BHYT cho người nghèo

Một phần của tài liệu “Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc” (Trang 141 - 143)

3.3. Các giải pháp sử dụng công cụ tài chính cơng để giảm nghèo ở các tỉnh

3.3.2.1. BHYT cho người nghèo

Trước khi đưa ra 1 chính sách cụ thể Nhà nước cần phải trả lời được câu hỏi: Rủi ro nào được Bảo Hiểm, rủi ro được chia sẻ như thế nào và người dân nghèo phải trả bao nhiêu tiền để được BHYT và chi phí cho các dịch vụ khơng được bảo hiểm là bao nhiêu? Bởi vì trên thực tế người nghèo sẽ không thể đảm bảo các quyền lợi quá hào phóng so với khoản phí Bảo Hiểm nếu khơng có nhiều khoản tiền lớn do người được Bảo Hiểm tự chi trả, do xác suất ốm đau của người nghèo là tương đối cao, mà nguồn vốn Nhà nước dành cho các trạm y tế công cộng không phải là lớn nên số lượng và chất lượng các dịch vụ được cung cấp ở các trạm y tế nơng thơn ngày càng giảm xuống, do đó giảm phạm vi bảo hiểm.

Cung cấp dịch vụ y tế, đầu tư y tế: Nhà nước và Chính phủ cần xác định mức đầu tư vào y tế và có thể để khu vực tư nhân đầu tư vào, Nhà nước cần xác định điểm ưu tiên đầu tư của mình như thế nào giữa các chương trình và hoạt động nhằm đảm bảo tác dụng lớn nhất đối với người nghèo. Trợ cấp hoàn toàn cho người nghèo, trợ cấp một phần cho nhóm cận nghèo tham gia vào BHYT cũng mở ra hướng đi hứa hẹn, nhưng như thế cần phải có nhiều nguồn ngân sách hơn vì phí BHYT tăng lên cho phù hợp với các chi phí chăm sóc y tế thực tế. Vấn đề đặt ra là để tài trợ được như vậy với một nguồn ngân sách hạn chế như ở nước ta bây giờ có đủ để đảm bảo cung cấp các dịch vụ trọn gói khơng? Và như vậy thì nguồn tài chính được huy động bằng cách nào? Trong điều kiện ngân sách hạn chế như ở nước ta hiện nay, cần phải có một số loại phí đối với những dịch vụ quan trọng, các khoản phí phải được thiết kế sao cho chúng không gây trở ngại cho người nghèo khi sử dụng dịch vụ, bằng cách thông qua các chương trình miễn phí, các hình thức trả trước, tín dụng hoặc các biện pháp hỗ trợ khác.

Để tránh tình trạng người nghèo khơng tới các cơ sở chăm sóc y tế gần nơi họ ở để được khám chữa bệnh miễn phí, mà họ thường đi tới các cơ sở chữa bệnh tư nhân hoặc bệnh viện huyện, thì ưu tiên đầu tiên là cải thiện chất lượng chăm sóc y tế tại tất cả các cấp và đặc biệt là chất lượng khám chữa bệnh cho người nghèo, tăng cường hơn nữa các thủ tục chuyển tuyến điều trị một cách không cần thiết. Để làm được điều này cần phải cung cấp những khuyến khích về tài chính, cơ sở vật chất cho các trạm y tế tuyến xã huyện để có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân hơn là tìm cách ngăn cản bệnh nhân.

- Đầu tư của Chính phủ: Vấn đề then chốt là cách giải ngân từ trung ương theo vị trí địa lý và cách chia sẻ các nguồn thu địa phương giữa các địa phương, thông thường quỹ từ trung ương được phân bố một cách khơng cơng bằng. Vậy có thể phân bổ nguồn lực theo vị trí địa lý để giải quyết vấn đề này, phân bổ nguồn vốn Nhà nước theo vùng địa lý trên cơ sở bình qn đầu người. Để có thể đảm bảo các nhu cầu y tế khác nhau của các địa bàn khác nhau, một số vùng có nhiều người nghèo và một số vùng có nhiều người bị ốm yếu, có thể áp dụng cách quyết định một số dịch vụ y tế và cách cung cấp sản phẩm y tế giống như ở một số nước đang phát triển như là xác định rõ các hình thức can thiệp y tế được cung cấp ở làng bản (trạm y tế), ở cộng đồng (trung tâm y tế) và ở cấp huyện (bệnh viện huyện). Giải pháp này đáp ứng một cách hiệu quả những nhu cầu của bộ phận dân nghèo nhất và chúng thể hiện các hoạt động được ưu tiên đầu tư của Nhà nước, các dịch vụ phải phù hợp với gánh nặng bệnh tật ảnh hưởng đến người nghèo và chúng phải gắn liền với sơ đồ phân bổ nghèo đói để hỗ trợ cho việc xác định trọng tâm theo vị trí địa lý. Những xã nghèo nhất ở MNPB, ốm đau bệnh tật là một trong những rủi ro thường gặp nhất của người dân, đặc biệt là dân tộc thuộc nhóm yếu thế. Gánh nặng y tế thường quá lớn so với khả năng chi trả của người dân. Bên cạnh đó, việc khó tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, y tế công làm tăng gánh nặng y tế của các hộ yếu thế, các vùng sâu vùng xa kém phát triển.

Do vậy, trong thời gian tới cần phải:

- Chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ y tế gắn với BHYT nói riêng đối với người nghèo, người yếu thế, trong các vùng khó khăn. Đẩy nhanh quá trình phổ biến và thực hiện luật bảo hiểm y tế, hướng đến BHYT toàn dân vào năm 2014. Nâng cao nhận thức và ý thức của người dân đối với dịch vụ BHYT. Tập trung đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng cơng tác chăm sóc sức khoẻ cơ bản, đặc biệt là y tế dự phịng… đối với khu vực nơng thơn, vùng đồng bào dân tộc, miền núi… ( bao gồm cả cơ sở hạ tầng,

đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, cách thức tổ chức hoạt động…).Nghiên cứu tách quỹ BHYT cho các đối tượng được trợ cấp từ ngân sách nhà nước với quỹ BHYT dành cho các đối tượng khác để đảm bảo việc cân đối quỹ BHYT.

- Đối với BHYT tự nguyện: Để người có thu nhập thấp có thể tham gia được, về phương pháp thực hiện, có thể ký hợp đồng với đại diện nhóm, hội, đồn thể, nhà trường. Hoặc thu phí qua đại lý: có thể là trưởng thơn, cán bộ UBND xã, trưởng các hội, đoàn thể cấp thôn, xã, xây dựng một định mức phù hợp (phí BH, mức tiền gửi...) với các mức phí khác nhau có thể thu theo nhiều kỳ, quy tắc thủ tục đơn giản. Ngồi ra cịn có biện pháp tiếp cận nâng cao hiểu biết nhận thức của người dân, giúp họ hiểu được quyền lợi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được miễn giảm phí khám và chữa bệnh. Chính phủ cũng hỗ trợ ban đầu cho người có thu nhập thấp, cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí hoặc tiếp cận tới bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo.

Một phần của tài liệu “Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc” (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w