Phân cấp dự án phải lập báo cáo ĐT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 31 - 34)

Theo quy định của luật Bảo vệ Môi trường tất cả các dự án khi đề xuất đều phải xem xét đánh giá về mặt môi trường. Tùy theo loại dự án cũng như quy mô lớn nhỏ của dự án mà mức độ tác động tới môi trường của các dự án có thể khác nhau. Có những dự án có nhiều tác động tiêu cực đáng kể, tuy nhiên có những dự án không có tác động tiêu cực nào là đáng kể. Vì thế, để quản lý việc thực hiện ĐTM, Nhà nước phải đưa ra quy định phân cấp các dự án về thực hiện ĐTM, trong đó có dự án “ phải lập báo cáo ĐTM và trình thẩm định phê duyệt”, nhưng cũng có dự án “ không phải lập báo cáo ĐTM mà chỉ cần lập bản cam kết bảo vệ môi trường”.

Do số lượng các dự án rất nhiều nên việc phân cấp như trên sẽ giúp cho việc quản lý ĐTM các dự án thuận lợi hơn, trong đó tập trung vào quản lý việc lập ĐTM các dự án lớn có nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường.

Kể từ sau khi Quốc hội phê duyệt Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005, phân cấp thực hiện ĐTM của Nhà nước được quy định trong Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện luât BVMT, và gần đây nhất là trong nghị định 21/2008/NĐ-CP và thông tư 05/2008/TT-BTNMT. Danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM sinh viên xem trong nghị định 21/2008/NĐ-CP và phụ lục 2 của nghị định 80/NĐ-CP.

Sinh viên tùy theo lĩnh vực chuyên môn/ ngành học của mình phải tìm hiểu trong đó các dự án thuộc lĩnh vực/ngành học của mình thì dự án nào phải lập và trình thẩm định báo cáo ĐTM và các dự án nào không phải lập báo cáo ĐTM mà chỉ phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường.

Danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM và trình thẩm định cho cơ quan quản lý môi trường xem xét phê duyệt, trong đó các dự án thuộc lĩnh vực phát triển tài nguyên nước bao gồm như bảng 1-1.

Bảng 1-1: Danh mục các dự án thuộc lĩnh vực phát triển tài nguyên nước phải lập báo cáo ĐTM theo quy định trong Nghị Định 21/2008/NĐ-CP

TT Tên dự án phải lập báo cáo ĐTM Quy mô dự án

1 Dự án thuỷ điện Hồ chứa có dung tích từ 300.000 m

3

nước trở lên 2 Dự án công trình hồ chứa nước,

hồ thuỷ lợi

Dung tích chứa từ 300.000 m3 nước trở lên

3 Dự án công trình thủy lợi Bao phủ diện tích từ 200ha trở lên 4 Dự án lấn biển Tất cả

5 Dự án kè bờ sông, bờ biển Có chiều dài từ 1000 m trở lên

6

Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung không nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cụm làng nghề.

Tất cả

7 Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

Công suất thiết kế từ 1.000 m3 nước thải/ngày đêm trở lên.

8 Dự án khai thác nước dưới đất. Công suất khai thác từ 10.000 m

3

nước/ngày đêm trở lên. 9

Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) để đóng chai.

Công suất khai thác từ 120 m3 nước/ngày đêm trở lên.

10

Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên (dưới đất hoặc lộ ra trên mặt đất) để làm dịch vụ (tắm, chữa bệnh và các mục đích khác).

Công suất khai thác từ 500 m3 nước/ngày đêm trở lên.

11 Dự án khai thác nước mặt. Công suất khai thác từ 50.000 m

3

nước/ngày đêm trở lên.

Đánh giá môi trường chiến lược (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Liên quan đến những quy định chung về đánh giá môi trường chiến lược sinh viên xem trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, cụ thể hơn là các điều:

Điều 14. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Điều 15. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Điều 16. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Điều 17. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Tài liệu này không đề cập chi tiết đến quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

Bản cam kết bảo vệ môi trường

Theo quy định của pháp luật, những dự án không thuộc danh mục các dự án phải lập và thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ dự án phải lập ‘Bản cam kết bảo vệ môi trường”. Bản cam kết này cũng phải trình cho cơ quan quản lý môi trường xem xét và xác nhận.

Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường sinh viên xem trong phụ lục của thông tư 05/2008/BTN&MT.

CÂU HỎI CHƯƠNG 1

1. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và môi trường hiện nay ở nước ta?

2. Hãy chứng minh rằng: hiện nay ĐTM là công cụ không thể thiếu trong quy hoạch phát triển?

3. Mục đích, vai trò và lợi ích của ĐTM trong quá trình thực hiện phát triển bền vững là gì?

4. Những dự án đầu tư lớn nói chung nếu không thực hiện ĐTM thì có thể gây ra những tác động gì đến môi trường?

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH NHẬN BIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 31 - 34)