CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 68 - 161)

3.2.1. Phương pháp liệt kê các số liệu môi trường

Phương pháp này không đi vào đánh giá các tác động môi trường của dự án mà chỉ liệt kê các số liệu về các nhân tố môi trường liên quan đến các hoạt động của dự án cho các phương án khác nhau. Kết quả liệt kê sẽ là cơ sở cho mọi người tham khảo và hiểu rõ về dự án và các phương án đề xuất trong dự án. Bảng 3-1 là một bảng liệt kê số liệu các thông số môi trường của một dự án thuỷ lợi để so sánh các phương án bố trí hồ chứa, trong đó phương án C là không có dự án.

Bảng 3-1: Bảng liệt kê số liệu môi trường để so sánh các phương án quy hoạch các hồ

chứa nước (theo Lohani và Kan, 1983)

T Thông số Phương án A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Số hồ chứa trong dự án

Diện tích đường mặt nước (ha) Đường ven hồ (km)

Diện tích tưới (ha)

Diện tích đất bị thu hẹp (ha) Di tích khảo cổ bị ngập (ha) Hạ mức xói mòn

Nâng mức khai thác thuỷ sản Chống lũ hạ lưu

Dịch bệnh

Biên chế cho quản lý dự án (người)

4 8500 190 40000 10000 11 4 cấp 4 cấp tốt cấp 4 1000 1 1300 65 12000 2000 13 1 cấp 1 cấp vừa cấp 1 200 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Trong phương pháp liệt kê các số liệu môi trường các số liệu liệt kê rất có ích trong đánh giá so sánh phương án của các hành động phát triển được trình bày. Do thông tin đưa ra ở dạng đơn giản và dưới hình thức số liệu nên ai cũng có thể hiểu

được. Hạn chế của phương pháp là các thông tin đưa ra không có các thông tin phản ảnh mối liên quan giữa nguyên nhân và ảnh hưởng của các hành động của dự án và các thành phần về môi trường. Mặt khác, bảng liệt kê cũng không chỉ ra các tác động thực tế lên các thành phần môi trường cụ thể do ảnh hưởng của dự án. Trong ĐTM thường yêu cầu thu thập và phân tích nhiều thông tin về môi trường kinh tế, xã hội, vật lý và sinh học. Rất cần phải tổ chức các thông tin này để phân tích và trình bày khi đánh giá nhưng phương pháp liệt kê số liệu môi trường không có khả năng làm được việc này.

Phương pháp liệt kê số liệu môi trường đơn giản, dễ ứng dụng. Nó thích hợp khi xem xét và đề xuất các phương án trong giai đoạn khởi thảo dự án.

3.2.2 Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường 1) Giới thiệu khái quát về phương pháp 1) Giới thiệu khái quát về phương pháp

Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường (check list method) được dùng rất phổ biến, nhất là trong giai đoạn lược duyệt và đánh giá tác động môi trường sơ bộ. Nội dung phương pháp là lập một bảng kiểm tra danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động của dự án cần phải đánh giá. Bảng danh mục này được chuyển đến các chuyên gia có kinh nghiệm để đánh giá hoặc cho điểm dựa theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ. Tổng hợp các ý kiến lại sẽ rút ra kết luận về các tác động môi trường của dự án.

Phương pháp kiểm tra danh mục các nhân tố môi trường được ứng dụng tương đối phổ biến trong thực tế với nhiều kiểu mẫu khác nhau cho từng loại dự án. Khi ứng dụng phương pháp này cho một loại hình dự án cụ thể, các nhóm đánh giá có thể nghiên cứu và lập bảng kiểm tra danh mục môi trường phù hợp với tình hình dự án cần đánh giá để sử dụng, hoặc sử dụng bảng kiểm tra của người khác đã lập để đánh giá nếu thấy phù hợp.

Trong thực tế thường dùng các loại bảng kiểm tra danh mục môi trường sau đây: (i) bảng kiểm tra danh mục môi trường đơn giản; (ii) bảng kiểm tra danh mục môi trường dạng câu hỏi; (iii) bảng kiểm tra danh mục môi trường có định cấp; và (iv) bảng kiểm tra danh mục môi trường có trọng số (hay có xét mức độ hay độ đo tác động).

