NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 41 - 50)

Để lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường cho một dự án cụ thể thì cần phải hiểu được các nội dung cần phải thực hiện khi tiến hành đánh giá. Từ các nội dung đó chúng ta sẽ có thể xác định các bước cần làm khi thực hiện ĐTM của dự án.

Từ định nghĩa” ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế xã hội là xác định, phân tích, dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài của việc thực hiện hoạt động đó đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục hoặc giảm nhẹ

các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường” chúng ta có thể thấy có hai khối

nội dung chủ yếu của ĐTM là:

− Xác định, phân tích, dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài của việc thực hiện hoạt động đó đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người;

− Đề các biện pháp phòng tránh, khắc phục hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực của dự án.

Trong khối nội dung đầu, trước tiên phải (1) phân tích nhận biết các tác động, sau đó mới (2) đánh giá và dự báo tác động. Còn trong khối nội dung sau cần phải: (3) đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, và (4) đề xuất chương trình giám sát môi trường để thu thập thông tin số liệu các thông số môi trường và theo dõi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu nói trên.

Thêm vào các nội dung chủ yếu nêu trên, trước khi đánh giá cần phải xác định rõ phạm vi đánh giá bao gồm phạm vi không gian vùng bị tác động và phạm vi thời gian của các tác động môi trường, khi đánh giá xong phải viết báo cáo ĐTM, lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng và trình báo cáo để thẩm định và phê duyệt. Từ phân tích trên ́ có thể thấy để thực hiện đánh giá tác động môi trường của một dự án sẽ phải thực hiện̉ theo thứ tự các nội dung cụ thể như sau:

ƒ Xác định phạm vi của đánh giá tác động môi trường; ƒ Phân tích nhân biết các tác động môi trường của dự án;

ƒ Đánh giá và dự báo các tác động môi trường khi thực hiện dự án; ƒ Đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án;

ƒ Đề xuất chương trình quản lý môi trường và chương trình giám sát môi trường; ƒ Viết báo cáo ĐTM;

ƒ Tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng.

Sau đây là giải thích về các nội dung cũng như yêu cầu cần thực hiện trong từng bước nêu trên.

1) Xác định phạm vi

Chủ yếu là xác định phạm vi không gian của vùng bị tác động

Bất kỳ một dự án nào khi thực hiện sẽ gây tác động tới một khu vực nào đó. Thí dụ, xây dựng một nhà máy công nghiệp, thì khói, bụi sẽ lan tỏa tác động tới môi trường

không khí khu vực xung quanh mà vùng bị tác động sẽ là vùng lan tỏa của bụi khói theo hướng gió, đồng thời tùy thuộc vào chiều cao ống khói. Thí dụ khác, khi xây dựng một hồ chứa thì sẽ gây tác động cả hai vùng: (i) vùng thượng lưu và lòng hồ sẽ bị ngâp; và (ii) đoạn sông hạ du tuyến đập sẽ bị ảnh hưởng do tích và xả nước của hồ. Tùy theo hồ chứa lớn hay nhỏ, đặc điểm và quy trình vận hành của hồ mà phạm vi không gian của vùng bị tác động sẽ là lớn hay nhỏ mà trước khi tiến hành đánh giá chúng ta cần phải xác định phạm vi không gian của vùng bị tác động của dự án như trên.

Ngoài xác định phạm vi không gian, cũng cần xác định phạm vi thời gian của các tác động môi trường dự án xem chúng sẽ kéo dài trong bao nhiêu lâu. Điều này tùy theo từng dự án cũng như hoạt động của dự án mà phân tích xác định.

2) Phân tích nhân biết các tác động môi trường

Để có thể đánh giá tốt các tác động môi trường, bao giờ cũng cần phải tiến hành “

phân tích để nhận biết các tác động” để xem dự án có bao nhiêu tác động môi trường theo

từng nhóm cũng như đặc điểm của tác động, sau đó mới có cơ sở đẻ thực hiện việc đánh giá. Phân tích nhân biết đầy đủ, không bỏ sót tác động nào cả sẽ giúp cho việc đánh giá sẽ đúng và đạt kết quả tốt. Còn nếu bỏ sót các tác động, trong đó có cả các tác động tiêu cực được coi là đang kể thì kết quả đánh giá sẽ sai lệch, không đầy đủ.

