Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quản lý của Ủy ban nhân dân, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 70 - 74)

Tỉnh ủy, quản lý của Ủy ban nhân dân, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp của Tỉnh trong phát triển kinh tế tư nhân

Để KTTN phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh lành mạnh, đúng định hướng, cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy Đảng. Đây là giải pháp quan trọng thể hiện ý chí quyết tâm chính trị cao tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động và có tác dụng cổ vũ, động viên, phát huy sức mạnh của tồn xã hội. Từ đó, tạo thuận lợi cho việc khai thác mọi nguồn lực trong xã hội hiệu quả và tạo nên sức mạnh to lớn thúc đẩy phát triển KTTN mạnh mẽ. Để thực hiện giải pháp này, Tỉnh cần chú trọng một số nội dung biện pháp sau:

Một là, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quản lý của Ủy ban nhân dân tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị đối với phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh

Hệ thống chính trị địa phương có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh. Cần có sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm cao trong hành động của cả hệ thống chính trị các cấp: Cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, tòa án nhân dân, các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của Tỉnh trong việc xóa

bỏ mọi rào cản, định kiến đối với KTTN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng trong phát triển KT - XH trên địa bàn Tỉnh.

Trước hết, Tỉnh ủy sau khi xây dựng, ban hành chương trình hành động số 34-CTr/TU, kế hoạch số 315/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, Ủy ban nhân dân cần tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, hiệu quả. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về vai trị của phát triển KTTN. Thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền, cơ quan chức năng các cấp đối với phát triển KTTN, xây dựng nền hành chính phục vụ. Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao về mục tiêu phát triển KTTN. Trong đó, đặc biệt cần xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị đối với phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh.

Hai là, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp KTTN

Để hỗ trợ KTTN phát triển, Hiệp hội doanh nghiệp cần có sự đổi mới, tạo sự đột phá về chất lượng, hiệu quả hoạt động trong hỗ trợ doanh nghiệp. Cần tăng cường vai trò làm cầu nối, đẩy mạnh hợp tác, tham vấn, đối thoại giữa Hiệp hội với các Sở, Ban, Ngành của Tỉnh; đồng thời, là cầu nối để các doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh tham gia vào việc xây dựng, triển khai các quy hoạch phát triển ngành, kinh tế vùng và địa phương. Tiến hành điều tra, khảo sát, tập hợp, tiếp thu, nghiên cứu những ý kiến của doanh nghiệp, từ đó, tham mưu với cơ quan của các cấp chính quyền xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển KTTN. Tích cực, chủ động thực hiện giám sát, phản biện, phản ánh và đưa thông tin kịp thời tới cơ quan chính quyền. Yêu cầu các cơ quan đối thoại và đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết với các doanh nghiệp lớn, khai thác thế mạnh tạo nên những sản phẩm chất lượng và uy tín để xây dựng thương hiệu sản phẩm, ngành hàng lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường nội địa và đủ sức cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Tăng cường vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp KTTN áp dụng cơng nghệ, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tiếp thu sáng kiến, công nghệ, kinh nghiệm quốc tế; khuyến khích doanh nghiệp KTTN kết hợp với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong việc thúc đẩy nghiên cứu - chuyển giao công nghệ; xây dựng nguồn quỹ để trao giải thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu biểu trong bảo vệ môi trường.

Để hiệp hội có thể làm tốt các nhiệm vụ trên, cần tiếp tục hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với Hiệp hội doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp KTTN. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật quản lý nhà nước đối với hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, Tỉnh cần quan tâm đến việc nâng cao năng lực cho các thành viên Hiệp hội doanh nghiệp, nhất là chủ tịch hiệp hội nhằm nắm bắt được các định hướng phát triển để từ đó đề xuất các ý kiến xác đáng và có tác động mạnh mẽ đến q trình hoạch định chủ trương, giải pháp phát triển cho hội viên.

Ba là, tăng cường vai trò của hợp tác xã, hội nông dân hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể

Xu hướng làm ăn tập thể với mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao trên địa bàn Tỉnh. Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp những năm qua ở tỉnh Bắc Ninh đã cho thấy mơ hình kinh tế hợp tác đã thể hiện được vai trò quan trọng đối với các hộ kinh doanh cá thể. Để kinh tế tập thể thực sự trở thành nịng cốt trong sản xuất nơng nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới, bên cạnh việc củng cố và nâng cao hơn nữa

các hợp tác xã làm ăn hiệu quả thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, cần chấn chỉnh, nâng cao chất lượng của các hợp tác xã chưa hiệu quả, đồng thời, thành lập thêm các hợp tác xã mới. Để phát huy hiệu quả hoạt động tác xã kiểu mới, Tỉnh cần tuyên truyền, vận động để người nông dân hiểu rõ những lợi ích vượt trội của mơ hình kinh tế hợp tác mới và tích cực tham gia tự nguyện.

Ngoài ra, cần tăng cường vai trị của Hội Nơng dân trong việc tích cực vận động nơng dân tham gia vào hợp tác xã; phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân nhằm giúp nông dân được vay vốn; tổ chức các lớp tập huấn cơng nghệ kỹ thuật mới, mơ hình ni trồng thủy sản, mơ hình chăn ni, trồng trọt, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tư vấn cho các hộ nông dân tập trung đầu tư vào một số cây trồng, vật nuôi nhất định, tránh đầu tư dàn trải trong điều kiện nguồn vốn của các hộ có hạn, giúp các hộ thốt nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giầu; triển khai các giải pháp thúc đẩy các mô hình nơng dân SXKD giỏi và nhiều hình thức liên kết hỗ trợ sản xuất, dồn điền đổi thửa tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông sản tập trung để có đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường; tăng cường công tác tuyên truyền về sản xuất sạch, an toàn và tập huấn phương thức sản xuất an toàn cho nơng dân.

Bốn là, phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển KTTN

Phát huy cao độ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong phát triển kinh tế tư nhân, động viên các tầng lớp nhân dân, doanh nhân trên địa bàn Tỉnh đồn kết, hợp tác, tích cực tham gia đầu tư SXKD, phát triển KTTN đúng định hướng, lành mạnh và bền vững. Đẩy mạnh phong trào thi đua đoàn kết sáng tạo trong đội ngũ doanh nhân, cùng góp cơng sức, vốn, tài sản phát triển kinh tế. Khơi dậy tinh thần đam mê lao động, sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, kết nối, tăng cường, củng cố khối đại đồn kết nhân dân vì sự phát triển của KTTN trên địa bàn Tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w