2) Bảng kiểm tra danh mục môi trường đơn giản

Bảng kiểm tra danh mục môi trường đơn giản liệt kê danh mục các nhân tố môi trường cần đánh giá theo cột dọc. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện một cách định tính trên cơ sở trả lời có hoặc không có tác động, tác động tiêu cực hay tích cực, tác động trực tiếp hay gián tiếp... Nói chung, với các dự án nhỏ mà các tác động môi trường rất hạn chế thì dùng bảng kiểm tra danh mục đơn giản cũng đáp ứng yêu cầu của đánh giá.

3) Bảng kiểm tra danh mục môi trường dạng câu hỏi (questionnaire checklist)

Bảng danh mục dạng câu hỏi gồm một tập hợp các câu hỏi liên quan đến những khía cạnh môi trường cần đánh giá. Người đánh giá hoặc chuyên gia chỉ cần trả lời có/ không dựa theo kinh nghiệm và kiến thức của mình. Dựa vào kết quả trả lời qua tập

hợp ý kiến của nhiều chuyên gia có thể đưa ra kết luận của việc đánh giá. Có thể tham khảo bảng kiểm tra danh mục dạng câu hỏi đơn giản lập cho dự án tưới như trong bảng 3-2.

Bảng 3-2: Bảng kiểm tra danh mục dạng câu hỏi đơn giản của dự án tưới

Các mục

đánh giá TrườCác câu hỏi kiểm tra ng hợp khi có dự án thì: Có khôn g Cần số liệu bổ xung 1. Có cần chuyển đổi mục đích sử dụng một

diện tích lớn đất đai không? (thí dụ lớn hơn 150 ha)

2.Có cần xây dựng hồ chứa hoặc giếng khai thác đáng kể nước ngầm để cung cấp nước không ?

3. Có cần khai phá hoặc san ủi một diện tích lớn đất đai hay không? (thí dụ lớn hơn 50 ha) Các nguồn

tác động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Có làm tăng đáng kể lượng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật hay không?

5. Có gây mâu thuẫn với lấy nước cho tưới hoặc cho sinh hoạt ở hạ du, hoặc mâu thuẫn với việc sử dụng nước mặt cho các hệ sinh thái nước hoặc bảo tồn các loài thú quý, các loài cá có giá trị thương mại hay không ? Nơi tiếp

nhận tác động

6. Có mâu thuẫn với khả năng tiếp nhận nước thải ở hạ du của thủy vực chứa nước hay không ?

7. Có làm tăng các bệnh lây lan theo đường nước hay không ?

8. Có làm tăng đáng kể sự úng ngập hoặc sự mặn hoá của đất hay không ?

Các tác động môi

trường

9. Có làm thay đổi lớn đến kê sinh hai của dân cư hay không ?

10. Có cần mở rộng một cách đáng kể các dịch vụ và sự đào tạo để thực hiện và duy trì dự án hay không?

Các biện pháp giảm

thiểu

11. Có các biện pháp giảm thiểu đòi hỏi chi phí lớn làm cản trở dự án hay không ?

Bình luận

4) Bảng kiểm tra danh mục môi trường có định cấp

Loại bảng này biểu thị các tác động và đánh giá mức độ tác động của từng hoạt động phát triển tới từng nhân tố môi trường theo cách phân cấp. Mức độ tác động

thường được phân theo các cấp khác nhau, từ cấp cao đến cấp thấp. Thí dụ như chia ra 4 cấp là lớn, trung bình, nhỏ và không tác động. Khi ứng dụng bảng này người đánh giá dựa vào các hiểu biết của mình đồng thời dựa vào các số liêụ đã có để chọn lựa mỗi tác động là thuộc cấp nào.

5) Bảng kiểm tra danh mục môi trường có trọng số (weighting checklist)

Trong một dự án, không phải các nhân tố môi trường đều có tầm quan trọng như nhau mà tầm quan trọng của chúng khác nhau tuỳ theo từng nhân tố môi trường. Tầm quan trọng của nhân tố môi trường được biểu thị qua hệ số tỷ trọng (hay trọng số) Wi.

Bảng kiểm tra danh mục môi trường có trọng số ngoài xét các mức độ của các tác động theo các cấp khác nhau còn có xét tầm quan trọng biểu thị qua hệ số tỷ trọng Wi (hay trọng số) của các nhân tố môi trường. Ứng dụng phương pháp này theo các bước như sau:

1) Lập bảng kiểm tra danh mục môi trường

• Cột đầu của bảng liệt kê các nhân tố môi trường bị tác động, các cột bên trong để đánh giá mức độ tác động.