Khi phân tích nhận biết tác động môi trường cũng cần chỉ rõ đặc tính của các tác động môi trường đã nhận biết ở trên. Cần chỉ rõ đặc tính của tác động có thể theo các cặp đối nghịch.

Các tác động môi trường theo từng cặp đối nghịch

Tác động tích cực (có lợi, tốt ) - tác động tiêu cực (có hại, xấu).

Tác động tích cực là tác động có tác dụng cải thiện điều kiện môi trường, làm tăng hiệu quả của dự án. Ngược lại, tác động tiêu cực là tác động làm tổn hại và suy giảm điều kiện môi trường. Theo quan điểm môi trường thì tăng các tác động tích cực cũng tương đồng với việc làm giảm các tác động tiêu cực. Vì thế, trong đánh giá tác động môi trường cần xem xét cả hai loại tác động tiêu cực và tích cực.

Tác động trực tiếp - tác động gián tiếp.

Các tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra có thể là tác động trực tiếp hay tác động gián tiếp. Tác động trực tiếp là tác động ngay sau khi thực hiện một hoạt động của dự án, đó là các tác động dễ thấy nhất. Tác động gián tiếp là hậu quả của một số tác động trước đó, nó phải phân tích kỹ mới nhận biệt được. Thí dụ xe máy thi công công trình thì gây tiếng ồn và bụi, khói làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân sống trong khu vực đó. Như vậy, gây tiếng ồn và bụi là tác động trực tiếp do hoạt động thi công gây nên, còn ảnh hưởng sức khoẻ của cộng đồng là có thể coi là tác động gián tiếp của hoạt động thi công.

Tác động trước mắt - tác động lâu dài.

Trong một dự án phát triển có những hoạt động của gây ra tác động trong một thời gian ngắn, đó là tác động trước mắt. Tuy nhiên, cũng có những tác động duy trì trong một thời gian dài hoặc rất dài gọi là tác động lâu dài. Thí dụ như, khi xây dựng một hồ chứa nước, các tác động của hoạt động thi công xây dựng đập tới môi trường khu vực như gây tiếng ồn, ô nhiễm không khí do bụi, ảnh hưởng vệ sinh môi trường

do khu lán trại công nhân… là các tác động trước mắt chỉ có trong thời gian xây dựng công trình. Còn tác động làm ngập đất, tác động đến chế độ thuỷ văn, đến chất lượng nước trong sông, trong hồ chứa... là các tác động lâu dài, nó kéo dài đến hết thời gian vận hành của dự án.

Tác động tiềm tàng - tác động thực.

Đối với các dự án còn đang dự định và chưa thực hiện thì các tác động môi trường còn chỉ là dự đoán nên gọi đó là những tác động môi trường tiềm tàng, chứa đựng trong dự án được đề xuất. Nhưng đối với các dự án đã được thực hiện và đang trong quá trình vận hành thì các tác động môi trường là tác động đó đã xảy ra rồi nên gọi là tác động thực.

Các tác động môi trường thực của một dự án này có thể sử dụng để tham khảo khi dự đoán các tác động tiềm tàng cho một dự án khác có đặc điểm tương tự trong khu vực.

Tác động trong – tác động ngoài vùng dự án.

