Giảm nghèo hướng tới đối tượng là trẻ em

Một phần của tài liệu “Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc” (Trang 153 - 154)

3.3. Các giải pháp sử dụng công cụ tài chính cơng để giảm nghèo ở các tỉnh

3.3.5. Giảm nghèo hướng tới đối tượng là trẻ em

Suốt hai thập nhiên qua, Việt Nam được nêu danh nhiều lần bởi thành tích xố nghèo: từ tỉ lệ nghèo chiếm hơn 60% năm 1990 xuống còn 18,1% năm 2004 và 11% năm 2009. Thử thách còn lại: làm sao dể đưa 11% hộ này thốt nghèo khi các chương chình, chiến lược, dự án những năm qua chưa thể làm được?

Hiện Việt Nam đo tỉ lệ nghèo trẻ em bằng các chỉ tiêu tiền tệ, một đứa trẻ được coi là nghèo nếu sống trong một hộ gia đình nghèo. Cách tính đó tỉ lệ trẻ em nghèo là 22%, tức cứ 5 em thì phải có 1 em sống trong cảnh nghèo. Nhưng theo cách tiếp cận mới, con số đó lên tới 33%, tức là cứ 3 em lại có 1 em nghèo9. Cách tiếp cận này tính tới tám tiêu chí về giáo dục, dinh dưỡng, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí tham gia các hoạt động bảo trợ xã hội. Trẻ em trải nghiệm sự đói nghèo khác với người lớn, khi hỏi một người trưởng thành tại sao anh cho rằng mình nghèo, anh ta thường trả lời: vì tơi khơng có tiền. Nhưng một đứa trẻ có thể nói: cháu khơng có tiền cháu muốn đi học nhưng khơng được, cháu muốn chơi với bạn nhưng phải đi làm…Trẻ em khơng có quyền quyết định trong gia đình. Khi người lớn nghèo, họ có thể có một số quyết định để thay đổi sự nghèo của mình cho dù thành cơng hay khơng. Nhưng trẻ em phụ thuộc vào người lớn. Nếu một hộ nghèo nhận tiền hỗ trợ, cha mẹ có thể dùng tiền đó để mua xe máy hay mua xăng để đi làm, nhưng có thể khơng mua thịt cá dù con cái đang cần bổ sung chất dinh dưỡng...

Vì an sinh xã hội là bảo vệ những người dễ bị tổn thương, chịu rủi ro, mất việc làm cần trợ giúp về mặt xã hội… do đó chúng ta cần hướng sự chú ý nhiều hơn tới trẻ em.

Việt Nam đã làm rất tốt trong thời gian qua để giảm tỉ lệ đói nghèo. Giờ đây Việt Nam phải nhìn về phía trước 10, 20, 30 năm. Nếu muốn giống những nơi

như Đài Loan, Hàn Quốc…, VN cần đầu tư nhiều hơn vào trẻ em. Đó là những gì các nền kinh tế đó đã làm. Họ đầu tư vào giáo dục, không chỉ giáo dục đại học, mà cả trẻ em, mẫu giáo, phổ thông … Họ đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ, nước sạch và vệ sinh để có các cơng dân khoẻ. Tất cả những điều trên có quan hệ mật thiết với nhau. Đầu tư ngay từ bây giờ sẽ có tác dụng lâu dài trong tương lai. Nhiều nước bỏ lỡ điều ấy và hiện họ bị kẹt trong cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình”. Họ từng có nhiều tiến bộ, đạt GDP đầu người lên đến 2.000 USD/năm nhưng đã tắc lại ở đó vì khơng đầu tư vào con người, hoặc đầu tư đúng chỗ như Philipines, Thái Lan…Họ vẫn ổn nhưng chưa tiến xa được .

Với những hộ gia đình có trẻ em nghèo thì sao? Đó cũng là một lĩnh vực cần quan tâm. Cha mẹ và cộng đồng rất quan trọng để có thể xố nghèo ở trẻ em. Đơi khi không nhận ra tác động của chế độ dinh dưỡng đối với con cái mình. Cha mẹ tự quyết định cho con cái ở nhà hay đi làm ruộng, bán hàng rong… Vì thế cần nâng cao nhận thức dể họ hiểu vì sao rất cần đầu tư cho trẻ em, cho chúng di học,đi chơi; tại sao lại cần xây nhà vệ sinh sạch sẽ; tai sao phải rửa tay bằng xà bông trước khi ăn. Cần phải đưa cách tiếp cận đa chiều mới này vào cả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em… Đó mới là thách thức. Thời gian cấp bách vì cùng lúc VN đang đứng trước việc lập ra chiến lược phát triển đất nước trong 10 năm 2011-2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015…, tất cả đều xẩy ra vào thời diểm này. Đó cũng là lý do tại sao cần nhận thức rằng đây là lúc then chốt để thay đổi cách tiếp cận trong giảm nghèo.

Một phần của tài liệu “Sử dụng công cụ tài chính công nhằm mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc” (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w