Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 77 - 80)

phát triển kinh tế tư nhân

Môi trường đầu tư kinh doanh là yếu tố có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của KTTN. Môi trường đầu tư, kinh doanh tốt sẽ đảm bảo thể chế kinh tế được thực hiện đúng, đầy đủ; cạnh tranh bình đẳng, cơng khai, minh bạch khơng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh tốt là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc thực thi cơ chế, chính sách phát triển KTTN được thực hiện hiệu quả. Do đó, đây là giải pháp mang tính đột phá cho sự phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh. Để thực hiện giải pháp này, Tỉnh cần chú trọng một số nội dung biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiện đại nhằm tạo mơi trường đầu tư, kinh doanh tiên tiến, hiện đại, hội nhập. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh cần tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo mơi trường kinh doanh thơng thống, cắt giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp Chính quyền tỉnh Bắc Ninh nhằm tạo ra môi trường SXKD hiệu quả, an toàn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp KTTN. Bên cạnh đó, cần thực hiện rà sốt, loại bỏ các thủ tục hành chính dườm rà phức tạp khơng cần thiết, đơn giản hóa, minh bạch các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cấp phép, kê khai thuế, xuất khẩu, nhập khẩu, giải quyết tranh chấp, tố tụng, xét xử, thi hành án, phá sản đối với doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Triệt để thực hiện cơ chế một cửa liên thơng trong giải quyết các thủ tục hành chính; cơng khai, minh bạch các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp trên hệ thống cổng thông tin điện tử của Tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin, hiện đại hố dịch vụ hành chính cơng để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển các kênh tiếp

nhận kiến nghị, phản ánh, thắc mắc, khiếu nại, tố cáo; đồng thời tăng cường đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc liên quan đến phát triển KTTN.

Hai là, tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng

Bắc Ninh là địa phương có số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tương đối lớn so với các địa phương khác trong cả nước. Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước cũng như ngân sách địa phương. Tuy nhiên, với số lượng không nhỏ của doanh nghiệp FDI và quy mô lớn, được nhận nhiều ưu đãi về cơ chế, chính sách làm ảnh hưởng đến mơi trường cạnh tranh bình đẳng của Tỉnh. Mơi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng sẽ làm cho doanh nghiệp KTTN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD, thậm chí thua lỗ, phá sản. Do đó, để xây dựng mơi trường cạnh tranh bình đẳng, trước hết, Tỉnh cần có các chính sách phù hợp đối với các doanh nghiệp KTTN, tạo điều kiện cho KTTN huy động và khai thác được nhiều nguồn lực hơn về vốn, đất đai, lao động để mở rộng quy mô SXKD.

Bên cạnh đó, Tỉnh cần rà sốt và xóa bỏ các cơ chế, chính sách tạo ra bất bình đẳng giữa KTTN và các TPKT khác, nhất là trong cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực đất đai, vốn, tài nguyên của Nhà nước. Hồn thiện cơ chế, chính sách về đất đai, quản lý tài nguyên và môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN trên địa bàn Tỉnh tiếp cận các nguồn lực một cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị trường. Cơ cấu lại và phát triển các tổ chức tín dụng, thị trường vốn, thị trường tài chính an tồn, hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN tiếp cận nguồn vốn đa dạng. Xóa bỏ những rào cản cơ chế, chính sách trong thương mại, đầu tư quốc tế đối với KTTN. Tạo điều kiện thuận lợi để KTTN tích cực tham gia vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ba là, phát triển đầy đủ, đồng bộ, hiện đại các loại thị trường

Trong nền KTTT hoạt động SXKD của các doanh nghiệp gắn chặt với thị trường. Hệ thống thị trường bao gồm: thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường khoa học - cơng nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường hàng hóa dịch vụ. Sự đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp, nhịp nhàng, cân đối và tạo nên hợp lực cho sự phát triển kinh tế. Sự phát triển đầy đủ, đồng bộ, hiện đại các loại thị trường đảm bảo cho các hoạt động SXKD, trao đổi hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, góp phần quan trọng vào việc mở rộng quy mô và đẩy nhanh tốc độ tái sản xuất của KTTN.

Để thị trường phát triển đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, Tỉnh cần tạo môi trường và điều kiện cho tự do SXKD, lưu thơng hàng hóa theo quy định của luật pháp. Đồng thời, cần xây dựng đồng bộ các chính sách về thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, tiền tệ, đất đai, lao động, khoa học - công nghệ. Sự đồng bộ, nhất quán của các chính sách thị trường sẽ tạo hợp lực thúc đẩy hệ thống thị trường phát triển đồng bộ.

Bốn là, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Kết cấu hạ tầng khung bao gồm: giao thông, điện, nước, viễn thông... Kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối và hiện đại là tiền đề quan trọng để thu hút các nhà đầu tư. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông nội bộ và liên tỉnh đang là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh Bắc Ninh. Do đó, Tỉnh cần tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là giao thơng, năng lượng, viễn thơng, đơ thị, cấp, thốt nước, thủy lợi, xử lý chất thải, dịch vụ logistic và tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN tiếp cận, sử dụng bình đẳng với chi phí hợp lý.

Để nhanh chóng phát triển kết cấu hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh cần có cơ chế, chính sách hiệu quả đẩy mạnh huy động nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Sử dụng các mơ hình hợp tác đầu tư cơng - tư phù hợp, mở rộng lĩnh vực và danh mục dự án đầu tư công - tư với cơ chế,

chính sách hấp dẫn. Đẩy mạnh phát triển hệ thống đường bộ đối ngoại gắn kết với hai hành lang kinh tế: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông nội tỉnh, bao gồm cả hệ thống giao thông đô thị, giao thông huyện, xã, mạng lưới đường bộ gắn kết liên hồn, thống nhất kết nối các khu cơng nghiệp, đô thị, khu du lịch làm động lực phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng các cơng trình giao thơng cần được đặc biệt quan tâm để các doanh nghiệp KTTN có thể tiếp cận, sử dụng hệ thống giao thơng tốt nhất để giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, Tỉnh cần nhanh chóng triển khai các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng cơng nghệ thơng tin của Tỉnh. Trong đó, chú trọng giải pháp thu hút và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp KTTN đầu tư phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động SXKD; thu hút nguồn vốn xã hội phát triển hạ tầng cơng nghệ thơng tin thơng qua hình thức đối tác cơng - tư; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở TỈNH bắc NINH (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w