CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BỊ TÁC ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 35 - 41)

Cũng vì thế khi đánh giá tác động môi trường của dự án điều trước tiên cần phải nhận biết tất cả các tác động môi trường nào sẽ có ảnh hưởng tốt hay xấu tới môi trường. Sau đó tiến hành phân tích và đánh giá ảnh hưởng của từng tác động môi trường riêng rẽ, tổng hợp lại chúng ta sẽ có thể đánh giá chung được tác động môi trường của cả dự án.

Đánh giá các tác động môi trường có thể bằng các phương pháp định tính hoặc định lượng. Đánh giá định lượng là xác định các con số về độ đo của mỗi tác động môi trường bằng các phương pháp kỹ thuật thích hợp.

Một dự án có thể gây nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới các nhân tố môi trường khu vực dự án. Tác động môi trường của dự án có thể coi là tổng tác động tất cả các tác động môi trường đó so sánh giữa hai trường hợp trước và sau khi có dự án

và có thể biểu thị như công thức sau đây:

E = ∑ Vi,1.Wi - ∑ Vi,0.Wi (2-1) (i=1,n) (i=1,n)

Trong đó:

E : Tác động môi trường của dự án.

Vi,0: Giá trị chất lượng môi trường nhân tố thứ i khi không có dự án. Vi,1: Giá trị chất lượng môi trường nhân tố thứ i khi có dự án.

Wi : Tầm quan trọng của tác động môi trường theo điểm quy ước. n : Số các nhân tố/ tác động môi trường của dự án được xem xét.

Công thức (2-1) thường được dùng trong một số phương pháp tính toán định lượng tác động môi trường của dự án trong các phần sau. Các tác động riêng rẽ có thể tốt hoặc xấu, nếu tổng các tác động tốt lớn hơn tổng các tác động xấu thì tác động môi trường của dự án có xu hướng chung là tốt.

2.2 CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BỊ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CỦA DỰ ÁN

Một câu hỏi đặt ra là khi một dự án được thực hiện thì các đối tượng nào sẽ bị tác động? Có thể trả lời ngay đó là các nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường trong khu

vực bị ảnh hưởng của dự án. Vì vậy, để nhận biết các tác động môi trường dự án chúng ta cần phải hiểu rõ từng nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường trong khu vực dự án.

Một câu hỏi khác là có bao nhiêu nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường trong khu vực dự án sẽ bị tác động? Đây là kiến thức đã học về môi trường và các thành phần môi trường mà trong trang 1 của tậ̣p bài giảng này cũng sơ bộ nêu lên. Ở đây, có thể tóm tắt như sau:

Môi trường sống của con người hiểu một cách đầy đủ bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

- Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường vật lý và môi trường sinh thái, trong đó môi trường vật lý là các thành phần môi trường đất, nước và không khí), còn

môi trường sinh thái là thế giới sinh vật trong sinh quyển, bao gồm các loài thực vật, động vật trên cạn và dưới nước.

Hình 2-2: Các thành phần tài nguyên và môi trường bị tác động khi thực hiện dự án

- Môi trường kinh tế xã hôi là do con người tạo nên quá nhiều thế hệ biểu thị bằng các gia trị của cải, vật chất và giá trị văn hóa tinh thần hiện có trong khu vực. Trong một khu vực thì về kinh tế là các giá trị sử dụng của con người (như nhà cửa, các cơ sở kinh tế...) hiện có, và về xã hôi là các giá trị chất lượng cuộc sống của người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án.

Tất cả các thành phần tài nguyên/ nhân tố môi trường chứa trong các thành phần của môi trường vật lý và môi trường sinh thái, cũng như các giá trị sử dụng của con người, các giá trị chấ́t lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư số́ng trong khu vực dự án là các đối tượng sẽ bị tác động của dự án mà khi phân tích, nhận biết và đánh giá tác động chúng ta phải lần lượt xem xét.

