Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần SC

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần SCI (Trang 25 - 31)

Để đánh giá NLCT của Cơng ty cổ phần SCI, cần có các tiêu chí định lượng và định tính. Có rất nhiều tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá. Với cấp độ doanh nghiệp, để đánh giá năng lực cạnh tranh, bước đầu tác giả khái quát ở một số tiêu chí cơ bản, trong đó những tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất và phản ánh tương đối đầy đủ và sát thực về NLCT của doanh nghiệp đó là:

Một là, tiêu chí về vốn, năng lực tài chính của Cơng ty

Qui mơ vốn và tốc độ tăng trưởng vốn phản ánh năng lực tài chính của Cơng ty, điều đó được thể hiện:

Tổng vốn và tài sản, phản ánh toàn bộ số vốn và tài sản của SCI, tiêu

chí này phản ánh năng lực tài chính của Cơng ty đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Tốc độ tăng vốn, là tỷ lệ tăng số vốn hàng năm của SCI. Tiêu chí này

nó phản ánh tốc độ gia tăng tồn bộ số vốn hàng năm của Công ty, thể hiện sự gia tăng năng lực tài chính trên cơ sở đó, SCI có điều kiện tăng tích lũy và tái sản xuất mở rộng, nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình.

Khả năng bảo đảm an tồn tài chính cho Cơng ty bao gồm:

- Khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh tốn hiện thời

chính là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn/tổng nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời chính là đo lường khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty (những khoản nợ có thời hạn dưới một năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường là dưới một năm).

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh, là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn trừ đi

hàng tồn kho/ tổng nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của SCI, phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền của Cơng ty.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán tức

thời của SCI chính là tỷ lệ giữa tiền và tài sản tương đương tiền/ tổng nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá khả năng nhanh nhất của Cơng ty sử dụng chính tài sản của mình (dưới hình thức tiền và tương đương tiền) để trả các khoản nợ ngắn hạn.

Hai là, tiêu chí về nhân lực và năng lực tổ chức quản trị của Công ty Về nhân lực của Công ty: Trong môi trường cạnh tranh diễn ra ngày

càng gay gắt trong tất cả các lĩnh vực thì nhân lực là yếu tố chiến lược tạo lên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những nhân sự có trình độ chun mơn và tay nghề cao. Chất xám, tri thức, kinh nghiệm của đội ngũ này là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng nhân lực của SCI ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SXKD và năng lực cạnh tranh, nếu SCI có đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì sẽ có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.

dung như: cơ cấu, số lượng cho từng bộ phận, đảm bảo về chất lượng chuyên mơn nghiệp vụ, trình độ đối với từng vị trí làm việc. Trong đó, u cầu đối với đội ngũ lãnh đạo và quản trị viên của Cơng ty khơng chỉ giỏi về trình độ chun mơn nghiệp vụ mà cịn phải có khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu thập và xử lý thông tin, sáng suốt dự báo và ứng phó với các biến động của thị trường.

Ban lãnh đạo Công ty là những người vạch ra các chiến lược kinh doanh, trực tiếp điều hành và tổ chức SXKD, quyết định sự thành công hay thất bại của SCI. Những thành viên của ban lãnh đạo cần có kinh nghiệm, biết cách động viên sức mạnh tập thể cùng phấn đấu cho sự nghiệp phát triển chung của Công ty.

Cán bộ quản trị cấp trung gian và cấp cơ sở là những người trực tiếp điều hành và thực hiện các kế hoạch, phương án, chiến lược kinh doanh do ban lãnh đạo Cơng ty đề ra. Họ góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của SCI. Họ cần thành thạo chuyên môn nghiệp vụ và có kinh nghiệm quản lý, năng động, có khả năng ra quyết định và tham mưu tốt cho ban lãnh đạo. Có được năng lực quản trị tốt.

Đội ngũ cơng nhân là những người thợ lành nghề, có sức khỏe tốt, trung thực và sáng tạo. Họ là những người trực tiếp tạo nên chất lượng sản phẩm, lịng hăng say nhiệt tình làm việc của họ là yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và thành công trong chiến lược SXKD của Công ty.

Về năng lực tổ chức và quản trị của Công ty

Năng lực tổ chức, quản trị Công ty được coi là một trong những nhân tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Năng lực tổ chức, quản trị Công ty được thể hiện ở trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí, ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận… Trình độ của đội ngũ này khơng chỉ đơn thuần là trình độ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của Công ty, từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, ngành hàng,... đến kiến thức về xã hội,

nhân văn. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lí tác động trực tiếp và tồn diện tới năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty, thể hiện qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lí, tạo động lực trong doanh nghiệp... Tất cả những việc đó khơng chỉ tạo ra không gian sinh tồn và phát triển của sản phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lượng và giá thành, uy tín của Cơng ty.

