2.1. Thực trạng nghèo đói ở các tỉnh Miền núi phía Bắc
2.1.1.1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình dân số và lao động
động5
Số lượng các tỉnh ở Miền núi và Trung du phía Bắc tăng từ 13 tỉnh thành trong năm 1995 lên 16 tỉnh, thành trong năm 1999 (khi chưa thành 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc). Từ năm 1999, 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh được phân bố lại thành các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, hiện cịn 14 tỉnh: 10 ở Đơng Bắc là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, và 4 tỉnh ở vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt Nam: Lai Châu, Sơn La và Hồ Bình, Điện Biên. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ trải dài trên diện tích 102 ngàn km2, chiếm gần 1/3 diện tích của cả nước. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây và nam giáp Lào, dịng Sông Hồng chảy từ tây bắc xuống đông nam cắt chéo làm 2 phần. Phần lớn vùng núi và Trung du phía Bắc có địa hình núi đá, đồi và núi thấp có độ cao từ 500 đến 1000m so với mực nước biển, mật độ dân cư thưa thớt, mật độ dân cư vùng núi và Trung du Bắc bộ là 111 người/km2, trong khi đó bình qn chung của cả nước là 231 người/km2.
Miền Núi phía Bắc cũng rất đa dạng về dân tộc và tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm khá lớn. Theo số liệu điều tra mức sống dân cư năm 1998, có tới 47% số chủ hộ ở nông thôn vùng núi và Trung du Bắc Bộ là người dân tộc thiểu số, trong khi đó bình qn của cả nước chỉ có 12%. Vùng Miền núi phía Bắc là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vơi hoặc núi đất. Phía đơng thấp hơn có nhiều dãy núi hình vịng cung quay lưng về hướng đông, lần lượt từ đông sang tây là vịng cung Sơng Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều, Phía tây bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti, cao nguyên đá Đồng Văn. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi
cao chạy theo hướng tây bắc, Đơng Nam - Dãy Hồng Liên Sơn cao đến 1500m, dài tới 1800km, rộng 30km, với một số tỉnh núi cao trên 3.000m, là vùng có vị trí chiến lược trong an ninh - quốc phòng. Dân tộc Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng, ngồi ra cịn có khoảng 20 dân tộc khác. Phía tây nam thấp có dãy núi Tam Đảo sát vùng đồng bằng. Vùng Đơng Bắc có nhiều sơng chảy qua, trong đó các sơng là Sơng Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, Sông Gâm, Sông Cầu, Sông Thương, Sơng Kỳ Cùng…
Do địa hình cao ở phía bắc và có nhiều dãy núi dài chạy song song, nên vào mùa đơng, vùng này có gió bắc thổi mạnh, nên khí hậu khắc nghiệt, rất lạnh. Về dân số, vùng núi và Trung du Bắc Bộ là nơi cư trú của 11,2 triệu người với mật độ dân số 111,2 nghìn/km. Tuy nhiên ở đây có sự dao động đáng kể. Ba tỉnh có trên 1 triệu dân là Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên , đây cũng là 3 tỉnh có mật độ dân cư đông nhất vùng, từ 173 đến 395 người/km2. 3 tỉnh này nằm ở rìa châu thổ Sơng Hồng, có diện tích đất thấp đáng kể và tương đối gần Hà Nội.
Bắc Cạn có dân số thấp nhất (281 ngàn người) và Lai Châu nằm ở phía Tây Bắc giáp Lào và Trung Quốc, có mật độ dân cư thưa thớt nhất: 36 người/km2. Tốc độ tăng dân số của cả vùng ước tính là 1,4%/năm, tuy nhiên con số này dao động mạnh giữa các tỉnh. Nhìn chung, các tỉnh có mật độ dân cư thấp nhất, có tốc độ tăng dân số cao nhất và ngược lại. Lai Châu là tỉnh có dân cư thưa thớt nhất có tốc độ tăng dân số cao nhất 2,8% năm, Sơn La, Lào Cai và Hà Giang, những tỉnh có mật độ dân cư thưa cũng có tốc độ tăng dân số trên 2%. Ngược lại những tính có mật độ dân cư đơng hơn nằm bao quanh Sơng Hồng có tốc độ tăng dân số từ 1 – 1,5%.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế:
Hơn 10 năm qua, Đảng và Chính phủ rất quan tâm, tạo điều kiện khuyến khích các dân tộc thiểu số nói chung, các dân tộc đặc biệt khó khăn nói riêng phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN, nhờ đó tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi đã thay đổi nhanh chóng, cụ thể :
(i) Về kinh tế: Hiện tại nông nghiệp vẫn là ngành có vai trị rất quan trọng
trong nền kinh tế của vùng, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP vùng giảm xuống nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng khá cao, khoảng 35% (2003).
