Phân tích cơng nghệ, tính năng kỹ thuật của mạng di động S-Fone

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 25 - 31)

2.2. Phân tích mơi trường nội bộ của S-Fone

2.2.4. Phân tích cơng nghệ, tính năng kỹ thuật của mạng di động S-Fone

Mạng di động CDMA có những ưu điểm sau:

- Ưu điểm vượt trội của cơng nghệ CDMA là có dung lượng và tốc độ truyền dữ liệu lên đến 144kbps cho 2000-1X và 2Mb cho 2000 1X-EVDO, cao gấp nhiều lần so với các mạng thông tin di động khác. Chính vì ưu điểm đó, CDMA đã trở

thành công nghệ vô tuyến phát triển nhanh nhất hiện nay.

- Bên cạnh đó, CDMA cịn mang lại những tiêu chuẩn chung cho toàn cầu

của thế hệ di động thứ 3 (3G) - hiện đã và đang trở thành xu hướng của công nghệ di động trên thế giới. Công nghệ CDMA thực sự mang lại cho khách hàng nhiều

tiện ích: Tính bảo mật cao, khả năng chống nhiễu rất tốt đem lại chất lượng cuộc

thoại cao, hạn chế việc gián đoạn cuộc gọi, tốc độ truyền dữ liệu cao, bán kính phủ sóng tốt, tối ưu hóa cơng suất phát của thiết bị đầu cuối làm tăng thời gian đàm

thoại và thời gian chờ. Đồng thời, công nghệ CDMA cũng giúp người dùng được sử dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như WAP (Cung cấp các thông tin cần thiết), truy cập Internet không dây tốc độ cao (Mobile Internet), chơi game trực tuyến

(Game online), Xem phim theo yêu cầu.

- Một ưu điểm khác nữa của CDMA là nhờ sử dụng các thuật tốn điều khiển nhanh và chính xác, thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất

lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ và đàm thoại. Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng.

- Khơng chỉ ứng dụng trong hệ thống thông tin di động, CDMA cịn thích

hợp sử dụng trong việc cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định với chất lượng ngang bằng với hệ thống hữu tuyến, nhờ áp dụng kỹ thuật mã hóa mới. Đặc biệt các hệ thống này có thể triển khai và mở rộng nhanh và chi phí hiện thấp hơn hầu hết các mạng hữu tuyến khác, vì địi hỏi ít trạm thu phát.

Với những ưu điểm trên, hệ thống CDMA 2000 1x thuộc 3G được cơng bố

chưa đầy 2 năm đã có hơn 20 nhà khai thác với số thuê bao hơn 24 triệu. Trung

bình mỗi tháng tăng thêm 2 triệu thuê bao. Không chỉ truyền dẫn thoại, CDMA 2000 1x cho phép truyền dữ liệu dạng gói cung cấp hàng loạt ứng dụng vô tuyến tốc

độ cao như: gửi nhắn tin trong môi trường đa truyền thông, ứng dụng Internet cho

các thiết bị cầm tay…

Những bước nhảy vọt trong công nghệ CDMA 2000 cho phép chúng ta có quyền nghĩ đến một thế giới di động hồn hảo trong tương lai. Thế giới di động là thế giới “Bất cứ ở đâu - bất cứ khi nào”.

Bên cạnh những ưu điểm trên, mạng CDMA có những nhược điểm sau: - Để đầu tư hồn chỉnh, cơng nghệ CDMA đòi hỏi vốn đầu tư tốn kém hơn

so với các công nghệ GSM.

- Để sử dụng mạng điện thoại di động CDMA, người dùng phải trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công nghệ của mạng. Do đó, những người đang sử dụng

các mạng di động khác trên công nghệ GSM không thể sử dụng các thiết bị đầu

cuối (điện thoại, sim,…) trên mạng CDMA.

So sánh mạng di động CDMA với các mạng di động sử dụng công nghệ khác:

- Việt Nam đang sử dụng hệ thống thơng tin di động tồn cầu GSM dựa trên cơng nghệ TDMA. Mạng sử dụng chuẩn GSM đang chiếm gần 50% số người dùng

điện thoại di động trên toàn cầu. TDMA ngồi chuẩn GSM cịn có một chuẩn khác

nữa, hiện được sử dụng chủ yếu ở Mỹ latinh, Canada, Đông Á, Đơng Âu. Cịn cơng nghệ CDMA đang được sử dụng nhiều ở Mỹ, Hàn Quốc...

- Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA là cơng nghệ

truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. Cịn cơng nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA là công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời; mã hóa từng gói tín hiệu số bằng một mã khóa duy nhất và gửi đi. Bộ nhận CDMA chỉ biết nhận

và giải mã. Cơng nghệ này có tính bảo mật tín hiệu cao hơn TDMA. Các chuyên gia CNTT Việt Nam cũng có nhận xét đối với góc độ bảo mật thơng tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn hẳn.

- Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và

điều khiển năng lượng, nên nó cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 - 20

lần so với công nghệ GSM.

- Đối với điện thoại di động, để đảm bảo tính di động, các trạm phát phải được đặt rải rác khắp nơi. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách

nhiệm với các thuê bao trong vùng đó. Với CDMA, ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc, do đó cuộc gọi khơng bị ngắt qng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi.

- Trong thông tin di động, thuê bao di động di chuyển khắp nơi với nhiều tốc

độ khác nhau, vì thế tín hiệu phát ra có thể bị sụt giảm một cách ngẫu nhiên. Để bù

cho sự sụt giảm này, hệ thống phải điều khiển cho thuê bao tăng mức công suất

phát. Các hệ thống analog và GSM hiện nay có khả năng điều khiển chậm và đơn giản, thuê bao không thể thay đổi mức công suất đủ nhanh, do đó phải ln ln

phát ở cơng suất cao hơn vài dB so với mức cần thiết.

- Nếu tiếp tục phát triển GSM, hệ thống thông tin di động này sẽ phải phát triển lên WTDMA mới đáp ứng được nhu cầu truy cập di động các loại thông tin từ mạng Internet với tốc độ cao, thay vì với tốc độ 9.600 bit/giây như hiện nay, và so

với tốc độ 144.000 bit/giây của CDMA.

2.2.5 Kết quả triển khai vùng phủ sóng

Vùng phủ sóng là một trong những điều quan trọng trong lòng khách hàng. Trong những năm đầu tiên, S-Fone chọn chiến lược phủ sóng ở những thành phố

lớn như Tp. HCM và Hà Nội cùng với 11 tỉnh, thành phố kế cận 2 thành phố này. S- Fone chỉ phủ sóng 13 tỉnh, thành phố lớn nên chi phí đầu tư hạ tầng gần bằng 13/64 lần so với việc phủ sóng tồn quốc (64 tỉnh, thành phố). Tuy nhiên, thị trường điện thoại di động chỉ tập trung ở 2 thành phố lớn là Tp.HCM và Hà Nội cùng với một

số tỉnh, thành lân cận. Theo đó, thuê bao tập trung trong vùng phủ sóng của S-Fone

đạt khoảng 75% thuê bao toàn quốc .

Do hạn chế về vùng phủ sóng mà S-Fone khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Các cuộc nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi AC Nielsen, giúp S-Fone hiểu nhiều hơn về hành vi và thái độ của người tiêu dùng đối với thị trường điện

thoại di động ở Việt Nam. S-Fone rút ngắn lộ trình phủ sóng tồn quốc và kế hoạch phủ sóng 40 tỉnh, thành phố trong năm 2005 và phủ sóng tồn quốc năm 2006. Tháng 8 năm 2005, S-Fone đã phủ sóng 35 tỉnh, thành phố và đạt kế hoạch phủ sóng 40 tỉnh, thành phố cuối năm 2005. Cho đến tháng 6/2006, S-Fone đã cơ bản hồn tất phủ sóng tồn quốc. Bên cạnh đó, S-Fone triển khai tiếp tục kế hoạch lắp

đặt thiết bị giai đoạn 2 của năm 2009 nhằm đạt đến 2 mục tiêu quan trọng là: (1)

nâng cấp hệ thống lên 2000 1x EVDO tại 5 thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ; và (2) phủ kín – phủ dày sóng của mạng S-Fone trên tồn quốc vào cuối năm 2009 với 1.200 trạm BTS và khoảng 600 trạm khuếch

đại tín hiệu.

Với số lượng trạm phát sóng như vậy, đến cuối năm 2007, S-Fone đã hoàn tất hoạt động phủ sóng rộng khắp trên mọi miền của đất nước Việt Nam. Mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của S-Fone là tiếp tục phủ sóng các huyện, xã, vùng sâu vùng xa. (Biểu đồ 2.6) 20% 20% 61% 94% 100% TỐC ĐỘ PHỦ SÓNG S-FONE 2003 2004 2005 2006 2007

(Nguồn: khối kỹ thuật mạng S-Fone)

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển thuê bao rất nhanh hiện nay khiến các vùng lõm (vùng giao thoa giữa 02 trạm phát sóng) xuất hiện ngày càng nhiều làm hiện tượng mất sóng, rớt sóng S-Fone xảy ra thường xuyên tại các khu vực tập trung nhiều thuê bao vào giờ cao điểm hoặc các vùng có địa hình đồi núi hoặc nhiều vật cản.

