SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔ

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 63 - 67)

2) Tác động tích cực tới người dân trong vùng hưởng lợi

- Tác động làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư trong vùng hưởng lợi do dự án mang lại, như làm thay đổi về thu nhập và phân phối thu nhập, tăng mức sống, cải thiện điều kiện nhà ở, điện, cấp nước, đi lại, thông tin, sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho cộng đồng dân cư.

- Tác động làm biến đổi các hoạt động kinh tế trong vùng dự án: thay đổi hoạt động sản xuất và lưu thông của các ngành kinh tế trong khu vực như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ… làm tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế của khu vực, đóng góp cho kinh tế của đất nước.

2.6.3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường xã hội

Để đánh giá tác động môi trường xã hội, tuỳ theo điều kiện dự án có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Điều tra xã hội học tại hiện trường.

- Tiến hành điều tra thực tế trong nhân dân, các cơ quan tại địa phương thông qua phỏng vấn hoặc thu thập thông tin qua phiếu điều tra xã hội học. Nội dung điều tra tập trung vào: (i) những khía cạnh xã hội bị tác động của dự án; (ii) phạm vi các vùng dân cư bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp; và (iii) đối tượng dân cư bị tác động (mô tả những nơi và số người bị tác động, nguồn gốc và đặc trưng kinh tế xã hội, tôn giáo của họ).

- Tổng hợp phân tích các kết quả điều tra để rút ra các ý kiến đánh giá.

- Tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê về kinh tế, xã hội và các số liệu có liên quan khác.

- Nghiên cứu nhân chủng học để đánh giá nguồn gốc, tập quán, tâm lý và mức độ tác động đối với các tộc người bị ảnh hưởng.

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội để đánh giá và dự báo các tác động môi trường xã hội khi có dự án.

- So sánh tương tự với các dự án tương tự đã thực hiện ở nước ta.

2.7 SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG

Sự tham gia của cộng đồng là quá trình thông tin hai chiều liên tục từ các cơ quan thực hiện ĐTM tới cộng đồng dân cư và ngược lại, nhằm khuyến khích và huy động mọi hiểu biết, nhận thức của cộng đồng tham gia trong đánh giá các vấn đề môi trường của dự án. Đây là một bước rất quan trọng trong quy trình thực hiện ĐTM. Việc thực hiện có kết quả hay không phụ thuộc vào phương thức tổ chức, ý thức tham gia của các tầng lớp nhân dân và điều kiện kinh phí dành cho vấn đề này của dự án.

Hiện nay, hầu như tất cả các quy trình ĐTM trên thế giới đều có bước tham khảo ý kiến của cộng đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện lấy ý kiến tham gia của cộng

đồng ở các nhóm nước phát triển và các nước đang phát triển không được như nhau trong đó các nước phát triển thường thực hiện việc này kết quả hơn các nước đang phát triển rất nhiều. Tại các nước đang phát triển việc tham khảo ý kiến của cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế kinh phí, do phương thức tổ chức chưa tốt cũng như ý thức tham gia của các tầng lớp nhân dân chưa cao.

Mục đích cơ bản của việc lấy ý kiến cộng đồng trong ĐTM là tăng cường khả năng sử dụng thông tin đầu vào từ phía các cơ quan nhà nước, các công dân và các cộng đồng quan tâm để nâng cao chất lượng của việc ra quyết định liên quan đến môi trường của dự án. Các nhóm quan tâm ở đây có thể bao gồm đại điện các ngành nghề, các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Việc tham khảo ý kiến cộng đồng sẽ tạo ra cơ chế trao đổi thông tin, cung cấp nguồn thông tin về các giá trị địa phương cũng như làm tăng độ tin cậy của ĐTM. Nó cũng giúp cho trách nhiệm của cơ quan chủ dự án và nhóm ĐTM được nâng cao.

Sự tham gia của cộng đồng dân cư giúp cho những người đánh giá hiểu được nhận thức của mọi người dân về dự án cũng như các tác động của dự án đến họ và có biện pháp xử lý hay giải quyết hợp lý các vấn đề môi trường chủ yếu đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội. Sự tham gia của cộng đồng với việc tăng cường sự trao đổi, tiếp xúc, lấy ý kiến một cách công khai đối với công chúng và những người quan tâm đến dự án cũng giúp cho những người làm ĐTM phải nâng cao trách nhiệm của mình hơn. Nó được coi là tác nhân kiểm tra, nhận xét, đánh giá quá trình ĐTM khi quá trình này được công khai hoá.

