3.3.1 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng
1) Giới thiệu chung
Phương pháp này sử dụng các kết quả phân tích tác động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường. Khi ứng dụng phương pháp, ngoài phân tích các chi phí và lợi ích mang tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương pháp còn phân tích các chi phí và lợi ích mà những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên.
Lợi ích và chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng hơn các lợi ích chi phí trong tính toán kinh tế của dự án đơn thuần. Nó không chỉ bao gồm các lợi ích và chi phí về mặt kinh tế mà còn bao gồm cả các chi phí và lợi ích về xã hội, tài nguyên môi trường nên gọi là phương pháp phân tích lợi ích chi phí mở rộng.
Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí mở rộng thường dùng trong giai đoạn đánh giá tác động môi trường đầy đủ.
2) Nội dung phương pháp
Nội dung của phương pháp bao gồm như sau:
(i). Liệt kê tất cả các tài nguyên được sử dụng của dự án (kể cả nhân lực) và các sản phẩm thu được (kể cả các phế thải có thể tái sử dụng).
(ii). Xác định tất cả các hành động tiêu thụ hoặc làm giảm suy tài nguyên kể cả hoạt động sản xuất, gây ô nhiễm. Liệt kê tất cả những khía cạnh có lợi cho tài nguyên chưa được xem xét trong dự án, các khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
(iii). Liệt kê những việc cần bổ sung vào dự án để sử dụng hợp lý và phát huy tối đa khả năng của tài nguyên và bảo vệ môi trường.
(iv). Từ các kết quả phân tích nêu trên, tính toán chi phí và lợi ích của dự án
(trong đó chi phí và lợi ích đều xét cả khía cạnh môi trường) và đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương án qua đó nêu lên ý kiến về chọn phương án tốt nhất.
Tính toán các chi phí của dự án bao gồm:
– Chi phí đầu tư ban đầu của dự án (khảo sát, thiết kế, xây dựng các hạng mục...); – Các chi phí cơ hội và chi phí thay thế (gồm các chi phí do tổn hại tài nguyên
môi trường...);
– Các chi phí ngoại lai (gồm các chi phí cho xử lý, giảm thiểu, bù đắp thiệt hại về môi trường của dự án...).
Tính toán các lợi ích của dự án bao gồm:
– Lợi ích trực tiếp từ sử dụng tài nguyên (cung cấp nước, thuỷ điện, chống lũ cho vùng hạ lưu…);
– Lợi ích do phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp nhờ có dự án, từ các ngành khác như thuỷ sản, giao thông hạ lưu, du lịch và các dịch vụ khác;
– Lợi ích từ ổn định xã hội như tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống, sức khoẻ cộng đồng...
Tất cả các chi phí và lợi ích cần được cố gắng quy đổi về cùng một mặt bằng giá của thời điểm hiện tại.
Tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án:
Sau khi xác định được các giá trị lợi ích, chi phí của dự án, bước cuối cùng là đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án trên cơ sở quy đổi các giá trị chi phí và lợi ích trên về cùng mặt bằng giá cả tại thời điểm hiện tại và tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án như giá trị lợi nhuận ròng (NPV), thời gian hoàn vốn của dự án.
– Chi phí của dự án Cr (bằng tiền). – Lợi ích của dự án Br (bằng tiền). – Lợi nhuận tuyệt đối:
B R C C R T T T n T T T n 1 1 1 1 0 0 1 ( + ) −( + 1 ( + ) )≥ = = ∑ ∑
– Lợi nhuận tương đối:
(T BT ( R)T) / (C C ( R) ) n T T T n 1 1 1 1 1 0 1 + + 1 + ≥ = = ∑ ∑ Trong đó:
BT - giá trị lợi ích được tính ra tiền ở năm T. C0 - giá trị chi phí ban đầu được tính ra tiền. CT - giá trị chi phí được tính ra tiền ở năm T.
T - thời gian (năm), với các dự án PTTNN có thể tới 50 năm hoặc hơn.
