3.3. Các giải pháp sử dụng công cụ tài chính cơng để giảm nghèo ở các tỉnh
3.3.1.2. Về cơ chế sử dụng nguồn vốn
Cần phân rõ trách nhiệm quản lý ở cơ sở. Quản lý tốt đồng nghĩa với việc đảm bảo khả năng tiếp cận của người nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương, ngăn chặn sự độc quyền, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ thiết yếu và hạch toán tài sản Nhà nước. Đối với chương trình đầu tư cộng đồng, phải xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo là một cấu thành của hệ thống thơng tin quản lý tài chính mà Chính phủ xây dựng. Thực hiện các bước phân loại dự án theo nguồn vốn, lĩnh vực và vùng nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu sống về các dự án và cho phép phân tích một cách hệ thống các chương trình và gắn chúng với chi thường xuyên. Trong q trình thẩm định dự án, cần tính đến tác động của dự án về mặt kết quả đầu ra và về giảm nghèo.
- Cần đưa ra một cơ chế khuyến khích tích cực như: Bổ sung tiền thưởng cho các tỉnh, huyện vì đảm bảo phân bổ nguồn lực được sử dụng đúng, tuy nhiên cần quan tâm tới việc phân bổ phần thưởng hoặc vốn của nhà tài trợ theo khu vực để không làm tăng xu hướng trong hệ thống cấp vốn là thưởng cho các tỉnh năng động. Còn những nơi hoạt động kém hiệu quả theo đánh giá của sơ kết hàng năm được nhận kinh phí bổ xung (để tăng cường năng lực) giúp các tỉnh/huyện giải quyết các nguyên nhân của việc thực hiện kém hiệu quả đó. Điều này sẽ giúp cân bằng những chế tài hiện nay với một số khuyến khích tích cực nhằm giúp tạo mơi trường để thu được kết quả mong đợi.