Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh phải phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 66 - 68)

cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đem lại cơ hội to lớn cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng có thể nhanh chóng phát triển kinh tế - xã hội. Tích cực chủ động hội nhập quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu là chìa khóa thành cơng cho các quốc gia nói chung, các địa phương nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Do đó, cần chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để KTTN có thể thực hiện đầy đủ hệ thống nguyên tắc và thông lệ quốc tế, đặc biệt là các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh tham gia. Quán triệt quan điểm này, Tỉnh cần chú trọng những nội dung yêu cầu sau:

Thứ nhất, phát triển KTTN phải thường xuyên nâng cao nhận thức và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế về hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, ngày càng sâu rộng, làm chủ thông tin là làm chủ sức mạnh hội nhập. Do vậy, để có thể hội nhập hiệu quả, cần nâng cao nhận thức cho chủ thể phát triển KTTN về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là nhận thức về các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới; đồng thời, tăng cường cơng tác dự báo, bám sát tình hình thị trường, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, kịp thời thơng báo thơng tin cho các doanh nghiệp. Tích cực tuyên truyền về các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương trên các ấn phẩm, tài liệu, phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình liên quan đến các hiệp định, chương trình hợp tác để nâng cao nhận thức của cán bộ,

người dân, tổ chức doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc phát triển kinh tế của Tỉnh nói chung và các doanh nghiệp KTTN nói riêng; về cơ hội, thách thức trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác lợi thế, khắc phục hạn chế, khó khăn, tận dụng cơ hội và giảm thiểu thách thức, tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bản thân các doanh nhân, doanh nghiệp KTTN cần phải nâng cao nhận thức tư duy tồn cầu hóa và xây dựng tâm thế để vượt lên chính mình, chủ động, sáng tạo, nắm bắt và làm chủ thị trường trong nước, vươn ra tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.

Thứ hai, Tỉnh cần tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu

Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra gay gắt trên bình diện tồn cầu, sự ra đời của doanh nghiệp khởi nghiệp là con đường giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu. Để thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp thành cơng, cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Bởi lẽ, khởi nghiệp cần sự phát triển đồng bộ và hiệu quả của nhiều yếu tố để phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, Tỉnh cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững làm nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp. Cùng với đó là thực hiện tốt các cơ chế, chính sách tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tích cực tham gia vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ KTTN tiếp cận, khai thác các cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư và thương mại quốc tế; xóa bỏ rào cản bất hợp lý đối với KTTN khi tham gia thương mại, đầu tư quốc tế. Tạo điều kiện để KTTN phát triển, nâng cao năng lực từng bước tham gia sâu, vững chắc vào chuỗi giá trị khu vực và tồn cầu.

Thứ ba, phát huy tính tích cực, chủ động của KTTN tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

Để hội nhập kinh tế quốc tế, bản thân các doanh nhân, doanh nghiệp KTTN cần phải nâng cao năng lực, trình độ SXKD, khả năng cạnh tranh, sức

sáng tạo của mình để nâng cao nội lực, tiếp thu ngoại lực, tham gia hội nhập sâu, rộng vào kinh tế quốc tế. Do vậy cần khuyến khích, hỗ trợ KTTN đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sang tạo với các nhà đầu tư. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ. Tiếp tục đổi mới và nâng nao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chun mơn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm với quê hương, đất nước. Từ đó nâng cao năng lực SXKD, chất lượng sản phẩm của KTTN đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu, rộng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w