Một dự án khi thực hiện sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố môi trường của khu vực dự án. Hiện nay, để nhận biết các

Môi trường tự nhiên

Môi trường vật lý

Môi trường sinh tháí

Môi trường đất ( địa quyển)

Môi trường nước ( Thủy quyển)

Môi trường không khí ( Khí quyển)

Động vật ( trên cạn, dưới nước) Thực vật ( trên cạn, dưới nước)

Môi trường xã hội ( kinh tế, xã hội)

Kinh tế: các giá trị sử dụng của con người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TĐMT người ta thường phân tích dựa theo 4 nhóm nhân tố tài nguyên/ môi trường chịu tác

động của dự án như sau:

ƒ Nhóm tài nguyên và môi trường vật lý (đất, nước, không khí); ƒ Nhóm tài nguyên và môi trường sinh thái;

ƒ Nhóm các giá trị sử dụng của con người; ƒ Nhóm các giá trị chất lượng cuộc sống.

1) Tài nguyên và nhân tố môi trường vật lý

Các tài nguyên và nhân tố môi trường vật lý gồm các tài nguyên đất, nước, không khí và các nhân tố môi trường của chúng.

- Tài nguyên nước: Nói chung, các dự án tác động đến tài nguyên nước mặt và nước ngầm cả về số lượng và chất lượng. Thí dụ như, một dự án hồ chứa khi xây dựng có thể làm biến đổi chế độ thuỷ văn, làm dâng cao hay hạ thấp mực nước ngầm, làm thay đổi chất lượng nước mặt và nước ngầm trong sông, hồ, vùng cửa sông ven biển của khu vực dự án.

- Tài nguyên đất: Các dự án như dự án hồ chứa phục vụ tưới có thể làm ngập mất đất, mất các mỏ khoáng sản trong vùng lòng hồ, nhưng lại tạo cơ hội mở rộng diện tích canh tác cho khu vực khác dự án nhờ có nguồn nước tưới dồi dào và cung cấp bảo đảm theo yêu cầu của cây trồng.

- Không khí: Các dự án phát triển công nghệp có thể sản sinh một lượng lớn bụi và khói cùng các khí độc hại gây ô nhiễm không khí khu vực, còn các dự án xây dựng giao thông, thủy lợi... đều có thể tạo ra một lượng bụi, khói nhất định làm ô nhiễm không khí cục bộ khu vực công trường xây dựng trong thời gian vận chuyển vật liệu, đào đắp thi công xây dựng các công trình. Riêng dự án xây dựng hồ chưa lớn có thể làm thay đổi vi khí hậu trong vùng tạo ra môi trường khí hậu thuận lợi cho nghỉ ngơi, vui chơi giải trí khu vực xung quanh hồ.

2) Tài nguyên và nhân tố môi trường sinh thái

Tài nguyên sinh thái bao gồm tất cả các loài động vật và thực vật thuộc hệ sinh thái trên cạn và dưới nước trong khu vực dự án. Khi thực hiện các hoạt động của dự án, các tài nguyên sinh thái thường khó tránh khỏi bị tổn thất hay tác động theo chiều hướng xấu. Thí dụ như, xây dựng một hồ chứa nước thì tất cả tài nguyên sinh thái trong khu vực lòng hồ đều bị tác động do bị ngập nước. Một số loài động vật hoang dã và chim thú có thể di cư sang khu vực khác để sống nhưng cũng bị ảnh hưởng, còn phần lớn là bị tiêu diệt và thay thế bằng các loài sinh vật thuỷ sinh. Còn hệ sinh thái các khu vực khác như ở thượng lưu và hạ lưu hồ chứa cũng bị tác động ở mức độ nhất định do hoạt động dự án gây ra.

3) Các giá trị sử dụng của con người

Ngoài tác động đến các nguồn tài nguyên tự nhiên, dự án PTTNN còn tác động mạnh mẽ đến các giá trị sử dụng sẵn có của con người mà nhiều thế hệ của con người đã tạo trong khu vực dự án, bao gồm:

- Nhà cửa, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng các khu dân cư...Tác động của dự án có thể là tốt hoặc xấu trong từng vùng cụ thể. Nói chung, trong vùng hưởng lợi thì cùng với hoạt động của dự án, nhà cửa, cơ sở hạ tầng các khu dân cư sẽ có điều kiện ngày càng tốt hơn, nhưng có những vùng các giá trị sử dụng của con người bị tổn hại phải di chuyển hoặc mất đi như khu vực lòng hồ của dự án xây dựng hồ chứa;

- Các giá trị kinh tế của con người trong khu vực dự án, thí dụ như các nhà máy công nghiệp, các khu nông nghiệp, các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, các khu du lịch, dịch vụ… Phần lớn tác động của dự án là góp phần cải thiện và phát triển nâng cao các giá trị này ngoại trừ dự án hồ chứa sẽ làm mất một phần giá trị này nằm trong vùng ngập của lòng hồ.

