Một số hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 47 - 52)

Quá trình phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển KT - XH của Tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và đóng góp đáng ghi nhận, phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh còn một số hạn chế yếu kém:

Một là, quy mơ doanh nghiệp cịn nhỏ, tốc độ gia tăng số lượng KTTN có xu hướng chậm dần

Trong những năm qua, KTTN ở Tỉnh phát triển về số lượng, quy mô, huy động một nguồn vốn đáng kể trong xã hội để đầu tư SXKD nhưng thực tế cho thấy quy mơ vốn của các loại hình tổ chức KTTN cịn nhỏ so với doanh nghiệp nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Số lượng doanh nghiệp quy mơ vốn lớn rất ít, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp. Theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ, nếu xét về quy mơ vốn thì các doanh nghiệp KTTN ở tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Số liệu thống kê cũng cho thấy, doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 50 tỷ đồng chiếm 89,8% tổng số doanh nghiệp; doanh nghiệp quy mô vốn lớn trên 100 tỷ chỉ chiếm 1,6% tổng số doanh nghiệp [phụ lục 1]. Quy mô vốn nhỏ khiến cho hoạt động SXKD của các loại hình KTTN trong Tỉnh khó có thể thực hiện được những chiến lược kinh doanh lâu dài. Vốn thấp cũng làm hạn chế đầu tư mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới cơng nghệ, th mướn, đào tạo nâng cao trình độ lao động của các doanh nghiệp.

Cùng với những khó khăn về vốn, quy mơ lao động của doanh nghiệp KTTN cũng còn nhiều hạn chế. Qua số liệu thống kê cho thấy, năm 2018 số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN có dưới 10 lao động chiếm tỷ lệ 66,45%; từ 10 - 200 lao động chiếm tỷ lệ 32,4%; từ trên 200 đến dưới 300 lao động chiếm tỷ lệ 0,70%; doanh nghiệp có trên 300 lao động chiếm tỷ lệ 0,50%; nếu xét về quy mơ lao động thì đa số các doanh nghiệp đang hoạt động đều là

doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động dưới hình thức DNTN và cơng ty TNHH [phụ lục 6]. Với quy mơ nhỏ như vậy, doanh nghiệp KTTN sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và ứng phó với những tác động tiêu cực của những biến động kinh tế.

Là một địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực, ngành nghề nhưng tốc độ gia tăng số lượng của doanh nghiệp KTTN trên địa bàn Tỉnh có xu hướng chậm dần. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, số lượng doanh nghiệp KTTN tăng bình quân 24,38%, nhưng từ năm 2018 đến 2019, tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp KTTN chỉ đạt bình qn 6,95% . Loại hình DNTN có tốc độ gia tăng khơng đều, nếu năm 2015 có 269 doanh nghiệp thì đến năm 2017 giảm cịn 261 doanh nghiệp, năm 2019 có 299 doanh nghiệp [Bảng 2.1]. Sở dĩ, có hiện tượng số lượng DNTN tăng chậm qua các năm là do tiềm lực của các DNTN còn nhiều hạn chế và do áp lực cạnh tranh của nền kinh tế và tình hình chung của kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến nền kinh tế trong nước, trong đó tỉnh Bắc Ninh khơng nằm ngồi sự suy giảm mà ảnh hưởng nhiều nhất đến hệ thống doanh nghiệp đặc biệt là DNTN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Số lượng trang trại của tỉnh Bắc Ninh cũng rất hạn chế; so với các địa phương trong vùng Đồng bằng Sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, số lượng trang trại của Bắc Ninh là thấp nhất (năm 2018, Bắc Ninh có 154 trang trại, Hải Dương có 845 trang trại, Hưng n có 861 trang trại, Thái Bình có 926 trang trại) [43], [44].

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp và đóng góp của KTTN vào GRDP còn chưa cao

Qua thực tế cho thấy, lao động trong các doanh nghiệp KTTN ở tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là công nhân trong các ngành xây dựng và chế biến chế tạo, số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 23,0% tổng số lao động, đến năm

2018, mặc dù có tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm 27,5% tổng số lao động [42]. Điều này có thể do các doanh nghiệp mới thành lập chưa thuê những lao động có trình độ cao do phải trả lương cao, hoặc do mới thành lập họ chưa có điều kiện phát triển tay nghề cho người lao động. Hoặc là, những lao động giỏi thường có xu hướng tìm việc ở những cơng ty lớn, hoạt động lâu năm trên thị trường với mong muốn công việc ổn định và thu nhập cao. Bản thân các chủ doanh nghiệp KTTN cũng thiếu trình độ kiến thức, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng về quản lý SXKD và hiểu biết về công nghệ và thị trường.

