Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 80 - 84)

và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động

Để KTTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có điều kiện khai thác và phát huy được tiềm năng, lợi thế cho phát triển thì việc hỗ trợ phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần thiết. Phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực là những yếu tố đóng vai trị động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN nói riêng. Do vậy, đây là giải pháp quan trọng tạo động lực phát triển về chất của KTTN. Để thực hiện giải pháp này, Tỉnh cần chú trọng một số nội dung biện pháp sau:

Một là, khuyến khích, hỗ trợ KTTN đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới, sáng tạo được coi là yêu cầu tất yếu, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và có thể tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu. Do đó, Tỉnh cần tăng cường hỗ trợ KTTN hiện đại hóa cơng nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện cơ cấu công nghệ kết hợp nhiều trình độ, tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ, lựa chọn đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các ngành mũi nhọn. Đồng thời, ưu tiên lựa chọn các công nghệ không gây ô nhiễm mơi trường. Tăng cường khuyến khích doanh nghiệp KTTN áp dụng các cơng cụ quản lý tiên tiến, hiện đại nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, loại bỏ những khuyết điểm, giảm lãng phí nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Khuyến khích, động viên, lan toả và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh như: Chú trọng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bao gồm các tổ chức doanh nghiệp, nhà đầu tư mạo hiểm, hệ thống ngân hàng, trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công, cùng với cơ chế phối hợp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Hai là, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp KTTN tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng giá trị, nâng cao năng suất lao động

Tham gia vào chuỗi giá trị trong các hoạt động bao gồm: thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau khi bán cho người tiêu dùng. Những hoạt động này có thể được thực hiện trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp khác nhau. Chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức tồn cầu hóa gồm nhiều

doanh nghiệp của nhiều quốc gia tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế, chế tạo, tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng.

Để tham gia vào chuỗi giá trị, các doanh nghiệp KTTN ở tỉnh Bắc Ninh cần tận dụng các ứng dụng công nghệ số, trong đó mạng xã hội là một cơng cụ hữu hiệu để tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, đồng thời giảm thiểu chi phí logistics và giao dịch. Cần hỗ trợ các doanh nghiệp KTTN, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các phương pháp và các công cụ về kinh doanh trực tuyến để tìm kiếm thơng tin thị trường, ngành hàng tiềm năng và các chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở đó, các doanh nghiệp định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp KTTN đẩy mạnh liên kết cả theo chiều ngang và chiều dọc nhằm tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngồi và thị trường quốc tế. Trong đó, về chiều ngang các doanh nghiệp cùng ngành hàng phải liên kết với nhau để phát huy lợi thế từng doanh nghiệp và nâng cao khả năng cung ứng, triển khai các hợp đồng có giá trị lớn, từng bước chiếm lĩnh thị trường. Về chiều dọc, doanh nghiệp phải chủ động liên kết với ngân hàng, các quỹ đầu tư và cơ sở đào tạo để huy động vốn, nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo doanh nhân.

Ba là, đáp ứng đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ doanh nhân vững mạnh

Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh, đến năm 2020, quy mô nhân lực tỉnh Bắc Ninh cần khoảng 689.000 lao động, trong đó, lực lượng lao động ngành dịch vụ chiếm 25,7%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 57,2% và ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 17,1%; riêng trong KTTN, dự kiến đến năm 2020, tổng số lao động là 463.500 người, trong đó lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 38.9% tổng số lao động; lao động có trình độ trên đại học chiếm 2,9% [55]. Do đó, để thúc đẩy các TPKT

nói chung, KTTN nói riêng, tỉnh Bắc Ninh cần nhanh chóng đáp ứng đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực. Cần chuyển dịch cơ cấu đào tạo lao động sang ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là đẩy mạnh đào tạo lao động ở các ngành dịch vụ, cơng nghiệp - xây dựng có nhu cầu lớn trên địa bàn Tỉnh như: công nghiệp chế tạo, chế biến, thương mại, du lịch, dịch vụ giải trí, logicstic; chuyển dịch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch.

Để phát triển nhanh, bền vững nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Bắc Ninh cần xây dựng chính sách khuyến khích các TPKT tham gia đầu tư cơ sở đào tạo, nhất là thu hút các trường đại học trong nước, quốc tế có uy tín mở phân hiệu đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề và phổ thơng tại Tỉnh nhằm chủ động, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Trong đó, các doanh nghiệp cần trực tiếp tham gia đào tạo nghề từ việc xây dựng chương trình, tiêu chuẩn kỹ năng, và là nơi thực hành cho lao động học nghề, cấp học bổng cho người học. Ngoài ra, Tỉnh cũng cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.

Đội ngũ doanh nhân có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp KTTN. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao, liên kết chặt chẽ, tham gia tích cực vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và tồn cầu, khơng ngừng phát triển.

Để xây dựng đội ngũ doanh nhân trên địa bàn Tỉnh không chỉ đáp ứng nhu cầu về số lượng, mà còn vững mạnh về chất lượng, Tỉnh cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với sự nghiệp phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn Tỉnh. Bồi dưỡng và kết nạp những doanh nhân ưu tú trong thành phần KTTN đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt, quan tâm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lịng u nước, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trách nhiệm xã hội cho đội ngũ doanh nhân. Tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các doanh nhân, doanh nghiệp các tỉnh, thành. Thường niên tổ chức gặp mặt biểu dương các doanh nghiệp tiêu biểu, đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn để thơng báo tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, cải thiện mơi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức phổ biến cho đội ngũ doanh nhân chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về vai trò của KTTN, phát triển KTTN, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w