4) Các giá trị chất lượng cuộc sống

Các giá trị chất lượng cuộc sống bị tác động do dự án bao gồm các loại sau: - Việc làm cho người lao động: thí dụ dự án tạo ra nhiều việc làm mới sẽ góp phần nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực;

- Các giá trị chất lượng cuộc sống vật chất, biểu thị qua thu nhập, mức sống của người dân, nguồn thu của ngân sách quốc gia hoặc địa phương trong vùng dự án. Các giá trị này nói chung được tăng lên do có dự án đối với dân cư trong vùng hưởng lợi;

- Các giá trị chất lượng cuộc sống văn hoá tinh thần, biểu thị qua chất lượng các hoạt động văn hoá của cộng đồng dân cư;

- Các giá trị văn hoá truyền thống của cha ông để lại tại khu vực, như là các di tích văn hoá đã được xếp hạng để gìn giữ, các đền đại miếu mạo tôn thờ các danh nhân văn hoá, các di chỉ khảo cổ... Các giá trị này có thể bị tác động xấu như là bị mất đi do bị ngập nước khi có dự án;

- Các giá trị lịch sử truyền thống như các di tích lịch sử, các khu di tích bảo tồn lịch sử có tầm cỡ quốc gia và của địa phương nằm trong vùng dự án. Các giá trị này có thể bị tác động xấu như là bị mất đi hoặc phải di chuyển do bị ngập nước khi có dự án hồ chứa lớn;

- Sức khoẻ cộng đồng: Chăm sóc y tế, bảo vệ sức khoẻ cho dân cư, kiểm soát bệnh tật, đặc biệt các bệnh lây lan trong môi trường nước như các bệnh đường ruột… sẽ góp phần nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống của con người trong khu vực;

- Di dân tái định cư: một dự án nếu thực hiện mà phải di chuyển nhiều hộ dân cư đi nơi khác thì việc di dân tái định cư ảnh hưởng đến giá trị chất lượng cuộc sống của những người này. Vì thế, mức độ của dân cư phải di chuyển cũng như việc lập kế hoạch và thực hiện di dân tái định cư sẽ tác động tới giá trị chất lượng cuộc sống của con người.

Khi phân tích nhận biết các tác động môi trường của một dự án cụ thể, chúng ta cần phải xem xét lần lượt từng nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường cả về số lượng và chất lượng để̉ xem chúng sẽ́ bị tác động hay không và nếu có thì yếu tố nào bi tác động, từ đó sẽ nhậ̣n biết được đầy đủ các tác động môi trường của dự án. Thí dụ, đối với tài nguyên và môi trường nước thì cần phải xem xét cả nước mặt và nước ngầm, trong đó mỗi loại lại phải xem xét cả số lượng, chất lượng nước cũng như biến đổi của nước theo không gian theo thời gian nhân tố nào sẽ bị tác động. Tổng hợp về các nhóm

tài nguyên và nhân tố môi trường có thể bị tác động của dự án có thể xem trong bảng 2-1.

Bảng 2-1: Các nhóm tài nguyên và nhân tố môi trường chịu tác động của dự án

TT Nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường chịu tác động

Biểu thị qua các thông số hay yếu tố

A Tài nguyên và môi trường vật lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tài nguyên nước

- Nước mặt (sông suối, hồ ao tự nhiên, hồ chứa, kênh mương,vùng cửa sông, vùng ven biển...).

- Tổng lượng nước, chế độ thuỷ văn. - Chất lượng nước mặt, biến đổi chất lượng nước (ô nhiễm nước, phì dưỡng…), xâm nhập mặn.

- Nước ngầm (tầng ngậm nước, mạch nước ngầm).

- Trữ lượng nước,độ cao mực nước ngầm.

