trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
Đại hội Đảng lần thứ XII đã có sự phát triển tư duy mang tính bước ngoặt khi khẳng định KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Để phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay KTTN nước ta nói chung, KTTN tỉnh Bắc Ninh nói riêng chưa thật sự trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển KT - XH. Do vậy, phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh phải bám sát quan điểm phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của tỉnh Bắc Ninh. Quán triệt quan điểm này, tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, phát huy mặt tích cực của kinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát hạn chế tiêu cực
Phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế nhưng cịn khơng ít rào cản, định kiến vẫn đang cản trở sự phát triển của KTTN. Trong
đó, rào cản về nhận thức, cùng với tâm lý xã hội kỳ thị đối với KTTN chưa thực sự được xóa bỏ hồn tồn. Do vậy, Nghị quyết số 10-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã khẳng định phát triển KTTN lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong q trình hồn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. KTTN là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với KTTN là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. KTTN được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật khơng cấm. Khuyến khích KTTN tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá hoặc Nhà nước thoái vốn. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để thực hiện quan điểm này cần làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, tơn vinh, khen thưởng đối với KTTN, từ đó, tạo sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức xã hội về vai trò của KTTN. Cùng với xóa bỏ hồn tồn định kiến, rào cản, cần thực hiện giải phóng triệt để các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN tiếp cận, tận dụng các nguồn lực để vươn lên phát triển mạnh mẽ, lành mạnh, đúng hướng. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực của KTTT, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh khơng lành mạnh để trục lợi bất chính.
Thứ hai, tạo lập mơi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thân thiện, thơng thống, thuận lợi cho KTTN phát triển
Để thúc đẩy KTTN phát triển, trong thời gian qua tỉnh Bắc Ninh đã tích cực cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh; chú trọng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo mặt bằng SXKD cho doanh nghiệp, trong đó có các loại hình doanh nghiệp KTTN. Tuy nhiên, việc đẩy
mạnh cải cách, xây dựng mơi trường kinh doanh cịn nhiều hạn chế, chưa thực sự tạo bình đẳng, thơng thoáng, thân thiện, thuận lợi cho doanh nghiệp KTTN. Quán triệt quan điểm này, Chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 10 Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN và Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được Quốc hội thơng qua; đẩy mạnh cải cách hành chính, có chính sách đột phá tháo gỡ những vướng mắc, tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp KTTN phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ cơng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp; đẩy nhanh q trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn Tỉnh tạo ra khơng gian rộng lớn cho KTTN phát triển, tạo điều kiện để KTTN tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh thơng qua việc góp vốn, mua cổ phần; tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý KTTN, hạn chế sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp; đẩy mạnh phát triển hệ thống các loại thị trường.
Thứ ba, phát triển kinh tế tư nhân cả về số lượng, quy mô, chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu
Để KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, cần phải phát triển KTTN cả về số lượng, quy mô, chất lượng và cơ cấu. Gia tăng số lượng KTTN cần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, chuyển đổi hộ cá thể lên thành doanh nghiệp, thu hút và xây dựng, phát triển tập đoàn KTTN. Nâng cao chất lượng phát triển KTTN cần dựa trên việc tăng năng suất suất các yếu tố tổng hợp, chú trọng đổi mới sáng tạo, gia tăng hàm lượng tri thức và công nghệ trong hoạt động SXKD. Để thúc đẩy KTTN gia tăng số lượng, mở rộng quy mơ, nâng cao chất lượng, tăng tỷ trọng đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Tỉnh, cần khuyến khích KTTN phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh
vực mà pháp luật không cấm, trên các vùng của Tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN tiếp cận các nguồn vốn tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường liên liên kết, xây dựng thương hiệu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.