Theo số liệu thống kê cho thấy giai đoạn từ năm 2015 - 2019 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp KTTN thấp và tăng tăng giảm không đều. Năm 2015, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp KTTN là 0,7%, đến năm 2018, 2019 đều là 1,23%. Cũng trong giai đoạn đó, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp kinh tế nhà nước năm 2015 là 2,7% và đến năm 2019 là 2,55%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hẳn, năm 2015 là 8,4% và năm 2019 là 7,53%. Riêng DNTN thường xuyên có tỷ xuất lợi nhuận âm và có xu hướng thua lỗ tăng lên. Năm 2015 DNTN có tỷ suất lợi nhuận âm 0,4% với tổng số tiền bị lỗ là 8 tỷ đồng; tương ứng năm 2019 DNTN có tỷ suất lợi nhuận âm 0,83% với tổng số tiền bị lỗ tăng lên 42 tỷ đồng [phụ lục 7]. Từ đó cho thấy, hiệu quả SXKD của KTTN, nhất là DNTN vẫn cịn nhiều hạn chế.

Mặc dù đã có những đóng góp nhất định vào phát triển KT - XH, hiện nay đóng góp vào GRDP của KTTN trên địa bàn Tỉnh cịn hạn chế, mới chỉ đạt 24,2%. Hơn nữa, từ năm 2015 đến năm 2019, tỷ trọng đóng góp của KTTN trong GRDP khơng tăng thậm chí cịn giảm (năm 2015 tỷ trọng đóng góp GRDP đạt 26,5%, năm 2019 tỷ trọng chỉ là 24,2%). Trong khi đó tỷ trọng đóng góp của kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi năm 2015 là 60,6%, đến năm 2019 là 65,9% [phụ lục 5].

Mặc dù KTTN đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng nhưng cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng lĩnh vực còn bất hợp lý.

Năm 2019, tỉnh Bắc Ninh có 4.101 doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 56,65% trong tổng số doanh nghiệp KTTN, nhưng chủ yếu đầu tư trong các ngành nghề kinh doanh truyền thống sử dụng nhiều lao động như thương mại, du lịch, vận tải, lưu trú, ăn uống. Cịn ít các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành dịch vụ hiện đại địi hỏi trình độ cơng nghệ cao, chun mơn sâu như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logicsstic, cơng nghệ thơng tin. Với cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ như hiện nay mới chỉ chủ yếu giải quyết bài toán việc làm nhưng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thấp, sức cạnh tranh yếu và thu nhập của người lao động chưa cao. Trong lĩnh vực cơng nghiệp xây dựng có 2.799 doanh nghiệp, chiếm 40,09% tổng số doanh nghiệp; việc chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp của các doanh nghiệp tuy đã diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng cịn ít đầu tư vào ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp phụ trợ. Hiện KTTN mới chỉ chiếm tỷ trọng lớn ở xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, sản xuất lương thực xay xát, sản xuất giấy, bìa [36].

Cơ cấu giá trị của KTTN cũng còn những hạn chế nhất định. Xét về cơ cấu tổng sản phẩm của KTTN, đóng góp của hộ kinh doanh cá thể hiện đang cao hơn so với doanh nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2015, kinh tế hộ cá thể đã đóng góp nhiều hơn doanh nghiệp KTTN trong tổng sản phẩm: Năm 2016, 2017, 2018, kinh tế hộ đóng góp lần lượt là 19.267 tỷ đồng (chiếm 53,9%), 21.282 tỷ đồng (chiếm 53,1 %) và 23.179 tỷ đồng (51,6%); cịn doanh nghiệp chỉ đóng góp lần lượt là 15.900 tỷ đồng (chiếm 44,5%), 18.287 tỷ đồng (chiếm 45,6%) và 21.246 tỷ đồng (chiếm 47,3%) [phụ lục 5].

Sự phân bố của các cơ sở KTTN nhất là doanh nghiệp tư nhân không đều giữa các khu vực địa phương trong Tỉnh. Theo đó, KTTN tập chung chủ

yếu ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, nơi có điều kiện SXKD thuận lợi trong khi các vùng nông thôn, sự đầu tư, phát triển của KTTN còn hạn chế. Số liệu thống kê sự phân bố các loại hình doanh nghiệp, cơ sở KTTN tỉnh Bắc Ninh năm 2018 cho thấy, cơ sở KTTN tập trung 38,8% ở Thành phố Bắc Ninh; 17,6% ở Thị xã Từ Sơn; 12,6% ở Huyện Tiên Du, 8,3% ở Huyện Quế Võ, còn lại ở các huyện khác chiếm tỷ lệ rất thấp [phụ lục 8]. Điều đó phản ánh sự phát triển không đều và mất cân đối giữa các vùng, các địa phương trong Tỉnh có xu hướng gia tăng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w