Các tác động tới môi trường khu vực dự án có thể do các nguyên nhân từ bên trong hoặc bên ngoài vùng dự án gọi là tác động trong- ngoài vùng dự án. Nói chung, phần lớn các tác động môi trường là các tác động bên trong vùng dự án do các hoạt động của dự án gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, vùng dự án cũng có thể có tác động khác từ bên ngoài khu vực tác động vào. Thí dụ như, một dự án lấy nước tưới ở hạ lưu sông có thể chịu tác động của việc phá rừng ở thượng lưu làm suy giảm dòng chảy kiệt ở hạ lưu trong những thơì kỳ cạn kiệt, ảnh hưởng đến việc lấy nước tưới của dự án. Như vậy làm cạn kiệt dòng chảy ở hạ lưu do phá rừng đầu nguồn ở thượng lưu cũng là một tác động từ bên ngoài tác động vào dự án lấy nước tưới đó.

Tác động tích luỹ - tác động không tích luỹ.

Tác động môi trường có thể tích luỹ theo thời gian và không gian. Thí dụ, một dự án nhỏ trong một vùng rộng thì tác động môi trường của nó là nhỏ. Nhưng nhiều dự án nhỏ như nhau được thực hiện trên một vùng rộng thì tổng các tác động môi trường của chúng (hoặc tác động tương tác của chúng) có thể sẽ tạo nên một tác động tích lũy đối với môi trường của một khu vực bị ảnh hưởng của tất cả các dự án trên ở hạ lưu. Điều đó minh hoạ cho tác động môi trường tích luỹ theo không gian.

Tác động có thểđảo ngược - tác động không thểđảo ngược.

Khi thực hiện dự án có những tác động xảy ra mà không thể khắc phục được, gọi là các tác động không thể đảo ngược được. Thí dụ như ngập lòng hồ sẽ gây mất đất là tác động không thể tránh khỏi hay tác động không thể đảo ngược nếu cứ quyết định xây dựng hồ chứa, tác động này chỉ có thể làm giảm nhẹ bằng cách chọn vị trí xây dựng đập sao cho vùng ngập mất ít đất nhất mà thôi. Tuy nhiên, cũng có những tác động có thể khắc phục được gọi là tác động có thể đảo ngược. Thí dụ như một dự án xây dựng hồ chứa có thể làm ngập một di tích lịch sử nếu làm đập cao. Nếu thay đổi phương án làm đập thấp thì vùng ngập sẽ giảm và không ngập di tích đó nữa. Như vậy, tác động làm ngập di tích lịch sử đó có thể đảo ngược bằng chọn phương án đập hợp lý. Phân tích nhận biết tác động cũng phải theo một cách thức hoặc phương pháp nhất định. Phương pháp phân tích, nhậ̣n biết tác

động môi trường của dự án sẽ trình bày trong một mục riêng ở phần sau.

3) Đánh giá và dự báo tác động môi trường khi thực hiện dự án

Sau khi đã phân tích nhận biết được các tác động môi trường của dự án thì cần tiến hành đánh giá và dự báo các tác động môi trường khi thực hiện dự án. Đây là nội dung quan trong nhất khi tiến hành lập một báo cáo ĐTM, quyết định phần lớn kết quả thực hiện ĐTM của dự án.

Nội dung đánh giá và dự báo tác động môi trường bao gồm:

a) Đánh giá hiện trạng môi trường nền: đây là nội dung phải làm trước tiên khi tiến hành đánh gia, đó là đánh giá tất cả các các nhân tố môi trường của khu vực dự án tại thời điểm trước khi có dự án, chính là thời điểm lập báo cáo ĐTM. Hiện trạng môi trường nền sau khi đánh giá sẽ làm cơ sở để so sánh, đánh giá tác động môi trường khi dự án có các hoạt động cụ thể của dự án sẽ diễn ra. Để đánh giá hiện trạng môi trường nền phải quan trắc những thông số chất lượng môi trường đất, nước, không khí của khu vực dự án ngay tại thời điểm lập báo cáo ĐTM làm cơ sở đánh giá;

b) Đánh giá các tác động môi trường, qua đó chỉ ra các tác động môi trường chủ yếu (tác động tiêu cực) để có biện pháp giảm thiểu cũng như quản lý, kiểm soát sau này.

