thành phần kinh tế khác để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Tỉnh
Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN, cạnh tranh, hợp tác và liên kết là một tất yếu nhằm mục đích tạo ra mối liên hệ, hỗ trợ, chia sẻ cùng nhau ở nhiều lĩnh vực trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc thực hiện liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác bắt nguồn từ đặc điểm và yêu cầu phát triển của thành phần kinh tế này. Trong khi KTTN ở tỉnh Bắc Ninh cịn ở tình trạng sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề tìm thị trường đầu ra
cho sản phẩm cịn hạn chế, lại chịu áp lực cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp trong và ngoài nước, nên việc liên kết hợp tác với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác là một giải pháp quan trọng, là xu thế tất yếu, để khắc phục những yếu kém, giảm bớt rủi ro, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, thành phần kinh tế nhà nước đang thực hiện đổi mới, sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả hoạt động, đây là điều kiện tốt để KTTN có thể thực hiện được sự liên kết, hợp tác với doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Sự hợp tác đó có thể được thực hiện bằng những biện pháp sau đây:
Một là, tăng cường hợp tác giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc tạo nguồn cho thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm
Các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề có thể hợp tác với nhau để cùng chia sẻ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, hoặc một vài cơ sở kinh doanh tập trung chuyên làm nhiệm vụ tìm nguồn nguyên liệu để cung cấp cho cơ sở sản xuất, chế biến. Hình thức này rất phù hợp với loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông - lâm - thủy sản, vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu, vừa ổn định giá cả nguyên liệu.
Hình thức liên kết tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm được thực hiện bằng cách hình thành liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; doanh nghiệp này cho doanh nghiệp kia thuê lại hợp đồng hoặc là thực hiện các hợp đồng phụ, nhận gia công sản phẩm theo hệ thống từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đơn đặt hàng.
Việc hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã trở thành một giải pháp quan trọng, xu thế tất yếu, mang tính quyết định, giúp tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, mang lại hiệu quả cao cho người nơng dân. Bước đầu hình thành một số mơ hình sản xuất lúa thương phẩm hàng hóa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa theo phương pháp “bốn cùng”: cùng giống, cùng gieo cấy, cùng xứ đồng, cùng thu hoạch; áp
dụng cơ giới hóa tồn bộ khâu làm đất, thu hoạch, đang áp dụng phun thuốc bảo vệ thực vật không người lái UAV; kết nối doanh nghiệp cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra, áp dụng công nghệ truy suất nguồn gốc Agricheck với Công ty cổ phần Đại Thành. Hiện nay, một số công ty, doanh nghiệp khởi nghiệp, dần đi vào hoạt động ổn định và cung cấp những sản phẩm chất lượng ra thị trường như Công ty Nam Sơn, Công ty cổ phần Sông Thiên Đức với sản phẩm cá giống, Công ty LUCAVI với sản phẩm vịt trời theo tiêu chuẩn VietGAP, Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao DABACO với sản phẩm rau an tồn.
Mơ hình liên kết sản xuất lúa giống của Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh, Công ty giống cây trồng Trung ương đã giúp cho người nông dân cải tạo bộ giống, chủ động nguồn giống tại chỗ, giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập. Một số doanh nghiệp như Công ty Hương Việt Sinh, Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong, đã liên kết sản xuất với nông dân để cung cấp nguồn rau, thịt lợn an toàn, cung cấp cho các siêu thị, bếp ăn tập thể tại Bắc Ninh và Hà Nội, từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh.
