nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Một là, mâu thuẫn giữa mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với sự bất cập về cơ chế, chính sách
Thực tiễn hiện nay, so với yêu cầu đặt ra, tốc độ phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định về chất lượng, hiệu quả còn nhiều hạn chế. Một trong những yếu tố khiến cho phát triển KTNN trên địa bàn khó khăn, phức tạp chính là sự bất cập trong cơ chế, chính sách quản lý. Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nơng nghiệp chồng chéo, thiếu tính thực tiễn, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn như việc xác định quy hoạch đất nông nghiệp thành các khu vực chăn nuôi, trồng cây và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp; cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nơng dân cịn bất cập dẫn đến nhiều khó khăn phức tạp trong giải quyết tranh chấp, bồi thường cho nơng dân. Thủ tục hành chính cồng kềnh, máy móc, chồng chéo đã làm hao phí thời gian của nông dân và các doanh nghiệp đầu tư trong nơng nghiệp. Những hạn chế trên do cơ chế, chính sách, biện pháp phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường trong thời gian qua còn chưa theo kịp với chủ trương, định hướng, mục tiêu đã đặt ra cho phát triển KTNN. Chưa có chính sách, giải pháp đột phá để hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển KTNN. Việc khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển KTNN của Huyện còn chậm.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, trong thời gian tới Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Xuân Trường cần phải quan tâm, nỗ lực giải quyết tốt mâu thuẫn trên để thúc đẩy phát triển KTNN, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nơng dân. Vì vậy, địi hỏi phải có cơ chế, chính sách phải tồn diện, ổn định, mang tính lâu dài đáp ứng yêu cầu phát triển KTNN.
Hai là, phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với nguồn vốn đầu tư còn thiếu
Phát triển KTNN ở huyện Xn Trường trong thời gian qua gặp khơng ít khó khăn do nguồn vốn cho đầu tư cịn thiếu. Vấn đề vốn là bài tốn khó đối
với huyện Xuân Trường làm cho kết cấu hạ tầng KTXH còn nhiều bất cập. Nguồn nội lực của Huyện đầu tư cho phát triển KTNN cịn ít, trong khi đó nguồn ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Hiện nay, các nguồn lực bảo đảm cho phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường còn nhiều bất cập như hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi, nhân lực. Hơn nữa, để thúc đẩy nhanh việc ứng dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất nơng nghiệp càng địi hỏi chất lượng các nguồn lực phải được bảo đảm tương ứng. Song, đối với huyện Xuân Trường mọi thứ đều trở nên khó khăn như kết cấu hạ tầng KTXH thiếu, chất lượng thấp và đang xuống cấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu cao của nền nông nghiệp hiện đại.
Để giải quyết mâu thuẫn trên địi hỏi chính quyền các cấp và người nơng dân ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định phải nỗ lực không ngừng; kết hợp chặt chẽ giữa nội lực và ngoại lực. Trong đó, Huyện cần phát huy tốt vai trị nội lực, huy động sức mạnh của tồn dân tham gia; có chính sách hợp lý để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, phát triển mơ hình CĐL, đẩy mạnh ứng dụng KHCN mới vào trong sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm kinh phí, xây dựng chuỗi giá trị, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên địa bàn.
Ba là, phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với ứng dụng khoa học và cơng nghệ cịn chậm
Khoa học và cơng nghệ góp phần rất lớn vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của huyện Xuân Trường. Tuy nhiên, hoạt động khoa học cũng như ứng dụng cơng nghệ trong phát triển KTNN vẫn cịn khoảng cách so với yêu cầu đặt ra từ thực tế phát triển KTXH, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dịch bệnh, nước biển dâng đang gia tăng sức ép và
sản phẩm nông nghiệp của Huyện phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Cơ sở trang thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất; nguồn kinh phí dành cho KHCN cịn thấp so với yêu cầu, trong khi việc xã hội hóa nguồn vốn cho lĩnh vực này rất cịn nhiều vướng mắc. Vì vậy, việc ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn Huyện cịn gặp khó khăn,
Để giải quyết mâu thuẫn này, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng của Huyện cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp với nội dung thiết thực, phù hợp đến người nông dân; chủ động mở rộng liên kết, hợp tác với các huyện trong Tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao các tiến bộ KHCN, đồng thời xác định, lựa chọn tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất và cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn của Huyện nhằm xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp; có chính sách động viên, khuyến khích trong việc đào tạo, thu hút nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp; tập huấn, nâng cao kiến thức và khả năng tiếp nhận kết quả tiến bộ KHCN cho nông dân; giới thiệu các tiến bộ, các mơ hình sản xuất, các giống cây trồng, vật nuôi khi đưa vào sản xuất thực tế mang lại hiệu quả cao. Tập trung nguồn lực xây dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Huyện.
* * *
Phát triển KTNN là chủ trương lớn của cả nước nói chung và cuả huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nói riêng. Với sự vào cuộc quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người nơng dân trong tồn Huyện, những
năm qua phát triển KTNN của Huyện đã có nhiều chuyển biến góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường vẫn còn những hạn chế như: Sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, quy mơ nhỏ, đầu tư cho nơng nghiệp cịn thấp, ứng dụng KHCN còn chậm; sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào thời tiết; thị trường tiêu thụ nơng sản cịn thiếu ổn định, năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa cao; sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm cịn thấp. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường. Tác giả đã chỉ ra được những mâu thuẫn từ thực trạng phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường đó là: Mâu thuẫn giữa mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Xuân Trường với nhận thức và ý thức của nông dân, với nguồn lực đầu tư còn hạn chế và ứng dụng KHCN còn chậm. Từ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra trên đây là cơ sở để tác giả đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
Chương 3