- NPV tính theo công thức sau: NPV = B C R T T T T n − + ⇒ = ∑ (1 ) max 1 Tính toán hiệu quả của dự án:
Khi xây dựng dự án có nhiều phương án khác nhau, lựa chọn phương án nào cho là lợi nhuận ròng mà dự án thu được đạt giá trị tối đa, biểu thị qua chỉ số lợi nhuận ròng NPV của phương án lựa chọn phải cực đại.
Xác định thời gian hoàn vốn của dự án:
Đó là thời điểm mà tổng giá trị hiện tại thực của lợi ích bằng tổng giá trị hiện tại thực của chi phí cho dự án, tức là:
B C R T T T T n − + = = ∑ (1 ) 0 1
Giá trị T thoả mãn tổng trên bằng 0 là thời gian hoàn vốn. Điểm hoàn vốn thường không trùng với điểm kết thúc dự án.
Nhận xét
- Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí mở rộng dựa trên so sánh kinh tế môi trường để đánh giá là một nguyên tắc hết sức đúng đắn.
- Hạn chế của phương pháp là có những tác động môi trường mà chi phí và lợi ích của nó không thể tính toán hoặc ước tính ra tiền được.
- Không thể xét tất cả các TĐMT, nhất là những tác động mang tính lâu dài hoặc gián tiếp, việc sử dụng phương pháp này cho các dự án lớn có quá nhiều hạng mục mà việc xác định tác động của chúng tới môi trường là khó khăn.
3.2.2 Phương pháp mô hình
Hiện nay phương pháp mô hình được dùng tương đối phổ biến và hiệu quả trong đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển lớn và quan trọng, bao gồm các mô hình vật lý và mô hình toán học. Ứng dụng phương pháp mô hình có thể định lượng và dự báo các tác
động môi trường phức tạp đáp ứng yêu cầu cao của các dự án lớn và quan trọng mà các phương pháp khác không làm được.
1) Phương pháp mô hình vật lý
Các mô hình vật lý được xây dựng để đánh giá một số tác động môi trường là hình ảnh thu nhỏ môi trường vật lý khu vực nghiên cứu trước và sau khi thực hiện các hoạt động của dự án. Mô hình vật lý khi xây dựng phải diễn tả được các tác động tới môi trường cần xem xét do các hoạt động của dự án gây nên.
Việc quan trắc thực nghiệm các biến đổi điều kiện môi trường do các hoạt động của dự án trên các mô hình vật lý sẽ cho kết quả định lượng về độ lớn các tác động môi trường cần xác định. Các mô hình vật lý thường được sử dụng để đánh giá các tác động môi trường cục bộ trong một không gian hẹp như đánh giá xói lở sau đập tràn, bồi xói một đoạn sông... Nếu vùng đánh giá quá rộng, như là cả lưu vực hay toàn bộ dòng sông thì mô hình này rất khó xây dựng và kết quả thí nghiệm mô hình cũng khó đáp ứng được độ chính xác cần thiết.
Nhìn chung, việc sử dụng mô hình vật lý hiện nay để tính toán các tác động môi trường còn có nhiều khó khăn vì yêu cầu kinh phí để xây dựng và thí nghiệm mô hình lớn hơn nhiều so với các phương pháp khác, nhất là khi thay đổi phương án lại phải điều chỉnh sửa đổi mô hình.
Đối với dự án ph`1át triển tài nguyên nước, mô hình vật lý thường dùng để dự báo một số tác động môi trường sau đây:
– Dự báo xói lở ở hạ lưu công trình.
– Dự báo diễn biến dòng sông và cửa sông: xói lở bờ, bồi lắng lòng sông và các cửa lấy nước, diễn biến cửa sông.
2) Phương pháp mô hình toán học
Nội dung của phương pháp là xây dựng hoặc ứng dụng các mô hình toán học mô phỏng toán học mối quan hệ giữa nguyên nhân (các hoạt động phát triển) và hậu quả (các biến đổi môi trường) để sử dụng để tính toán hay dự báo các tác động môi trường của dự án.
Đây là phương pháp hiện đại phát triển mạnh trong mấy chục năm trở lại đây trên thế giới và cả ở nước ta. Phương pháp này đòi hỏi kiến thức liên ngành của nhiều chuyên gia và phải qua nhiều bước như xây dựng cấu trúc mô hình, phương pháp mô phỏng toán học, hiệu chỉnh xác định thông số mô hình và cuối cùng là ứng dụng mô hình để đánh giá tác động môi trường.
