Bảng kế hoạch đầu tư

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án đầu tư TS Võ Ngàn Thơ (Trang 57 - 59)

Chương 5 Nghiên cứu phân tích tài chính của dự án đầu tư

5.5 Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án

5.5.1.1 Bảng kế hoạch đầu tư

Bảng kế hoạch đầu tư thể hiện tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và lãi vay trong thời kỳ xây dựng (nếu cĩ). Dựa vào bảng này sẽ thấy được tiến độ phân bổ vốn đầu tư, danh mục các loại tài sản là bao nhiêu. Từ đĩ làm cơ sở để tính khấu hao hàng năm cho dự án. Để tính tốn chúng ta cĩ thể lập bảng theo mẫu sau:

50

Khoản mục Giai đoạn xây dựng Giai đoạn sản xuất Tổng vốn

(tính hiện giá)

Năm 1 Năm 2 --- Năm 1 Năm 2 ---

1. Vốn cố định 2. Vốn lưu động

3. Lãi vay trong giai đoạn xây dựng 4. Tổng vốn đầu tư

Những lưu ý khi tính tốn vốn cố định

Rất nhiều dự án đầu tư chỉ mang tính bổ sung thêm cho những hoạt động kinh tế đang cĩ, do vậy phần lợi ích và chi phí cĩ liên quan tới các dự án mới chỉ là phần tăng thêm ngồi những phần sẽ luơn phát sinh, ngay cả khi dự án mới khơng được thực hiện thêm. Những khoản chi trước đây, hiện đã trở thành trách nhiệm tài chính trong tương lai của cơng ty sẽ khơng được tính đến trong khi lập và thẩm định dự án mới.

Trường hợp cần cân nhắc tới các tài sản phát sinh từ các khoản chi trước đây trong khi thẩm định dự án mới là khi các tài sản đĩ lẽ ra cĩ thể được đem bán thu tiền nếu như dự án mới khơng được thực hiện, nhưng trên thực tế đã bị ghép vào với dự án mới. Trong những trường hợp như vậy, giá trị thanh lý của các loại tài sản này mới là thơng số liên quan đến dự án mới chứ khơng phải là giá trị gốc của các khoản chi này. Chúng ta cần nhận thức rằng giá trị thanh lý của các tài sản thường mang một phần đáng kể giá trị chi phí gốc ban đầu, do đĩ khơng thể bị bỏ sĩt. Vì vậy, nếu trong trường hợp tài sản được giữ lại, thì giá trị thanh lý của tài sản phải được tín đến trong tổng chi phí đầu tư của dự án mới. Tuy nhiên, nếu các tài sản hiện cĩ cĩ thể được đem bán với tư cách là những đơn vị hoạt động chứ khơng phải thuộc diện thanh lý, thì phần chi phí vốn cho các tài sản đĩ được tính làm chi phí vốn của dự án mới, sẽ là phần giá trị đang được sử dụng của tài sản đĩ.

Một vấn đề tương tự cũng phát sinh vào thời điểm cuối chu kỳ dự án, khi một số tài sản của dự án chưa bị mất giá trị hồn tồn. Do vậy, dự án sẽ cĩ thêm một khoản thu cuối cùng phát sinh từ việc bán thanh lý các tài sản này. Hoặc theo cách khác, nếu việc tiếp tục duy trì dự án như là một bộ phận của một đơn vị đang hoạt động khác là cĩ nhiều thuận lợi hơn, thì những tài sản đĩ sẽ cĩ một giá trị đang sử dụng, cao hơn so với giá trị thanh lý. Trong những trường hợp như vậy, phần giá trị cao hơn trong hai loại giá trị thanh lý và sử dụng sẽ được sử dụng để tính phần lợi ích cuối cùng của dự án.

Phương thức tính giá trị thanh lý của tài sản chính xác nhất là đem tài sản đĩ cho các chuyên gia cĩ nhiều kinh nghiệm trên các thị trường thiết bị cũ, nhà xưởng, đất đai, đánh giá. Theo cách tương tự, chúng ta cũng cĩ thể xác định được tương đối chính xác giá trị đang sử dụng của các tài sản này.

Một phương thức kém chính xác hơn, song thuận tiện hơn, đối với việc xác định giá trị thanh lý của các tài sản hiện cĩ là lấy giá trị trên sổ sách của tài sản trừ đi giá trị trên sổ sách của các chi phí lắp đặt. Khi tính giá trị trên sổ sách, chúng ta phải trừ đi phần chi phí vốn cĩ liên quan tới việc lắp đặt thiết bị do những chi phí đĩ khơng cĩ giá trị thanh lý gì nữa khi nhà máy bị tháo dỡ. Ngược lại, khi sử dụng giá trị trên sổ sách để tính giá trị đang sử dụng của tài sản, chúng ta phải tính tới chi phí lắp đặt thiết bị. Trong cả hai trường hợp, giá trị trên sổ sách

51

của tài sản phải được điều chỉnh theo tác động của lạm phát và nếu được theo giá cả thay thế của tài sản kể từ khi mua những tài sản đĩ.

Trong quá trình vận hành dự án, chúng ta phải tính được hết mọi chi phí và lợi ích của dự án, cũng như sự chênh lệch của các biến số này trong trường hợp dự án khơng được thực hiện so với trường hợp dự án được thực hiện. Một sai lầm thường hay mắc phải trong vấn đề này là chúng ta cho rằng đối với dự án mới mọi chi phí hoặc lợi ích đều là chi phí hoặc lợi ích tăng thêm, trong khi trên thực tế khơng phải như vậy. Do đĩ, chúng ta phải hết sức lưu ý trong khi xác định “phương án gốc” trong đĩ cĩ tính đến một cách thực tế mọi chi phí và lợi ích nếu như dự án mới khơng được thực hiện.

Tính tốn các chi phí đầu tư cĩ thể gặp nhiều khĩ khăn khi hạng mục của nĩ khơng cĩ đơn giá cụ thể. Vì vậy, khi tính tốn ta cố gắng khơng bỏ sĩt khi dự trù kinh phí. Những chi phí đĩ cần cĩ sự nhất trí qua thoả thuận của các bên tham gia đầu tư. Các chi phí cơ bản được tính tốn theo đơn giá, khối lượng dự tốn. Các tính tốn chi phí về quyền sử dụng đất, mặt nước… cần cĩ văn bản xác nhận của các cơ quan cĩ thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị dự án đầu tư TS Võ Ngàn Thơ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)