Nguyên nhân ưu điểm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần SCI (Trang 63 - 67)

I. Kết cấu tài sản và nguồn vốn

2015 2016 2017 2018 2019 Tổng doanh thu (tỷ đồng)124,707293,418 580,890 802,810 1.299,

2.2.1. Nguyên nhân ưu điểm

* Nguyên nhân khách quan

Một là, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ổn định, hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách của Nhà nước từng bước được bổ sung, hoàn thiện

Trong những năm gần đây, sau khi nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, cùng với đó kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với những thành tựu ấn tượng. Kinh tế tư nhân được khẳng định và đánh giá đúng vị trí

vai trị trong nền kinh tế, được quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách phù hợp đã giúp cho doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình.

Nhiều chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực xây dựng được ban hành và tìm cách tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực này. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh xây dựng được điều chỉnh sát với sự vận động và phát triển của đất nước, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, tương đối ổn định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong đó có SCI dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã có những tác động tích cực đến sự tăng trưởng của ngành kinh doanh xây dựng. Đây là những yếu tố khách quan thuận lợi tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD và NLCT của Công ty cổ phần SCI.

Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chức năng nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện phù hợp với sự vận động, phát triển của đất nước. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để SCI dễ dàng tiếp cận các dự án lớn, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD và NLCT. Liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đến nay các cơ quan chức năng đã ban hành 09 loại văn bản pháp quy trong lĩnh vực đầu tư; 36 loại văn bản trong lĩnh vực đất đai; hơn 100 loại văn bản trong lĩnh vực xây dựng, BĐS… Dấu ấn lớn nhất của thị trường xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng thủy điện trong năm 2015 là nhiều chính sách đã được ban hành nhằm thúc đẩy thị trường phát triển; trong đó, nổi bật nhất là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015, Phê duyệt Chiến lược Phát triển Năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu của

Chính phủ. Các văn bản, nghị định, chỉ thị hướng dẫn này đã phát huy có hiệu quả trong nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho SXKD, nhất là đối với lĩnh vực kinh doanh xây dựng, BĐS.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho SCI mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của SCI

Trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế ngày càng mở rộng thì vị thế của quốc gia trên trường quốc tế cũng tác động đến NLCT của doanh nghiệp. Hội nhập tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi như: mở rộng thương mại quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng thương mại; làm giảm các chi phí đầu vào q trình SXKD và góp phần nâng cao NLCT của hàng hố và dịch vụ; thúc đẩy quá trình thu hút đầu tư và phát triển công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích tăng trưởng và thúc đẩy quá trình chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Đối với doanh nghiệp được hưởng những thuận lợi như: mở rộng thị trường cho doanh nghiệp; được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp; được hưởng lợi từ việc thuận lợi hoá thương mại và đầu tư ngay trên sân nhà; làm tăng thêm các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý và HNKTQT làm tăng tính năng động, hiệu quả của các doanh nghiệp.

Trong khi đó, chiến lược của SCI là mở rộng thị trường kinh doanh không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, trước hết là các nước trong khu vực như Lào và Căm-pu-chia thì những nhân tố này tác động mạnh đến NLCT của Công ty. Thông qua hợp tác, liên kết mà SCI có điều kiện mở rộng và nâng cao NLCT; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận công nghệ hiện đại, kinh nghiệm tổ chức và quản lý của các đối tác nước ngoài.

* Nguyên nhân chủ quan:

Năng lực cạnh tranh của SCI trên thị trường không ngừng được cải thiện, uy tín, thương hiệu của Cơng ty không ngừng nâng cao trong những năm

qua được xác định có một số ngun nhân sau đây:

Một là, Cơng ty đã kịp thời tiến hành cổ phần hóa, đổi mới, kiện tồn nhằm nâng cao tính chủ động, hiệu quả hoạt động.

Năm 2015 sau khi thối hết phần vốn nhà nước, Cơng ty đã tiến hành cơ cấu lại với nhiều bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả SXKD và NLCT của SCI. Cơ cấu Công ty được sắp sếp lại, tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đã tập trung chỉ đạo kiên quyết, dứt điểm từng nhiệm vụ trọng tâm; phát huy đồn kết, thống nhất trong Cơng ty. Do đó, trong bối cảnh đầy biến động khó khăn nhưng Cơng ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân đạt 15%, các chỉ tiêu SXKD đều hoàn thành đạt và vượt mức so với kế hoạch đề ra, tập trung giải quyết các tồn tại, đời sống người lao động được chăm lo, đảm bảo, giúp cho người lao động n tâm phấn khởi đóng góp xây dựng Cơng ty.

Hai là, Cơng ty chú trọng xây dựng, hồn thiện các quy định, quy chế của Công ty và các đơn vị trực thuộc

Cùng với tiến hành cơ cấu lại tổ chức, Cơng ty đã tiến hành rà sốt, bổ sung các loại văn bản, quy chế tạo khung khổ pháp lý cho các bộ phận, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Công ty như: quy chế chi tiêu nội bộ; quy định về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản cố định, công cụ lao động của Công ty, bổ sung hoàn thiện Quy chế tiền lương, Quy chế công tác cán bộ, Quy chế tuyển dụng lao động, Quy định về văn hóa doanh nghiệp... làm cơ sở để điều hành SXKD kịp thời, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan. Tiếp tục quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội... Thông qua các qui chế, qui định này đã giúp cho SCI quản lý tốt được tài chính, cơ sở vật chất đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như có điều kiện để thực hiện tốt cơng tác xã hội, nhờ đó thương hiệu của SCI khơng ngừng vươn xa.

chức năng, giúp việc hoạt động có hiệu quả trong xây dựng chiến lược SXKD và quảng bá thương hiệu

Trong mỗi giai đoạn, từng dự án ngồi các bộ phận chun mơn được thành lập theo khung pháp lý thì Cơng ty cịn thành lập thêm các bộ phận giúp việc phù hợp với các nhiệm vụ SXKD và các chiến lược cần thực hiện trong từng kỳ. Các bộ phận chức năng tiêu biểu như: Marketing, nhân sự, tài chính - kế tốn, nghiên cứu và phát triển, sản xuất... Hoạt động của các bộ phận này tạo ra các lợi ích vật chất, các nguồn lực vơ hình cho Cơng ty. Mỗi bộ phận chức năng có nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau giúp cho SCI hồn thành chỉ tiêu SXKD của mình. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của các bộ phận chức năng như: chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược huy động và sử dụng vốn đầu tư, chiến lược mua hàng, chiến lược phát triển cơng nghệ mới… Vì vậy, việc phân tích thường xun, định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của các bộ phận chức năng đã giúp Ban lãnh đạo giám sát, nắm chắc những diễn biến trong SXKD và thị trường nhằm có cơ sở bổ sung, chấn chỉnh kịp thời trong chiến lược của Công ty; đồng thời nhận diện được các điểm mạnh và điểm yếu trong từng lĩnh vực so với các đối thủ cạnh tranh nhằm có các chiến lược cạnh tranh và các chính sách hoạt động thích nghi với mơi trường kinh doanh. Do đó, hiệu quả hoạt động SXKD và NLCT của SCI khơng ngừng được cải thiện.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần SCI (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w