Các mô hình toán học có thể phân thành hai loại sau:
- Mô hình kinh nghiệm: Phân tích thống kê các số liệu quan sát môi trường để tìm phương trình biểu thị mối tương quan giữa các thông số môi trường với các chỉ tiêu của hoạt động phát triển. Kết quả phân tích rút ra các phương trình hoặc công thức kinh nghiêm để sử dụng trong tính toán và dự báo các tác động môi trường. Đây là dạng mô hình toán đơn giản thuộc loại mô hình hộp đen thường được sử dụng trong thực tế khi phân tích tổng hợp các kết quả quan sát biến đổi môi trường của nhiều các công trình đã có trong vùng để tham khảo sử dụng cho đánh giá các dự án phát triển mới.
- Mô hình nhận thức (hay mô hình mô phỏng): Các mô hình dạng này được xây dựng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc quan hệ và sự chuyển hoá giữa các biến vào, biến ra và phương pháp mô phỏng các hệ động lực.
Động thái của các quá trình biến đổi của các nhân tố môi trường được diễn tả trong mô hình bằng các phương trình toán học phù hợp trên cơ sở chấp nhận một số giả thiết nhất định.
Trong đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển tài nguyên nước, tuỳ
theo nhân tố/ tác động môi trường cần đánh giá mà sử dụng các mô hình toán khác nhau, thí dụ như:
- Đánh giá sự biến đổi của chế độ thuỷ văn thuỷ lực trong sông dùng các mô hình toán thuỷ văn tất định, mô hình thuỷ lực dòng chảy không ổn định một hoặc hai chiều.
- Đánh giá sự biến đổi chất lượng nước trong sông dùng các mô hình toán chất lượng nước như mô hình Streeter-Phelps, mô hình Stream1, Stream2, Qualt2E...Các mô hình này nói chung đều dựa chủ yếu vào phương trình vi phân cơ bản biểu thị sự giảm nồng độ chất hữu cơ (hay nồng độ ô nhiễm trong nước) theo thời gian.
- Đánh giá ảnh hưởng tới bồi lắng trong hồ hoặc diễn biến bùn cát trong sông dùng các mô hình tính toán bồi lắng hồ chứa và mô hình diễn biến bùn cát trong sông. Các mô hình này xây dựng trên cơ sở giải hệ phương trình cơ bản gồm các phương trình động học, phương trình liên tục của dòng chảy và phương trình chuyển động bùn cát, kết hợp với các số liệu thuỷ văn, tài liệu địa hình có thể mô phỏng sự diễn biến bùn cát gây nên bồi lắng hoặc xói lở lòng dẫn khi có tác động của các phương án sử
dụng nước, hoạt động của của các công trình của dự án.
- Đánh giá sự biến đổi mực nước ngầm do khai thác nước ngầm phục vụ kinh tế dân sinh ứng dụng các mô hình toán thuỷ văn nước ngầm.
Phương pháp mô hình toán yêu cầu các chuyên gia có trình độ cao và chi phí nhiều hơn phương pháp tính toán thông thường, đặc biệt là khi dự án cần nghiên cứu xây dựng mô hình toán phù hợp với bài toán và khu vực dự án để phục vụ cho dự báo tác động. Vì thế, chỉ ứng dụng để dự báo tác động môi trường tiêu cực nào được coi là đáng kể nhất trong các dự án quan trọng.
Khi ứng dụng phương pháp mô hình toán để đánh giá và dự báo tác động môi trường cho các dự án PTTNN cần chú ý một sốđiểm sau:
- Phương pháp chỉ áp dụng khi cần đánh giá định lượng hay dự báo tác động môi trường của dự án. Vì thế, nó được dùng trong đánh giá tác động môi trường chi tiết.
- Do ứng dụng phương pháp này đòi hỏi nhiều số liệu và cần có kinh phí nhất định nên khi ứng dụng để đánh giá tác động môi trường dự án người ta thường chỉ chọn một số những tác động tiêu cực được coi là chủ yếu để đánh giá hay dự báo. Việc lựa chọn tác động nào và mô hình toán sử dụng là tuỳ thuộc vào đặc điểm và tác động môi trường của dự án được đánh giá.