CƠ CẤU GDP CỦA VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC 100% 29.9% Dịch vụ Cơng nghiệp - xây dựng Nông lâm Thuỷ sản 33.2% 90% 80% 70% 60% 25.0% 50% 32.1% 40% 45.1% 30% 20% 34.7% 10% 0% 1995 2003 Nguồn : Tổng cục thống kê
Trong cơ cấu kinh tế chung của vùng miền núi phía bắc (MNPB), vùng Đơng Bắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn, đặc biệt tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Vùng Tây Bắc tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản cịn cao 52,2%, trong đó bình qn tồn vùng chỉ cịn 34,7%. Trong nơng nghiệp mặc dù có những chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh tế nông thôn nhưng trong khu vực nông lâm ngư nghiệp, giá trị khu vực nông nghiệp vẫn chiểm tỷ trọng chủ yếu trên 80% (năm 2003) và chỉ giảm chậm so với 83,5% năm 1996.
Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, trên 73% giá trị sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi chiếm xấp xỉ 25% giá trị sản xuất nơng nghiệp. Nhìn chung cơ cấu ngành của vùng MNPB khơng có sự thay đổi nhiều và khơng có sự khác biệt so với cơ cấu chung của cả nước.
Trong nơng nghiệp, sản xuất lương thực vẫn đóng vai trị chủ đạo. Lúa là cây lương thực chính của vùng. Năm 2003 diện tích lúa 704,8 ngàn ha, sản lượng đạt 2,94 triệu tấn, năng suất bình quân 41,8 tạ/ha. Những năm gần đây do tăng cường đầu tư các cơng trình thuỷ lợi, diện tích được tưới tiêu tăng lên, mặt khác do vụ mùa thường bị ngập lụt, nông dân chuyển sang gieo trồng vụ đông xuân và vụ hè thu, cộng với tăng cường sử dụng giống mới, đầu tư thâm canh nên năng suất bình qn sản lượng lúa tăng. Trong sản xuất nơng nghiệp ở MNPB, đáng chú ý là lợi thế phát triển một số cây lâu năm như cây ăn quả, chè, cà phê ở một số nơi trong vùng.
Cây chè ở MNPB phát triển lâu năm cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, vùng trung du MNPB là vùng trọng điểm phát triển chè của cả nước, đặc biệt là chè Shan ở Suối Giàng, Tà Sùa ... là đặc sản có duy nhất trong vùng. Các tỉnh phát triển chè mạnh như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang...Tổng diện tích chè năm 2003 của cả vùng đạt là 76,3 ngàn ha, sản lượng đạt 259 ngàn tấn búp tươi, chiếm gần 60% diện tích cả nước.
Cây cà phê cũng mới trồng mạnh ở một số ít tỉnh gần đây nhưng có xu hướng phát triển khá tốt. Năm 2003, diện tích cà phê đạt 3,7 ngàn ha, cho sản lượng 1,7 ngàn tấn. Một số tỉnh trồng cà phê tốt là Sơn La…Cây ăn quả cũng tăng nhanh trong vùng và đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn quả hàng hoá như cam quýt, bưởi, vải thiều, mận, lê, đào, tổng diện tích cây ăn quả năm 2003 đạt 130,4 ha, sản lượng 344 ngàn tấn. Bên cạnh trơng trọt, chăn ni TDMNBB có bước phát triển, đàn bò, trâu, gia cầm đều tăng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm đã được nâng lên, nạc hoá đàn lợn, gia cầm siêu thịt, siêu trứng. Nhìn chung mặc dù có sự chuyển đổi trong thời gian qua nhưng kinh tế miền núi phía bắc cịn rất nhiều khó khăn, thu nhập dân cư thấp, địa hình chủ yếu là đồi núi đá, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều nhóm dân tộc thiểu số… Đây là những vấn đề khó khăn và là