Khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển kinh tế xã hội việt nam đến năm 2020 (Trang 55 - 58)

Khoa học và cơng nghệ ngày càng đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần vào cơng cuộc đổi mới của ñất nước, xây dựng các luận cứ khoa học cho các phương án phát triển vùng và lãnh thổ, góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.

ðến nay, Việt Nam có một lực lượng khoa học và cơng nghệ khoảng trên 1,3 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng, khoảng 30 nghìn cán bộ có trình độ trên đại học (với hơn 13 nghìn tiến sĩ và khoảng 6 ngàn giáo sư, phó giáo sư18) và khoảng 2 triệu cơng nhân kỹ thuật; ñã xây dựng ñược một mạng lưới với hơn 940 tổ chức khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế (trong đó có khoảng 450 tổ chức ngoài nhà nước)19. Thực tế cho thấy, ñội ngũ này có khả năng tiếp thu tương

ñối nhanh và làm chủ được tri thức, cơng nghệ hiện đại trên một số ngành và lĩnh vực. Một số tổ chức khoa học và công nghệ gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, trình độ khoa học và cơng nghệ của nước ta cịn thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế trong khu vực, cả trong lĩnh vực nghiên cứu và trong chức năng phục vụ kinh tế - xã hội. Mặc dù có tiềm năng trí tuệ khơng nhỏ, song trên thực tế, chúng ta cịn rất lúng túng trong việc hình thành và triển khai một chiến lược mang tính đón đầu và cải cách căn bản, nhằm nâng cao trình độ khoa học và cơng nghệ của đất nước phục vụ năng lực cạnh tranh quốc gia.

Số cán bộ nghiên cứu khoa học trên 100 dân và kinh phí chi hàng năm cho hoạt động khoa học và cơng nghệ theo đầu người còn rất thấp. Nghiên cứu cơ bản vừa bị coi nhẹ vừa chưa thể hiện ñược vai trò “cơ bản”. Từ năm 1986 ñến nay vẫn chưa chấm dứt tình trạng cán bộ nghiên cứu cơ bản bỏ nghề, kinh phí nghiên cứu cơ bản quá ít, tuyển sinh vào các ngành khoa học cơ bản gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.12 Một vài số liệu về tiềm lực khoa học và công nghệ

Chỉ số ðVT Việt Nam Hàn Quốc ðức Mỹ

- Người nghiên cứu khoa

học/100 dân người 0,18 2,19 2,83 3,67

So với Việt Nam Lần 1,0 12,2 15,7 20,4

- Chi cho khoa học và

công nghệ (người/năm) USD 1,25 212 511 794

So với Việt Nam Lần 1,0 170 400 635

Nguồn: Nguyễn Thiện Nhân, Báo cáo tại Hội đồng chính sách khoa học và cơng nghệ quốc gia

ðầu tư của Việt Nam cho nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ chiếm trong giai ñoạn 2000-2005 chiếm khoảng 0,2% GDP; thấp hơn Singapore (nước trong vùng có đầu tư cao nhất) với 2,3% GDP, kế ñến là Malaysia khoảng 0,7% GDP, Thái Lan 0,3% GDP và cao hơn Indonesia 0,15% GDP và Philippines 0,12% GDP (phụ lục 10). Và sau nhiều năm phấn ñấu, năm 2000 lần ñầu tiên tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa học và cơng nghệ đạt 2%.

Cơng nghệ sản xuất tại các doanh nghiệp chậm ñổi mới. Theo kết quả ñiều tra của Bộ Khoa học và Cơng nghệ, chi phí đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp

Việt Nam chỉ khoảng 0,2-0,3% doanh thu, so với mức 5% ở Ấn ðộ hay 10% ở Hàn Quốc. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có cơng nghệ lạc hậu và ít có khả năng đổi mới cơng nghệ. Trong số cơng nghệ được áp dụng, đến trên 90% là cơng nghệ nhập khẩu từ nước ngồi.

Tính liên kết giữa khoa học - giáo dục - doanh nghiệp yếu ñã cản trở Việt Nam trong quá trình hội nhập. Mơ hình tổ chức các trung tâm/viện nghiên cứu khoa học quốc gia tách rời giáo dục đại học đang có nguy cơ tạo ra sự ngăn cách giữa khoa học và giáo dục đại học. Bên cạnh đó, chất lượng nghiên cứu - triển khai còn thấp, nên trong nhiều trường hợp chưa ñủ sức giải quyết các vấn ñề ñặt ra từ các doanh nghiệp; và chính bản thân các doanh nghiệp khơng có nhu cầu đổi mới thực sự về công nghệ.

Năng lực hội nhập quốc tế của khoa học Việt Nam chưa mạnh. Theo số liệu thống kê của Viện Thông tin Khoa học, trung bình mỗi giáo sư và phó giáo sư cơng bố 0,58 bài báo trong vịng 10 năm qua trên các tập san quốc tế. Trong khi các nước trong vùng như Thái Lan, Malaysia và Singapore, các trường ñại học ñặt ra tiêu chuẩn hay khuyến khích mỗi giáo sư cần có ít nhất một cơng bố quốc tế trong vịng hai năm; cịn ở các nước tiên tiến hơn, mỗi giáo sư phải có ít nhất một cơng bố quốc tế. Số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam chỉ bằng 1/14 Singapore, 1/5 số lượng từ Thái Lan, 1/3 Malaysia, 1/1,3 Indonesia và khoảng 1/1,1 Philippines trong cùng thời gian.

Trong ñiều kiện còn thiếu thốn về cơ sở vật chất nghiên cứu và thiếu thốn chuyên gia, phần lớn (khoảng 80%) các nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đều phải hợp tác với nước ngồi. Chỉ có 20% các cơng trình nghiên cứu từ Việt Nam là do nội lực (tức hoàn toàn do người Việt thực hiện).

Chất lượng nghiên cứu khoa học cũng rất ñáng quan tâm. Một cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị thường được đồng nghiệp trên thế giới trích dẫn. Do đó, một cách khác ñể gián tiếp ñánh giá chất lượng là xem xét tỷ lệ các bài báo được trích dẫn. Tính chung, khoảng 1/5 các bài báo khoa học từ Việt Nam chưa bao giờ được trích dẫn sau năm năm công bố. ðây cũng là tình trạng chung ở các nước

trong vùng, với tỷ lệ chưa bao giờ trích dẫn được ghi nhận tại Thái Lan (15%), Malaysia (19%), Indonesia (19%), Philippines (13%) và Singapore (17%). Phân tích chi tiết cho thấy các cơng trình nội lực thường có chất lượng thấp hơn các công trình hợp tác với nước ngồi. Tính trung bình mỗi cơng trình nội lực được trích dẫn 3,2 lần, trong khi đó cơng trình hợp tác có chỉ số trích dẫn trung bình là 11,6 lần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển kinh tế xã hội việt nam đến năm 2020 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)