- Chất lượng nước ngầm.

2.

Tài nguyên đất

(đất tự nhiên, đất rừng, đất canh tác, đất khu dân cư, đất khai hoang lấn biển...).

- Diện tích đất (đất bị ngập, đất bị lầy hoá, đất bị xói mòn, đất trống đồi trọc…).

- Thành phần cấu trúc đất.

- Chất lượng đất (ô nhiễm đất, thoái hoá đất, chua hoá, mặn hoá...).

3.

Không khí - Chất lượng không khí( bụi, khói, các khí độc hại, tiếng ồn…).

- Các yếu tố khí hậu (mưa, nhiệt độ...).

B. Tài nguyên và môi trthái ường sinh

Sinh vật thuỷ sinh Thực vật nước (mọc trong nước, ngập trong nước, trôi nổi trên mặt...).

Số loài thực vật (tảo, rong, bèo, cỏ nước…).

1.

Động vật nước (cá, tôm, nhuyễn thể..).

Số loài, nơi sinh sống, di chuyển của cá.

Sinh vật trên cạn. Thực vật cạn (rêu, cỏ dại, thảo mộc,

cây xanh, hoa màu…).

Tổng số loài, các loài cây thuốc, cây quý hiếm.

Rừng (rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng ngập mặn).

Diện tích rừng (bị ngập, khoanh nuôi, trồng mới), mức phủ rừng.

2.

Động vật rừng: các loài thú hoang dã, chim, bò sát, côn trùng...

Tổng số loài; các loài chim thú quý hiếm, nơi cư trú của chim thú. 3. Hệ sinh thái (HST nước ngọt, HST

TT Nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường chịu tác động Biểu thị qua các thông số hay yếu tố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C Các giá trị sử dụng của con người

1. Sử dụng đất để ở và các mục đích khác.

Diện tích đất (bị mất, bị ngập, bị thu hẹp hay mở rộng thêm).

2.

Công trình xây dựng dân dụng: nhà ở dân cư, công sở, chợ, trường học…

Số lượng, quy mô của các công trình dân dụng.

3. Công trình thuỷ lợi. Số lượng, loại công trình, quy mô công trình…

4. Cơ sở nông nghiệp. Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng bị thiệt hại hoặc tăng thêm. 5. Cơ sở công nghiệp. Số nhà máy, loại hình, sản phẩm… 6. Cơ sở năng lượng (trạm thuỷ điện,

nhà máy điện, khí đốt..).

Số lượng cơ sở bị ngập, phải di chuyển…

7. Vận tải thuỷ, đường bộ, đường

sắt… Số km đường bị ngập hoặc làm mới. 8. Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Số điểm vui chơi giải trí mới, chất

lượng.

9. Khai khoáng. Số mỏ, loại, trữ lượng khoáng sản bị ngập.

10 Cấp nước sinh hoạt Hệ thống cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn .

D Các giá trị chất lượng cuộc sống

1. Chất lượng cuộc sống vật chất (cá nhân, địa phương).

Thu nhập bình quân đầu người, tổng thu thuế của địa phương, mức sống của nhân dân.

Chất lượng cuộc sống văn hoá tinh thần.

(1). Cuộc sống văn hoá cộng đồng. Phong tục tập quán, hoạt động văn hoá, tâm lý cộng đồng.

(2). Giá trị văn hoá truyền thống.

Các di tích văn hoá, đền đài, miếu mạo, danh lam thắng cảnh... có giá trị tại địa phương.

2.

(3). Giá trị khảo cổ. Các di chỉ khảo cổ, niên đại.

3. Giá trị lịch sử truyền thống. Di tích lịch sử, khu di tích lịch sử được bảo tồn.

4. Việc làm của người dân. Số việc làm tạo ra hay mất đi. 5. Di dân, tái định cư. số hộ di chuyển, tài sản thiệt hại. 6. Sức khoẻ cộng đồng. các bệnh lây lan đường nước, số người

Nắm được các thành phần tài nguyên và nhân tố môi trường bị tác động sẽ giúp cho chúng ta có cơ sở để phân tích nhận biết đầy đủ các tác động môi trường của dự án ở phần sau.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 35 - 41)