Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp đồng bộ và hiện đạ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 96 - 101)

phát triển kinh tế nông nghiệp đồng bộ và hiện đại

Kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế nông nghiệp là điều kiện bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống tại nông thôn. Những năm qua, việc đầu tư xã hội cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Để đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển kinh tế nông nghiệp, những năm tới phải đẩy mạnh việc đầu tư các kết cấu hạ tầng chủ yếu phục vụ nông nghiệp như thủy lợi, đường giao thông, điện phục vụ sản xuất nông nghiệp Để đảm bảo một kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp đồng bộ và hiện đại phù hợp với mục tiêu CNH, HĐH hóa nơng nghiệp, nơng thơn, cần thực hiện các yêu cầu cụ thể sau:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Vì đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp là có khối lượng vận chuyển vật tư, hàng hóa rất lớn và quanh năm. Do vậy, cần ưu tiên huy động các nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh một bước cơ bản kết cấu hạ tầng giao thơng, đảm bảo liên hồn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng, các xã trong huyện và kết nối với các huyện trong tỉnh và các khu vực kinh tế trọng điểm. Tập trung cải tạo, mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thơng chính của huyện, đường liên xã, liên huyện, đặc biệt là hệ thống giao thông nội đồng với phương châm nhà nước

và nhân dân cùng làm, áp dụng linh hoạt các hình thức qun góp trong nhân dân.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi, kiểm sốt lũ, chủ động phịng chống thiên tai; bảo đảm tưới tiêu an toàn, chủ động, khoa học cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống nông dân. Tập trung làm mới, đồng thời, nâng cấp các cơng trình thủy lợi hiện có, kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng kết hợp với đường giao thông nội đồng để đảm bảo chủ động tưới cho tồn bộ diện tích các vùng thâm canh cao sản tập trung, cơng nghệ cao, vùng sản xuất hàng hóa; đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho cây trồng. Củng cố hệ thống đê, kè ven sơng, chủ động phịng ngừa lũ lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Thứ hai, đầu tư phát triển ngành điện, thông tin và truyền thông phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành điện đầu tư xây dựng, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa hệ thống truyền tải và phân phối điện, đảm bảo cấp điện ổn định với chất lượng cao, giảm sự cố và tổn thất điện năng. Giải quyết vấn đề này góp phần vào việc thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KTNN của Huyện. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thơng với cơng nghệ hiện đại: đảm bảo có độ bao phủ rộng với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao. Nâng cấp hệ thống phát thanh, truyền hình của huyện và các xã, tăng nhanh lượng người dân sử dụng dịch vụ internet phục vụ cho ứng dụng KHCN vào sản xuất, thực hiện chỉ đạo điều hành, quản lý hồ sơ, văn bản trên môi trường mạng; dịch vụ hành chính cơng được đưa lên cổng thơng tin điện tử.

Phát triển KTNN có vai trị quan trọng đặc biệt trong q trình phát triển KTXH của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Vì vậy, phát triển KTNN là vấn đề tất yếu, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân; bảo đảm an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế ổn định bền vững; góp phần quan trọng thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong phát triển KTXH và đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được điều đó, địi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các quan điểm và giải pháp về phát triển KTNN. Trong chương 3, tác giả đã đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định thời gian tới. Mỗi quan điểm, giải pháp có vị trí và tầm quan trọng khác nhau, song nằm trong một chỉnh thể thống nhất, giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau thúc đẩy quá trình phát triển KTNN đạt hiệu quả cao. Thực hiện những quan điểm, giải pháp này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, đồn kết, thống nhất của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các đoàn thể, mà trước hết là vai trị chủ thể của người nơng dân, những người trực tiếp lao động sản xuất trong nông nghiệp. Huyện Xuân Trường đã tập trung quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch; cơ chế, chính sách; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển kết cấu hạ tầng KTXH; huy động các nguồn nội lực và ngoại lực cho phát triển KTNN; đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị, mở rộng thị trường nơng sản và các hình thức tổ chức sản xuất trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

KẾT LUẬN

Phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định là một nội dung hết sức quan trọng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của Huyện, đã và đang thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.

Chương 1, tác giả luận giải cơ sở lý luận về phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Trong đó, tác giả đi sâu phân tích, luận giải và làm rõ một số vấn đề lý luận chung về nông nghiệp, KTNN và phát triển KTNN; đã đưa ra được quan niệm trung tâm; xác định nội dung và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường.

Chương 2, đánh giá thực trạng phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tác giả đánh giá được những thành tựu, hạn chế trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường. Tập trung phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường trên các mặt, nội dung cụ thể với nguồn tài liệu phong phú cập nhật. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trên cơ sở đó, tác giả xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Để phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nhanh và bền vững, đòi hỏi phải dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTNN của Huyện để đề ra các quan điểm và giải pháp phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường mang tính khoa học, sát thực tế. Theo đó, tác giả đã đề xuất được 3 quan điểm, 5 nhóm giải pháp phát triển

KTNN ở huyện Xuân Trường. Các quan điểm và giải pháp trên là một chỉnh thể thống nhất khơng tách rời, có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại và hỗ trợ nhau. Vì vậy, khơng được tuyệt đối hóa bất cứ nhóm giải pháp nào. Trong q trình tổ chức thực hiện, địi hỏi các chủ thể phải thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm túc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KTNN của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 96 - 101)