• Các nhân tố môi trường chịu tác động được liệt kê theo nhóm. Thí dụ như có thể chia các nhân tố môi trường theo các nhóm môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi trường kinh tế-xã hội như trong bảng 3-5 đối với một dự án xây dựng đập và hồ chứa nước.

Bảng 3-3: Bảng danh mục môi trường có trọng số của dự án đập/ hồ chứa

TT Nhân tố môi trường Wi Vi,1 Vi,2 Vi,1.Wi Vi,2.Wi (6)-(7)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

I Môi trường sinh thái

1 Rừng đầu nguồn

2 Động vật hoang dã

3 Thực vật rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Sinh vật thuỷ sinh.

5 Đa dạng sinh học

7 Di chuyển của các loài cá

II Môi trường vật lý

1 Biến đổi dòng chảy trong sông

2 Biến đổi mực nước ngầm

3 Lũ lụt

4 Khí hậu địa phương

TT Nhân tố môi trường Wi Vi,1 Vi,2 Vi,1.Wi Vi,2.Wi (6)-(7) 6 Chất lượng nước hồ 7 Xói mòn đất 8 Mất đất do ngập 9 Sình lầy đất quanh hồ 10 Sạt lở bờ hồ 11 Xói lở bờ và lòng sông 12 Bồi lắng hồ chứa

13 Bồi lấp cửa sông

14 Động đất

15 Ngập làm mất khoáng sản

III Môi trường kinh tế - xã hội

1 Cấp nước sinh hoạt

2 Nông nghiệp

3 Công nghiệp

4 Du lịch, dịch vụ

5 giao thông thủy

6 Giao thông ( đường bộ, sắt)

7 Di dân, tái định cư 8 Văn hoá/ lịch sử 9 Cảnh quan 10 Bệnh tật 11 Sức khoẻ cộng đồng 12 Tạo việc làm 13 Thu nhập

14 Tạo khu dân cư mới

Tổng cộng

2) Đánh giá tác động môi trường dự án

Tác động tới mỗi nhân tố môi trường biểu thị qua tầm quan trọng và mức độ tác động của nhân tố môi trường.

Tầm quan trọng của nhân tố môi trường (Wi)

Trong phương pháp bảng kiểm tra danh mục có trọng số, hệ số tỷ trọng Wi có thể xác định theo các cấp bằng cách cho điểm, thí dụ:

W = 1 điểm : không quan trọng. W = 2 điểm : ít quan trọng. W = 3 điểm : quan trọng. W = 4 điểm : rất quan trọng. W = 5 điểm : vô cùng quan trọng.

Mức độ tác động tới nhân tố môi trường (Vi)

Vi cũng xác định theo cách cho điểm. Thí dụ thang 5 điểm như sau: Vi = 1 điểm : Tác động không đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vi = 2 điểm : Tác động ít.

Vi = 3 điểm : Tác động trung bình. Vi = 4 điểm : Tác động lớn.

Vi = 5 điểm : Tác động rất lớn.

Trong đó mức độ tác động Vi mang dấu dương (+) nếu tác động là tích cực và mang dấu âm (-) nếu tác động là tiêu cực.

Tác động môi trường của dự án

Tác động tới môi trường của dự án sẽ được tính theo công thức 3-1 dựa trên so sánh giữa trường hợp có và không có dự án :

E = ∑ Vi,1.Wi - ∑ Vi,0.Wi ( i = 1,n ) ( i = 1,n )

Trong đó: Vi,1 là mức độ tác động lên nhân tố môi trường thứ i khi có dự án;Vi,0

là mức độ tác động lên nhân tố môi trường thứ i khi không có dự án; Wi biểu thị tầm quan trọng (trọng số) của nhân tố môi trường thứ i, n là số nhân tố môi trường của dự án.

Phân tích và lựa chọn trọng số của từng nhân tố môi trường và mức độ tác động tương ứng với chúng dựa vào các nguồn thông tin và số liệu hiện có cũng như sự hiểu biết và kinh nghiệm của người đánh giá trong trường hợp không có dự án và trường hợp có dự án. Tác động môi trường dự án tính theo công thức trên. Từ kết quả tính toán có thể rút ra các nhận xét và đánh giá về tác động môi trường của dự án.

3) Nhận xét phương pháp

- Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường rõ ràng, dễ hiểu và dễ ứng dụng. - Phương pháp này do không gắn các hoạt động với các tác động nên chưa biểu thị được tương quan giữa các tác động.