Bên cạnh đó, năng lực tổ chức, quản trị Cơng ty cịn thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lí Cơng ty theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ bảo đảm hiệu quả quản lí cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, mà cịn làm giảm tương đối chi phí quản lí của Cơng ty, qua đó mà năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được củng cố. Ngược lại, nếu bộ máy quản trị của Công ty được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiêm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến giảm sút năng lực sản xuất kinh doanh của Cơng ty.

Ba là, tiêu chí về năng lực thiết bị, cơng nghệ của SCI

Quá trình sản xuất là quá trình sử dụng các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc đầu ra. Trong các yếu tố đầu vào thì máy móc thiết bị và cơng nghệ có vai trị quyết định đối với năng lực cạnh tranh của SCI. Khả năng hoạt động của máy móc thiết bị, chất lượng cũng như mức độ hiện đại của chúng đều có ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả SXKD và năng lực cạnh tranh của Công ty. Đánh giá về năng lực thiết bị, công nghệ của SCI được thể hiện thông qua những yếu tố sau:

Số lượng, chất lượng các loại máy móc, thiết bị phục vụ đáp ứng cho quá trình SXKD của Cơng ty.

Khả năng ứng dụng trình độ khoa học, công nghệ mới đáp ứng các nhiệm vụ.

Công ty muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất lao động; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu… Từ đó giúp tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh nhanh và bền vững.

Bốn là, tiêu chí về chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu của SCI

Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm phải cao, giá cả phù hợp,

hình thức đẹp và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng; tỷ suất lợi nhuận, chi phí trên một đơn vị sản phẩm...; nó phản ánh khái quát nhất kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD của Cơng ty; đồng thời, đánh giá chính xác NLCT của Công ty trong nền kinh tế. Chất lượng sản phẩm là yếu tố tổng hợp gồm các chỉ tiêu thành phần cơ bản như: tuổi thọ sản phẩm, tính thẩm mĩ của sản phẩm, độ tin cậy của sản phẩm, tính kinh tế của sản phẩm, tính tiện dụng của sản, tính an tồn của sản phẩm và mức độ gây ơ nhiễm của sản phẩm... Mỗi sản phẩm có rất nhiều thuộc tính chất lượng khác nhau. Đó là những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng quyết định lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, khả năng và điều kiện sử dụng của mình. Họ sẽ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu của họ ở mức cao hơn. Khi sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo được niềm tin vào sản phẩm, tạo ra một biểu tượng tốt về thương hiệu của sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để cấu thành NLCT của sản phẩm và NLCT SCI. Mức độ đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng là lợi ích do sản phẩm mang lại như độ bền, thẩm mỹ, chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ đem lại NLCT cho SCI.

Về thương hiệu của SCI: Có thể nói thương hiệu của SCI là hình thức

thể hiện bên ngồi tạo ra ấn tượng cho khách hàng, thể hiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà Cơng ty đã cung cấp ra thị trường.

Việc xây dựng được một thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. SCI có năng lực cạnh cao cũng có nghĩa là Cơng ty đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, luôn được khách hàng nhớ đến và nhận biết một cách dễ dàng những sản phẩm mà SCI đã cung ứng. Như vậy, để có năng lực cạnh tranh cao, SCI phải xây dựng được thương hiệu mạnh có thể tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà Cơng ty cung cấp ra thị trường. Có được như vậy, thương hiệu của SCI sẽ có sức lan tỏa và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu đó và Cơng ty sẽ đạt được mục tiêu cạnh tranh của mình. Hơn nữa hình ảnh của SCI được khách hàng tin yêu cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt, dịch vụ sau bán hàng tốt, giá cả hợp lý, thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Do đó, SCI muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình thì phải xây dựng được một thương hiệu mạnh.

Năm là, tiêu chí về doanh thu và lợi nhuận của SCI

Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tiêu thụ được sản phẩm và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là q trình Cơng ty giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận. Kết thúc q trình tiêu thụ Cơng ty có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay thu nhập của Công ty là tồn bộ sơ tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ của Cơng ty. Doanh thu là tiêu chí quan trọng phản ánh quy mơ của q trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của Cơng ty, nó cịn là nguồn vốn quan trọng để Công ty trang trải các khoản chi phí trong q trình sản xuất kinh doanh, do đó, doanh thu ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và q trình tái sản xuất của Cơng ty. Là cơ sở xác định lỗ, lãi sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh thu càng cao không

những chứng tỏ năng lực kinh doanh mà cịn thể hiện NLCT của Cơng ty trước những đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Lợi nhuận của Công ty là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá trị vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng do các hoạt động kinh doanh của Công ty trong một thời kỳ mang lại, bao gồm từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Lợi nhuận là tiêu chí tổng hợp biểu hiện kết quả của q trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là điều kiện tiên quyết để Công ty tồn tại và phát triển, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Nó phản ánh đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh và NLCT của Công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần SCI (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w