DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẬP/HỒ CHỨA NƯỚC

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 96 - 98)

4.2.1 Giới thiệu chung

Xây dựng đập hoặc hồ chứa là một biện pháp công trình rất phổ biến ở nước ta khai thác sử dụng nước của sông đáp ứng yêu cầu sử dụng của con người.

Hồ chứa

Các công trình chủ yếu của hồ chứa nước bao gồm:

- 1 đập ngăn nước (bằng đất hoặc bê tông) để dâng nước tạo thành hồ chứa. Tùy theo điều kiện địa hình mà một số hồ chứa có thể có thêm một vài đập phụ nữa;

- 1 đập tràn để xả lượng dòng chảy lũ khi hồ đã trữ đầy, bảo đảm an toàn cho công trình;

- Nếu hồ chứa để cung cấp nước tưới thì có một hoặc hai cống lấy nước từ hồ vào kênh chính đẫn nước đến khu tưới. Khi hồ chứa tích nước hoặc trong mùa cạn hồ cấp nước tưới thì đoạn sông ngay sau đập thường bị cạn kiệt;

- Nếu hồ chứa thủy điện thì có một nhà máy thủy điện bố trí ở ngay sau đập hoặc hạ lưu tuyến đập để tạo cột nước cao đủ cho phát điện. Nếu nhà máy ở hạ lưu cách tuyến đập một vài km thì có một đường hầm dẫn nước từ hồ đến nhà máy thủy điện. Trường hợp này khi hồ tích nước mà tại đập có không có một cống để xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du thì đoạn sông hạ du từ tuyến đập đến nhà máy thủy điện sẽ bị cạn kiệt và có thể tạo thành “đoạn sông chết”. Chính vì vậy, hiện nay nhà nước yêu cầu

các nhà máy thủy điện phải có 1 cống xả nước cho duy trì sinh thái của đoạn sông này. Nói chung, các hồ chứa đều có một dung tích trữ nước, gọi là dung tích hiệu dụng (Vhd) để trữ nước trong mùa lũ và điều tiết cho nhu cầu sử dụng. Khi hồ tích nước thì sẽ tạo thành một vùng ngập rất lớn trước đập. Do có dung tích chứa nước và khả năng điều tiết nên các hồ chứa khi vận hành đều làm biến đổi dòng chảy rất rõ rệt ở khu vực hạ du. Nói chung, có hồ chứa thì ở hạ du lưu lượng trung bình mùa lũ sẽ giảm khiến cho thiệt hại do lũ lụt sẽ giảm tùy theo khả năng trữ lũ của hồ.

Còn ảnh hưởng của hồ chứa đến dòng chảy mùa cạn thế nào ở khu vực hạ du? Điều này còn tùy thuôc vào mục đích sử dụng nước của hồ cũng như chế độ vận hành của hồ.

Do có đập ngăn nước nên toàn bộ lượng dòng chảy tự nhiên của sông trong mùa cạn sẽ bị giữ lại trong hồ. Với hồ chứa phục vụ tưới thì toàn bộ lượng nước trữ trong hồ sẽ được dẫn ra các khu tưới xa hẳn dòng sông, chỉ một phần lượng nước (khoảng 20-30%) lượng nước tưới có thể hồi quy trở lại đoạn sông hạ du đập. Do các hồ chứa phục vụ tưới ở nước ta hiện nay không có cống xả dòng chảy môi trường cho đoạn sông hạ du nên hầu hết các đoạn sông hạ du các hồ chưa phục vụ tưới trong mùa cạn dều bị cạn kiệt rất nghiêm trọng, thủy sinh vật và hệ sinh thái nước suy thoái rất nặng.

Còn đối với hồ chứa thủy điện thì cách sử dụng nước khắc hẳn. Nước từ hồ dẫn qua nhà máy thủy điện phát điện sau đó lại xả trả lại dòng sông ngay sau nhà máy nên về lý thuyết, các hồ thủy điện khi vận hành có thể làm tăng dòng chảy trung bình trong mùa cạn nhờ khả năng điều tiết của hồ. Tuy nhiên, trong thực tế các hồ thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm, phần lớn theo chế độ “phủ đỉnh” biểu đồ phụ tải điện, nên rất nhiều hồ trong thời gian ban đêm từ 12h đến sáng ngừng hẳn phát điện hoặc chỉ chạy một tổ máy, còn ban ngày khi yêu cầu điện năng cao thì phát điện hết công suất. Với chế độ vận hành này thì sẽ làm cạn kiệt dòng chảy ở khu vực hạ du nhà máy vào thời gian ban đêm.

