Nghiên cứu, đề xuất, bổ sung, hồn thiện các hình thức tổ chức kinh tế trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 91 - 96)

kinh tế trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu phát triển KTNN và các hình thức tổ chức SXNN ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã được đổi mới, phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển KTNN hàng hóa. Kinh tế hộ gia đình phát triển nhanh, giữ vai trị quan trọng, trong đó đã có nhiều hộ phát triển theo hình thức kinh tế trang trại. Với tiềm năng phát triển đó làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được nâng lên; thu nhập thực tế của nông dân

tăng khá nhanh..Tuy nhiên, trước yêu cấu mới của sự phát triển, trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế sâu rộng, KTNN đang bộc lộ những yếu kém, khó khăn và đứng trước những thách thức to lớn cần được khắc phục, vượt qua. Thực trạng này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền huyện Xn Trường cần phải có chủ trương, chính sách, giải pháp đúng đắn và đồng bộ để tạo ra bước đột phá trong phát triển KTNN. Trong đó, nghiên cứu, đề xuất, bổ sung, hồn thiện các hình thức tổ chức kinh tế trong phát triển kinh tế nông nghiệp là một giải pháp cần thiết hiện nay. Các biện pháp đó là:

Một là, đổi mới, sắp xếp các phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp

Sau 35 năm đổi mới đất nước, QHSX trong nơng nghiệp có bước đổi mới căn bản và toàn diện, là cơ sở để nơng nghiệp có những bước phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện mới hiện nay, KHCN phát triển, chúng ta cần tiếp tục đổi mới hơn nữa phương thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp cho phù hợp, đẩy mạnh cơ giới hóa, điện khí hóa để phát triển KTNN.’Để đổi mới phương thức tổ chức SXNN, cần phải phát triển mạnh các loại hình tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa và kinh tế trang trại; phát triển các tổ chức của nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hội); tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nông quốc doanh, phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp về cả số lượng và chất lượng.

Hai là, phát huy vai trị của cơng nghiệp đối với phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định

Vai trị của cơng nghiệp đối với phát triển KTNN thơng qua cơ khí hóa, điện khí hóa để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm cũng như hiệu quả lao động nơng nghiệp là vấn đề quan trọng. Vì vậy, phát triển công nghiệp và nông nghiệp phải bảo đảm sự cân đối, hài hịa. Ngồi việc ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp, cần đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, tiểu thủ cơng nghiệp, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn huyện Xn Trường. Trong hoạch định chiến lược tổng thể về xây dựng, phát triển các xã nông thôn mới theo hướng gắn kết chặt chẽ hơn giữa phát triển nông nghiệp và phát triển cơng nghiệp, nhất là cơng nghiệp chế biến phải có sự phối hợp đồng bộ.

Ba là, tăng cường hợp tác, liên kết để phát triển KTNN trên cơ sở xác lập cơ chế hợp tác, liên kết theo hướng tăng cường vai trò và trách nhiệm của các chủ thể

Hiện nay huyện Xuân Trường đã hoàn thành quy hoạch phát triển nơng nghiệp đến năm 2030. Vì vậy, việc xác lập địa bàn với các chức năng của mỗi nơi khác nhau để phát triển KTXH cũng như phát triển KTNN, là chủ trương đúng của Đảng bộ và chính quyền Huyện nhằm phát huy thế mạnh mỗi địa bàn, tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển; song sự phát triển của mỗi địa bàn thiếu bền vững..Nguyên nhân chủ yếu là

chưa xác lập rõ cơ chế liên kết, hợp tác; chưa xác lập không gian thống nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển; sự tăng trường của mỗi địa bàn chủ yếu do nỗ lực tự thân mà chưa dựa trên hợp tác, liên kết trong chiến lược chung; mỗi địa bàn với tư cách là một đơn vị riêng, phân biệt bởi địa giới hành chính; cơ cấu ngành, lĩnh vực ở mỗi địa bàn không khác nhau; định

hướng đầu tư ở mỗi địa bàn theo khuân mẫu giống nhau, làm cho môi trường đầu tư không hấp dẫn, kém hiệu quả, gây lãng phí. Vì thế, để mỗi địa bàn là một cực tăng trưởng cần tăng cường hợp tác, liên kết. Muốn vậy, phải xác lập cơ chế hợp tác, liên kết trên cơ sở phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể. Chỉ như vậy, hợp tác, liên kết địa bàn để phát triển KTNN mới có hiệu quả thiết thực.