- Khi đánh giá tác động phải đánh giá mức độ tác động và tầm quan trọng của tác động cho các tác động môi trường đã được nhận biết ở phần trên.

Thông thường mức độ tác động của một tác động môi trường có thể phân theo các cấp, thí dụ như: lớn, trung bình, nhỏ, không đáng kể và có thể cho điểm, còn tầm quan trọng của tác động môi trường cũng vậy có thể cho điểm theo mức độ quan trọng hoặc phân theo cấp. Điều này sẽ trình bày cụ thể trong một số phương pháp đánh giá TĐMT ở phần sau. Khi đánh giá tác động môi trường của cả dự án có thể dựa theo công thức 2-1 đã nêu ở trên.

Qua kết quả đánh giá các tác động môi trường của dự án sẽ chỉ ra được nhóm các tác động tiêu cực có mức độ tác động lớn (đáng kể) của dự án.

Tùy theo từng dự án mà cần lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá mức độ của các tác động, có thể bằng phương pháp đinh tính hoặc định lượng.

Việc đánh giá tác động môi trường của dự án phải bao gồm cả tác động tới môi trường tự nhiên, tới môi trường xã hội và phải đánh giá tác động trong từng giai đoạn thực hiện dự án như là: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng, giai đoan quản lý vận hành.

c) Dự báo tác động môi trường trong quá trình thực hiện dự án.

Sau khi đã nhận dạng, đánh giá tác động thì cần phải dự báo xem tác động trong thời gian vận hành sau này chúng sẽ diễn ra như thế nào.

Nói chung, khi dự báo tác động cần phải định lượng được tác động nên đây sẽ là một công việc phức tạp, tốn nhiều chi phi, đặc biệt là phải có đủ số liệu mới có thể dự báo được. Vì thế, trong một dự án người ta thường chỉ chọn một số tác động có tầm quan trọng đặc biệt để dự báo. Trong dự báo cần phải định lượng các tác động để có thể so sánh tác động môi trường (cả quy mô và cường độ) của các phương án khác nhau.

có phương pháp mô hình vật lý, toán học, sinh học, kinh tế xã hội học… và do các nhà chuyên môn thực hiện. Trong dự báo tác động môi trường cũng có thể kết hợp sử dụng thêm ý kiến của chuyên gia, nhưng phải chọn lọc các chuyên gia giàu kinh nghiệm chuyên môn, có kiến thức về kiểu dự án và am hiểu địa bàn khu vực dự án. Các phương pháp hỗ trợ dự báo có thể sử dụng là phương pháp phỏng vấn, đánh giá nhanh, tổ chức hội thảo lấy ý kiến, chúng đặc biệt quan trọng khi đánh giá và dự báo các tác động môi trường xã hội.

4) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

Mục đích của việc đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực là tìm kiếm biện pháp thực hiện tốt nhất sao cho các tác động tiêu cực của dự án được loại trừ hoặc giảm đến mức tối thiểu và hiệu ích dự án được tăng lên, đảm bảo rằng cộng đồng dân cư hoặc các cá nhân trong vùng dự án không phải chịu những tổn thất lớn hơn những lợi ích mà dự án mang lại cho họ. Việc đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể thực hiện bằng các cách như là:

− Tìm biện pháp tốt hơn để thực hiện vấn đề đặt ra; − Làm giảm hoặc loại trừ các tác động tiêu cực; − Làm tăng hiệu suất của dự án đề nghị;

− Bảo vệ quyền được đền bù thiệt hại của tập thể và cá nhân.

Phụ thuộc vào bản chất của tác động và thời điểm trong chu trình dự án, có thể xem xét một số phương hướng sau đây để xem xét đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực chủ yếu của dự án, đó là:

− Xây dựng phương án khác: chỉ thực hiện được khi dự án đang trong giai đoạn đầu khi phát hiện ra các vấn đề môi trường không thể chấp nhận được khi xem xét dự án;

− Thay đổi trong quy hoạch và thiết kế để hạn chế tác động đó: Cần có mối liên

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)