trị kinh doanh và thị trường cho những người sản xuất giỏi, vì đây là những người tiến bộ nhất, sẵn sàng áp dụng những cơng nghệ mới vào sản xuất. Từ đó, những hộ sản xuất khác thơng qua gương sản xuất tốt để học và áp dụng vào điều kiện sản xuất của mình tạo thu nhập cao trong SXKD.

Hai là, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và các hoạt động sản xuất kinh doanh

Mạnh dạn tiếp thu công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đưa các giống mới cho năng suất và chất lượng cao vào sản xuất. Trang

bị các phương tiện, công cụ máy móc vào sản xuất trên đồng ruộng, tiến tới cơ giới hóa. Hình thành các vùng sản xuất chun canh, các vùng tập trung sản xuất sản phẩm nông sản hàng hố. Đẩy nhanh các ngành cơng nghiệp chế biến nông sản; chế biến các sản phẩm hàng hố trong chăn ni, thuỷ sản.

Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức và chỉ đạo hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ tiến bộ xuống tận hộ nông dân, cung cấp cho nông dân những thông tin kinh tế, kỹ thuật, các kiến thức giao dịch trong kinh doanh, hợp đồng kinh tế, vay trả nguồn vốn tín dụng, tiếp cận thị trường, hiểu biết việc mua bán trao đổi sản phẩm, hướng dẫn tổ chức các hoạt động kinh doanh..Tăng cường

huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông cả về nội dung và phương pháp hoạt động; tăng cường đội ngũ công tác khuyến nông để đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, tuyển chọn các giống cây trồng như các giống lúa đặc sản, ngô lai, đậu tương, các giống cây ăn quả có chất lượng cao; các giống vật nuôi tốt như lợn hướng nạc, gia cầm hướng thịt ngon vào sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, tăng nhanh chất lượng cũng như khối lượng sản phẩm hàng hố. Xây dựng các mơ hình trình diễn trên đồng ruộng, chuồng trại, trên cơ sở đó nhân rộng mơ hình ra tồn Huyện.

Ba là, nâng cao trình độ của lao động trong nông nghiệp để đẩy nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng năng suất lao động

Áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nơng nghiệp thì giải pháp rút lao động nơng nghiệp sang các ngành khác và nâng cao chất lượng, kỹ năng lao động nông nghiệp là giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp như việc xây dựng các khu chế biến nông sản, phát triển các dịch vụ nông nghiệp như tổ máy cày, làm đất; tổ phơi, sấy; tổ bảo vệ thực vật; tổ cung cấp nước thủy lợi mang tính chuyên nghiệp cũng là cách rút nhanh lao động ra

khỏi khu vực nông nghiệp. Song song với việc chuyển dịch lao động nơng nghiệp sang các ngành khác, thì việc nâng cao chất lượng và kỹ năng lao động nông nghiệp theo những cách thức như:.Nâng cao trình độ văn hóa, khoa học cho nơng dân để họ trở thành chủ thể sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KHCN, đủ sức tiếp nhận sự tác động từ bên ngồi thơng qua chính sách đầu tư của nhà nước, địa phương về giống mới, phương pháp canh tác mới, các tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản; Tạo lập cơ sở pháp lý và chính sách khuyến khích việc đa dạng hóa các hình thức khuyến nơng, chuyển giao cơng nghệ cho nơng dân, nhất là chuyển giao kiến thức về phương pháp sản xuất sạch trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; Nâng cao kiến thức cho nông dân về ngành hàng, thị trường nông sản và cả các phương pháp bảo quản, chế biến nông sản trước khi đưa ra thị trường cần tiến hành nhiều hình thức: đào tạo kiến thức nơng nghiệp ở các cấp học từ phổ thông cho đến đại học và sau đại học để đào tạo thành những cán bộ khuyến nông, những chuyên gia về nông nghiệp; đối với thanh niên trẻ cần khuyến khích và hỗ trợ học nghề một cách cơ bản, chính quy để đủ khả năng tự tạo việc làm ở nông thôn; đối với lao động lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp, cần đào tạo tại chỗ, ngắn hạn, gắn việc đào tạo với thực hành tại đồng ruộng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w