Việc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng cho dự án liên quan tới tất cả các bước của qua trình ĐTM. Từ việc phát hiện các vấn đề tác động, lập kế hoạch quản lý và giảm nhẹ tác động, so sánh chọn các phương án thay thế hợp lý cho phương án có tác động lớn tới tài nguyên môi trường khu vực.

Xác định các cộng đồng nào cần có sự tham gia cũng là một vấn đề cần xem xét, quyết định. Nói chung, cần tập trung vào các cộng đồng cụ thể, liên quan và bị tác động của dự án. Thường là nhiều nhóm khác nhau như nhóm nghề nghiệp, nhóm xã hội, hoặc cả nhóm chính trị, các cá nhân trong nhóm có chung mục đích, ý tưởng hoặc quyền lợi. Mỗi nhóm khác nhau đều có cách tiếp cận khác nhau để đưa họ tham gia vào ĐTM của dự án.

Trong thực tế, mức tham gia của cộng đồng có thể ở nhiều mức: (i) không tham gia hoặc không được tham gia; (ii) tham gia tư vấn cụ thể; và (iii) tham gia ở mức hội nhập, uỷ thác, kiểm soát. Song sự tham gia của cộng đồng thường chỉ dừng ở mức thứ hai, còn ở mức cao nhất rất hiếm khi xảy ra, trừ trường hợp có sự trưng cầu dân ý. Ở

nước ta hiện nay phần lớn các dự án có sự tham gia của cộng đồng còn tương đối ít . Ở nước ta, vấn đề tham gia của cộng đồng trong ĐTM dã được quy định trong quá trình thực hiện ĐTM. Để thực hiện cần có những hình thức thích hợp như:

− Thông qua hình thức lập và lấy ý kiến vào các phiếu điều tra, tập trung vào một số vấn đề môi trường chủ yếu, tác động chủ yếu có liên quan đến nhóm cộng đồng được hỏi ý kiến. Việc lấy ý kiến do nhớm đánh giá thực hiện khi điều tra thực địa tại hiện trường và trong khi thu thập các thông tin bổ xung trong quá trình đánh giá;

− Tổ chức các cuộc gặp mặt và trao đổi thảo luận theo nhóm nhỏ không chính thức với hình thức đa dạng, thảo luận thoải mái, không gò bó;

− Tổ chức các diễn đàn của các nhóm hoặc các cơ quan như là gặp mặt các nhóm dân sự, gặp mặt giữa các tổ chức để trình bày và công bố những vấn đề;

− Tổ chức buổi hội thảo của dự án nếu điều kiện kinh phí của ĐTM cho phép; − Tổ chức lấy ý kiến về bản tóm tắt báo cáo ĐTM gửi đến các nhóm cộng đồng

liên quan;

Để đảm bảo việc lấy ý kiến tham gia của cộng đồng được kết quả, khi lấy ý kiến cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc sau:

− Các phiếu điều tra phải được lập một cách cẩn thận, có tính tổng hợp và mức chi tiết phù hợp với vấn đề lấy ý kiến;

− Cung cấp đủ thông tin liên quan và dễ hiểu đối với người được lấy ý kiến nhất là những người không phải là chuyên gia;

− Đảm bảo cho người nhận thông tin có đủ thời gian đọc và thảo luận (khi cần thiết), cân nhắc thông tin và những điều muốn nói trong đó; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Trong phỏng vấn hay hội thảo phải dành thời gian để mọi người có thể bày tỏ ý kiến nhận xét của mình;

− Địa điểm và thời gian cho các cuộc thảo luận hay hội thảo phải lựa chọn thuận lợi cho cộng đồng tham dự và trao đổi ý kiến một cách thoải mái.

Các ý kiến của cộng đồng theo từng vấn đề phải được tổng hợp thành một văn bản lưu trong phụ lục của báo cáo ĐTM, trong đó cần có cả sự trả lời cho các câu hỏi mà cộng đồng dân cư nêu lên. Đối với các dự án quan trọng thì trong hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM nên mời một số đại biểu của cộng đồng tham gia.

CÂU HỎI CHƯƠNG 2

1. Trình bày về khái niệm tác động môi trường của dự án và cách biểu thị. 2. Trình bày về cách phân cấp, phân loại tác động môi trường của dự án.

3. Có những nhóm tài nguyên và nhân tố môi trường nào cần được phân tích, đánh giá trong ĐTM và nêu các yếu tố biểu thị.

4. Theo quy định hiện hành ở nước ta thì báo cáo ĐTM phải có những nội dung nào?

5. Hãy giải thích rõ phương châm thực hiện ĐTM: "làm sớm – làm thường xuyên – làm tổng hợp"

CHƯƠNG 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DÙNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 63 - 67)