Đập dâng

Đập dâng cũng giống hồ chứa là có một đập dâng nước, thường bằng bê tông để dâng cao mực nước thượng lưu, tạo thuận lợi cho lấy nước tưới tự chảy hoặc cột nước để phát điện. Khác với hồ chứa, đập ngăn nước cuả đập dâng có chiều cap thấp, không tạo được lòng hồ để chứa được nhiều nước. Tuy nhiên, vì thế nên vùng ngập phía trước đập cũng nhỏ.

Đập dâng lấy nước tưới lấy trực tiếp lượng dòng chảy tự nhiên của sông để đưa vào khu tưới nên thường làm giảm nhỏ dòng chảy ở hạ lưu đập nhất là với các đập dâng lớn.

Ví dụ khu vực Miền Trung có các đập dâng lớn như: - Đập dâng Đồng Cam ( Sông Ba_ Phú Yên) - Đập Thạch Nham ( Sông Trà Khúc- Quảng Ngãi)

Cả hồ chứa và đập dâng là những công trình có nhiều tác động rất đáng kể tới môi trường nên các dự án loại này phần lớn phải lập báo cáo ĐTM, chỉ trừ các hồ có

dung tích chứa nước nhỏ hơn 300.000 m3 theo quy định hiện hành ở nước ta. Sau đây sẽ xem xét những điểm chủ yếu về tác động môi trường của loại dự án công trình này.

Những vấn đề môi trường chủ yếu

Các dự án xây dựng đập và hồ chứa thường có một số́ vấn đề̀ môi trường chủ yếu sau cần phải chú ý xem xét, đánh giá:

1) Vấn đề chọn vị trí xây dựng tuyến đập: Trên một khu vực dự kiến xây dựng đập hoặc hồ chứa có thể có một số vị trí tuyến có thể xây dựng đập, trong đó mức độ của một số tác động môi trường của các phương án vị trí tuyến đập có thể̉ không giống nhau nhất là diện tích đát trong lòng hồ bị ngập, số dân bị mất nhà cửa phải di chuyển đi nơi khác. Vì thế, trong giai đoạn quy hoạch và ĐTM sơ bộ cần phải đánh giá so sánh giữa các phương án để chọn vị trí nào thiệt hại về ngập đất và di dân là ít nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu cấp nước của công trình.

2) Vấn đề vùng bị ngập trong khu vực lòng hồ và di dân tái định cư: Đố́i với hồ chứa, nhất là hồ chứa lớn thì vùng bị ngập sẽ rất rộng và từ đó sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực trong đó nổi bật là đền bù, di dân và tái định cư cho số dân đang sống trong vùng này. Vì thế, đây sẽ là vấn đề môi trường chủ yếu cần xem xét kỹ càng và có biện pháp giảm thiểu. Với đập dâng nhất là các đập dâng nhỏ thì vấn đề̀ này có thể không là vấn đề̀ môi trường chủ yếu nữa vì vùng ngập rất nhỏ.

Vấn đề biến đổi dòng chảy và hệ sinh thái nước ở khu vực hạ du khi hồ bước vào quản lý vận hành: các hồ chứa hay đậ̣p dâng lấy nước tưới khi vận hành đề̀u làm biến đổi rất rõ rệt dòng chảy ở khu vực hạ du đập, tùy theo điều kiện của mỗi hồ mà ảnh hưởng này có thể ở mức độ khác nhau. Ảnh hưởng này sẽ tác động tiêu cực làm suy giảm cá và HST thủy sinh khu vực hạ du. Vì thế, đây cũng là vấn đề chủ yếu cần xem xét.

Vấn đề̀ tác động môi trường trong giai đoạn thi công: Khối lượng thi công các công trình đap, hồ chưa nói chung là lớn, lại kéo dài một số năm nên hoạt động thi công thường gây nhiều tác động môi trường cần phải xem xét và có biện pháp giảm thiểu. Đây cũng là một ván đề môi trường chủ yếu của dự án đập, hồ chứa.

Khi đánh giá tác động môi trường cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu cũng phải tạp trung nhiều vào các vấn đề̀̀̀ môi trường chủ yếu này.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Đánh giá tác động của môi trường pdf (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)