- Cách đánh giá của phương pháp còn chung chung và còn ảnh hưởng chủ quan của người đánh giá. Để hạn chế ảnh hưởng chủ quan thì khi ứng dụng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

3.2.3 Phương pháp ước lượng giá trị chất lượng môi trường

1. Giới thiệu chung

Phương pháp này có nét giống như phương pháp kiểm tra danh mục môi trường có đinh cấp, tuy nhiên có điểm khác là các giá trị chất lượng môi trường Vi không xác định theo cấp mà được ước lượng trong khoảng từ 0 đến 1 tùy theo mức độ tác động là mạnh hay yếu. Nội dung phương pháp như sau

E = ∑ Vi,1.Wi - ∑ Vi,0.Wi ( i=1,n ) ( i=1,n )

Trong đó:

Vi,1: là giá trị chất lượng môi trường của tác động thứ i khi có dự án. Vi,0: là giá trị chất lượng môi trường của tác động thứ i khi không có dự án. Wi: là tầm quan trọng của tác động môi trường thứ i.

n: là tổng số tác động môi trường được xem xét.

Các bước ứng dụng

(1). Xác định các nhân tố môi trường và các tác động môi trường của dự án theo từng nhóm tài nguyên và nhân tố môi trường bị tác động.

(2). Cho điểm tầm quan trọng của từng nhân tố / tác động môi trường , trong đó tổng số điểm của tầm quan trọng có thể lấy bằng 1000 ( hoặc lấy nhỏ hơn 500, 200, 100..cũng được tùy theo mức độ chi tiết dùng cho đánh giá), sau đó phân cho từng nhân tố môi trường tuỳ theo tầm quan trọng của nó.

(3). Xác định giá trị chất lượng môi trường Vi,1 và Vi,0 của các tác động trong hai trường hợp có dự án và không có dự án. Giá trị chất lượng môi trường nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

ƒ Vi = 0 đến 0,1 biểu thi tác động môi trường rất mạnh. ƒ Vi = 0,2 đến 0,3 biểu thi tác động môi trường mạnh. ƒ Vi = 0,4 đến 0,5 biểu thi tác động môi trường không lớn. ƒ Vi = 0,6 đến 0,7 biểu thi tác động môi trường nhẹ.

ƒ Vi = 0,7 đến 0,8 biểu thi tác động môi trường rất nhẹ. ƒ Vi = 1,0 biểu thị không tác động.

(4). Tính tổng giá trị chất lượng môi trường của dự án (E) đến môi trường khu vực theo công thức trên và biểu thị trong một bảng tính.

Nếu giá trị E nhỏ hơn 0 thì dự án có tác động tiêu cực là lớn hơn các tác động tích cực. Nếu giá trị E lớn hơn 0 thì dự án có tác động tích cực là lớn hơn các tác động tiêu cực. Giá trị tuyệt đối của E biểu thị chất lượng môi trường của dự án, nếu E càng lớn thì tác động môi trường của dự án càng rõ nét nhất.

Khi ứng dụng phương pháp này, để tránh chủ quan, một số phương pháp đã đi sâu nghiên cứu cách xác định giá trị chất lượng môi trường (Vi) của các tác động như hàm giá trị chất lượng môi trường trong "Hệ thống ước lượng giá trị chất lượng môi trường Batlle của Mỹ " làm thí dụ.

Hệ thống ước lượng môi trường Batlle (EES) _ Environmental Evaluation System BATLLE (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là môt thí dụ ứng dụng của phương pháp ước lượng giá trị chất lượng môi trường đối với dự án xây dựng hồ chứa phục vụ tưới, phát điện được xây dựng và sử

dụng tại Mỹ. Dự án hồ chứa này được xây dựng tại vùng có rừng nhiệt đới, ven rừng là các làng xóm. Cộng đồng dân cư trong vùng sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt cá.

‰ Xác định các tác động môi trường của dự án

Những tác động môi trường của dự án này được nhận biết và lập thành bảng danh mục tác động môi trường như bảng 3-4. Bảng này mô tả bản chất và mức độ các tác động chủ yếu của dự án cần xem xét để ước tính và đưa ra những bình luận ngắn gọn về ý nghĩa và phạm vi cuả các tác động đó.

Bảng 3-4: Danh mục các TDDMT và tỷ trọng của dự án xây dựng dập và hồ chứa Boloti trên song Mungusi ứng dụng hệ thống ước lượng môi trường Batlle EES (tổng

sốđiểm là 1000 đơn vị)

Tác động

môi trường Mô tả tác động Bình luận

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 68 - 161)