Hai là, chú trọng liên kết với KTNN, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để huy động các nguồn lực về vốn, kỹ thuật phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh
Tình trạng chung của doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN là thiếu vốn, đó cũng là vấn đề lớn nhất mà nhà nước cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Vì vậy, ngồi việc huy động vốn tự có thì doanh nghiệp tư nhân phải tiến hành liên kết với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi để san sẻ khó khăn cho nhau, tranh thủ huy động các nguồn lực về vốn, kỹ thuật cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý, khai thác thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm của mình một cách hiệu quả thiết thực. Thực tế cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh đứng trong những tỉnh dẫn đầu cả nước, lũy kế đến 31/12/2019, có 1.470 dự án FDI cịn
hiệu lực với tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đạt 18.508 triệu USD; đầu tư trong nước có bước phát triển, tính đến ngày 31/12/2019 có 1.312 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh là 158,4 nghìn tỷ đồng; khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp đạt nhiều kết quả, đến ngày 31/12/2019 có 16.506 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn điều lệ 241 nghìn tỷ đồng và 3.160 đơn vị trực thuộc [56]. Cùng với chủ chương đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, KTTN cần tích cực thực hiện liên kết với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Để hoạt động liên kết, hợp tác có hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền Tỉnh cần tiếp tục tạo mơi trường thuận lợi, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng dịng vốn đầu tư trong và ngồi nước, thu hút các dự án có cơng nghệ cao; ưu đãi, khuyến khích đổi mới thiết bị cơng nghệ theo hướng hiện đại tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Chú trọng các đối tác sẵn sàng chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại từ các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới; các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ các nền kinh tế phát triển. Hỗ trợ các doanh nhiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
*
Để thúc đẩy phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh nhằm đạt mục tiêu nhanh, hiệu quả, đúng định hướng, trước hết, cần xác định các quan điểm phát triển KTTN trong thời gian tới là: Phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh; phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh phải phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển KTTN theo hướng phát triển bền vững. Thực hiện các quan điểm trên đây nhằm đảm bảo sự phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh nhanh, mạnh, bền vững, hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH trên địa bàn Tỉnh.
Bám sát các quan điểm phát triển KTTN, tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện tốt hệ thống giải pháp chủ yếu cho phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới bao gồm: Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quản lý của Ủy ban nhân dân, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp của Tỉnh trong phát triển kinh tế tư nhân; hồn thiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách theo hướng tạo điều kiện phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh; Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; Tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước, với các thành phần kinh tế khác để phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh.
KẾT LUẬN
Phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN là chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về KTTN vào thực tiễn Việt Nam. Phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh là sự vận động, biến đổi của các hình thức tổ chức SXKD dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, dưới tác động của các quy luật KTTT và sự định hướng, quản lý của Chính quyền tỉnh Bắc Ninh, do Đảng bộ lãnh đạo, thể hiện ở sự gia tăng về số lượng, quy mô, chất lượng cùng với hoàn thiện cơ cấu theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và các mục tiêu KT - XH của tỉnh Bắc Ninh.
Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tỉnh Bắc Ninh, KTTN trên địa bàn Tỉnh đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, khắp các vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống người dân, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua cịn có những hạn chế nhất định về số lượng, quy mô, chất lượng và cơ cấu. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là mơi trường đầu tư, kinh doanh cịn chưa thực sự bình đẳng, cịn nhiều rào cản phát triển KTTN; Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển KTTN cịn chưa hiệu quả; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương đối với KTTN cịn hạn chế. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp còn chưa thường xuyên, kém hiệu quả; năng lực của KTTN trên địa bàn Tỉnh còn yếu kém.
Để thúc đẩy phát triển KTTN nhanh, mạnh, bền vững, đúng định hướng, Tỉnh cần quán triệt các quan điểm: Phát triển KTTN trở thành một
động lực quan trọng của tỉnh Bắc Ninh; phát triển KTTN phải phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển KTTN theo hướng phát triển bền vững. Hệ thống các quan điểm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh định hướng cho việc triển khai các giải pháp gồm: Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quản lý của Ủy ban nhân dân, phát huy vai trị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp của Tỉnh trong phát triển kinh tế tư nhân; hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách theo hướng tạo điều kiện phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh; Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; Tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước, với các thành phần kinh tế khác để phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh. Để thực hiện tốt các giải pháp trên, các chủ thể phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh cần nâng cao năng lực toàn diện, phát huy vai trị của từng chủ thể, tích cực đồn kết, hợp tác tận dụng mọi nguồn lực phát triển KTTN, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh.