3.3. Các giải pháp sử dụng công cụ tài chính cơng để giảm nghèo ở các tỉnh
3.3.3.1. Về huy động nguồn vốn tín dụng
Thách thức lớn nhất đối với TDNN khi thực hiện mục tiêu giảm nghèo là thất thoát vốn cho người nghèo vay, vì đối tượng vay khơng có kiến thức sản
xuất, kinh doanh thua lỗ hơn các đơn vị kinh doanh thực thụ. Cần huy động tối đa các nguồn vốn tại chỗ, đi đôi với việc tăng nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và thu hút mạnh các nguồn vốn tại các vùng khác, nguồn tài trợ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng có hiệu quả của vùng có điều kiện khó khăn, tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi hiện đang được phân tán ở nhiều kênh, nhiều tổ chức vào một đầu mối là NHCSXH để phân bổ và cho vay hợp lý có hiệu quả. Các địa phương nên giành một phần vốn ngân sách của mình từ tăng nguồn thu trong kế hoạch hàng năm để cân đối nguồn vốn tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Huy động, tiếp nhận nguồn vốn từ các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ: Nhu cầu vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội là rất lớn, gia tăng hàng năm theo đà phát triển kinh tế (do những khuyết tật không tránh khỏi của nền kinh tế thị trường ). Vì vậy, hoạt động của NHCSXH khơng thể dựa duy nhất nguồn vốn từ NSNN. Chính phủ có thể ban hành những quy định mang tính bắt buộc hoặc chỉ đạo đối với các tổ chức, doanh nghiệp phải có những đóng góp nhất định dưới hình thức trách nhiệm xã hội của tổ chức (đây là hình thức đóng góp phổ biến trên thế giới) để gia tăng nguồn vốn hoạt động cho NHCSXH. Các khoản đóng góp có thể dưới các hình thức như: góp vốn, tiền gửi, cho vay…
Các hình thức huy động gián tiếp qua Chính phủ như trên bao gồm:
(i) Từ các NHTM: Chính phủ có thể quy định các NHTM hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam phải dành một tỷ lệ % nào đó trên tổng số dư tiền gửi VND huy động được bình quân trong năm để chuyển cho NHCSXH để cho vay. Các NHTM này chuyển cho NHCSXH một khoản vốn nhất định dưới hình thức tiền gửi của các NHTM này tại NHCSXH. Để không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM này, Chính phủ có thể quy định mức tỷ lệ lãi suất tiền gửi hợp lý, và khoản tiền gửi này NHCSXH phải trả lãi (thường đảm bảo cho NHTM trang trải chi phí huy động bình qn). Khoản tiền gửi này được xem như là trách nhiệm chung của hệ thống ngân hàng (qua đó là trách nhiệm cộng đồng) trong việc hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội;
(ii) Từ các tổ chức khác của Chính phủ: Chính phủ sẽ quy định một số tổ
chức của Chính phủ phải tham gia vốn, góp vốn, cho vay hoặc mở tài khoản tiền gửi để gửi các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng vào NHCSXH để tạo nguồn cho vay. Các tổ chức này có thể là các cơng ty, tổng cơng ty, các tổ chức tài chính, Kho bạc Nhà nước…;
(iii) Trong quá trình hoạt động, NHCSXH vay vốn hoặc tiếp nhận nguồn
vốn để thực hiện theo các chương trình mục tiêu chỉ định của Chính phủ. Ngồi việc cấp vốn điều lệ, vốn bổ sung vốn điều lệ cho NHCSXH để tạo nguồn vốn ban đầu, trong những thời kỳ nhất định, Chính phủ có thể thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác thơng qua hình thức hỗ trợ vốn tín dụng cho một số đối tượng nhất định. Trường hợp đó, Chính phủ sẽ dành ra một khoản vốn nhất định từ chi NSNN để thực hiện các chương trình này. Tùy theo tính chất và đối tượng thụ hưởng, khoản vốn này có thể là khoản vốn cấp thêm cho NHCSXH dưới hình thức vốn bổ sung vốn điều lệ (nếu đối tượng thụ hưởng chương trình cũng là đối tượng cho vay của NHCSXH), hoặc dưới hình thức vốn ủy thác cho vay chỉ định của Chính phủ đối với NHCSXH.
Mở rộng việc huy động, tiếp nhận các nguồn vốn từ các tổ chức, chính phủ nước ngồi; Nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) được Chính phủ Việt Nam vận động và sử dụng với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và xố đói giảm nghèo, khi Chính phủ tiếp nhận thì đây được coi như một khoản thu của Ngân sách Nhà nước (NSNN). Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng đối với NHCSXH bởi tính ưu đãi lớn của ODA: thời hạn cho vay (có thể đến 40 năm) và thời gian ân hạn dài (có thể đến 10 năm), lãi suất cho vay thấp (từ 0,75% - 2%/năm). Chính phủ cần ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA để cấp vốn điều lệ theo lộ trình hàng năm cho NHCSXH. Đồng thời đề nghị Chính phủ ưu tiên đưa các danh mục vận động vốn ODA của NHCSXH đề xuất vào danh mục kêu gọi vốn ODA của các đối tác quốc tế.
Huy động các nguồn vốn phi chính phủ, từ các doanh nghiệp: Đây là nguồn đóng góp (từ thiện), gửi vào NHCSXH dưới các hình thức: khơng lãi, lãi suất thấp mang tính tự nguyện, hảo tâm của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Khoản vốn này nếu gửi vào NHCSXH để cho vay thì hiệu quả và tác động sẽ lớn hơn và lâu dài hơn so với việc sử dụng số tiền này dưới hình thức cho khơng từ thiện: nguồn vốn được bảo toàn, luân chuyển quay vòng cho nhiều người sử dụng (diện đối tượng hưởng lợi rộng hơn).