Trong trường hợp những dự án có những đặc điểm và tác động môi trường riêng biệt mà các mô hình toán hiện có không phù hợp, người ta có thể đầu tư nghiên cứu để xây dựng một mô hình toán riêng để đánh giá và dự báo các tác động môi trường đó cho dự án theo các phương án xem xét. Trường hợp này phải lập một nhóm chuyên nghiên cứu để xây dựng mô hình toán cũng như tổ chức quan trắc số liệu cho ứng dụng mô hình.
CÂU HỎI CHƯƠNG 3
1. Có những nhóm phương pháp kỹ thuật đánh giá nào hay được sử dụng trong ĐTM đối với các dự án đầu tư?
2. Trình bày các đặc điểm chính của nhóm phương pháp kỹ thuật đánh giá nhanh tác động môi trường và trình bày những ưu nhược điểm chính và điều kiện ứng dụng của nhóm phương pháp này.
3. Nêu các đặc điểm chính của nhóm phương pháp đánh giá phức tạp, định lượng các tác động môi trường và trình bày những ưu nhược điểm chính và điều kiện ứng dụng của nhóm phương pháp này.
4. Phân tích nội dung và các ưu nhược điểm của các phương pháp cụ thể thuộc nhóm các phương pháp đánh giá nhanh và nêu các điều kiện ứng dụng của từng phương pháp?
5. Nhóm các phương pháp đánh giá phức tạp, định lượng hay được ứng dụng trong ĐTM gồm những phương pháp nào và nêu nội dung và điều kiện ứng dụng của từng phương pháp trong nhóm?
CHƯƠNG 4
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
4.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Trong thực tế, các dự án khác nhau sẽ có tác động môi trường khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô và vị trí của dự án. Trong các chương trước đã trình bày quy trình khung để phân tích, nhận biết, đánh giá và dự báo các tác động môi trường của các dự án nói chung.
Do hạn chế về thời gian của môn học này chỉ có 2 tín chỉ nên trong chương này chỉ trình bày về 3 loại hình dự án phát triển mà trong đó liên quan đến nhiều nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường nhất như: (i) dự án xây dựng đập/hồ chứa nước; (ii) dự án khai thác khoáng sản, và (iii) dự án phát triển đô thị và khu dân cư;
Theo phương pháp chung đã học về phân tích, nhận biết và đánh giá tác động môi trường, sinh viên có thể tự phân tích để nhận biết, đánh giá tác động đối với các loại hình dự án khác, hoặc tham khảo các tài liệu khác về ĐTM để đi sâu thêm.
4.2 DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẬP/ HỒ CHỨA NƯỚC 4.2.1 Giới thiệu chung 4.2.1 Giới thiệu chung
Xây dựng đập hoặc hồ chứa là một biện pháp công trình rất phổ biến ở nước ta khai thác sử dụng nước của sông đáp ứng yêu cầu sử dụng của con người.
Hồ chứa
Các công trình chủ yếu của hồ chứa nước bao gồm:
- 1 đập ngăn nước (bằng đất hoặc bê tông) để dâng nước tạo thành hồ chứa. Tùy theo điều kiện địa hình mà một số hồ chứa có thể có thêm một vài đập phụ nữa;
- 1 đập tràn để xả lượng dòng chảy lũ khi hồ đã trữ đầy, bảo đảm an toàn cho công trình;
- Nếu hồ chứa để cung cấp nước tưới thì có một hoặc hai cống lấy nước từ hồ vào kênh chính đẫn nước đến khu tưới. Khi hồ chứa tích nước hoặc trong mùa cạn hồ cấp nước tưới thì đoạn sông ngay sau đập thường bị cạn kiệt;
- Nếu hồ chứa thủy điện thì có một nhà máy thủy điện bố trí ở ngay sau đập hoặc hạ lưu tuyến đập để tạo cột nước cao đủ cho phát điện. Nếu nhà máy ở hạ lưu cách tuyến đập một vài km thì có một đường hầm dẫn nước từ hồ đến nhà máy thủy điện. Trường hợp này khi hồ tích nước mà tại đập có không có một cống để xả dòng chảy