Bốn là, nâng cao hiệu quả liên kết trong phát triển KTNN, trong đó hệ thống chính quyền các cấp giữ vai trò quyết định

Chủ trương liên kết trong phát triển KTNN được triển khai từ nhiều năm, nhiều địa phương đã làm nhưng kết quả rất hạn chế. Ở nhiều xã, mối liên kết chỉ là hình thức, thậm chí sự lỏng lẻo trong mối liên kết này là cơ hội để các chủ thể triệt để lợi dụng, khai thác phục vụ cho lợi ích của riêng mình. Ngun nhân chủ yếu của hạn chế này là chính sách liên quan đến mối liên kết vừa chưa đồng bộ,,vừa thiếu cơ sở pháp lý để ràng buộc lợi ích và trách nhiệm giữa các chủ thể này. Thực tế không thành công của liên kết bốn nhà chưa đồng bộ, vừa thiếu cơ sở pháp lý để ràng buộc lợi ích và trách nhiệm giữa các chủ thể này. Thực tế không thành công của liên kết ở nhiều địa phương cho thấy, chính quyền chưa phát huy vai trị quản lý, chưa rõ trách nhiệm trong mối liên kết này. Vì vậy, cần đánh giá lại sự liên kết này để kịp thời điều chỉnh theo hướng làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể, trong đó phải xác định một chủ thể với vai trị chủ trì giải quyết các vấn đề liên quan đến liên kết trong phát triển KTNN. Cần thống nhất rằng, chính quyền các cấp của Huyện giữ vai trò quan trọng trong liên kết để phát triển KTNN.

Năm là, phát triển hợp tác xã kiểu mới và các mơ hình để phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường

Phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường thời gian qua cho thấy, loại hình HTX kiểu cũ khơng cịn phù hợp đã được chuyển đổi và hình thành nhiều HTX mới. Những HTX kiểu mới bước đầu đã thực hiện có hiệu quả hỗ trợ kinh tế hộ và các thành phần KTNN phát triển thông qua cung cấp dịch vụ đầu vào giá thấp. Đồng thời phối hợp kế hoạch sản xuất và tổ chức tiêu thu sản phẩm cho kinh tế hộ, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ, góp phần cơ cấu phát triển KTNN, nâng cao thu nhập cho nơng dân. Thực tế đó cho thấy, với HTX kiểu mới, phát triển KTNN ở huyện Xuân Trường có khả năng chuyển sang giai đoạn phát triển mới về chất, có tính đột phá, vì HTX kiểu mới đã và đang khắc phục các yếu kém, cản trở sự phát triển của KTNN kéo dài.

Ngồi mơ hình HTX kiểu mới trong nơng nghiệp đang phát triển ở huyện Xn Trường, cịn xuất hiện mơ hình liên kết giữa nông dân với các tổ chức KTNN khác. Tuy nhiên mơ hình liên kết này chưa vững chắc, chưa phát triển rộng rãi trong nơng nghiệp. Vì vậy, ngồi việc tổng kết, đổi mới và xây dựng các mơ hình liên kết, các loại hình tổ chức KTNN có hiệu quả, cần có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các tổ chức kinh tế như: doanh nghiệp, HTX, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mơ phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn.”Hình thành tổ chức phát triển KTNN hiện đại, phát triển các loại hình kinh tế HTX kiểu mới, các mơ hình liên kết sản xuất,

chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, liên kết nông nghiệp với công nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 91 - 96)