Do đó, với số lượng trạm phát sóng (BTS) như trên rất khó đảm bảo chất

lượng phủ sóng tốt với tốc độ phát triển thuê bao nhanh chóng như hiện nay.

Cải thiện được vùng phủ sóng sẽ giúp cho S-Fone cải thiện được giá trị sản phẩm và làm cơ sở cho việc phát triển chiến lược tiếp thị với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ dẫn đầu về thị trường thuê bao mới và đạt 20% thị phần toàn bộ thị trường vào năm 2015.

2.2.6 Nguồn nhân lực:

Nguồn lực con người là yếu tố quyết định thành công cho sự tồn tại và phát triển. S-Fone chú trọng xây dựng đội ngũ CB-CNV có phẩm chất, đạo đức tốt, có

năng lực chun mơn, năng động trong xử lý các tình huống và ln sáng tạo vượt qua thử thách, biết kinh doanh giỏi, quản lý tốt đáp ứng nhu cầu vận hành và quản trị một mạng điện thoại di động hiện đại. Tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để qui tụ cho S-Fone nhiều chuyên gia hàng đầu về kinh doanh, tài chính, kỹ thuật. (Biểu đồ 2.7)

43%

Cao đẳng-Trung cấp Đại học54%

1% Tiến sĩ-Thạc sĩ

2% Phổ thơng

(Nguồn: Phịng nhân sự S-Fone)

Các chính sách và chế độ của S-Fone đối với người lao động:

- Chính sách chế độ đối với người lao động: một trong những trọng tâm phát triển của S-Fone là thu hút, đào tạo và tạo sự gắn kết lâu dài của CB-CNV với Công ty. Trên cơ sở đó, S-Fone thực hiện những chính sách đào tạo và các chế độ khen thưởng, phụ cấp, dựa trên mô tả công việc và hệ thống phân loại đi cùng hệ thống

đánh giá CB-CNV một cách đồng bộ.

- Chính sách đào tạo: đào tạo và phát triển nhân viên là một trong các công tác nhân sự hàng đầu của S-Fone. Chính sách đào tạo của S-Fone có mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo

đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ

khách hàng.

- Mỗi cá nhân CB-CNV làm việc tại S-Fone đều có cơ hội tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên trong và bên ngồi cơng ty, được tài trợ chi phí. Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu của công việc, S-Fone có chế

độ cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo và thực tập tại Hàn Quốc, Nhật Bản….

- Chế độ khen thưởng: Chế độ khen thưởng cho nhân viên của S-Fone gắn

liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng phục vụ. S-Fone có các chế độ khen thưởng cơ bản như sau: hồn thành cơng việc; nhân viên và đơn vị xuất sắc trong năm; nhân viên giỏi nghiệp vụ; nhân viên phục vụ tốt khách hàng và nhân viên có sáng kiến.

- Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội: Nhằm tạo môi trường làm việc lành

mạnh và đảm bảo điều kiện công tác tốt nhất cho CB-CNV, ngoài việc mua bảo

hiểm xã hội cho tất cả CB-CNV chính thức thì S-Fone cịn cấp những khoản trợ cấp xã hội phù hợp với Luật lao động. Bên cạnh đó, mỗi CB-CNV làm việc tại S-Fone

còn được hưởng những chế độ, phụ cấp nghề nghiệp phát sinh tùy thuộc tính chất và vị trí cơng việc đảm nhiệm như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, phụ cấp độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chun mơn,…

- Phúc lợi: Ngồi việc thực hiện chính sách phúc lợi của Nhà nước, S-Fone cịn có chương trình thưởng định kỳ vào các dịp lễ (Tết Nguyên đán, 30/4,…) và

ngày kỷ niệm thành lập Công ty; bảo hiểm tai nạn 24/24; khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho toàn thể CB-CNV; hỗ trợ phí thành viên Câu lạc bộ sức khỏe; hỗ trợ chi phí bữa ăn hàng ngày; cấp phát đồng phục làm việc, nón bảo hiểm và chế độ

nghỉ mát.

Năng suất lao động của S-Fone:

Bảng 2.3: Bảng đánh giá năng suất lao động của S-Fone

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dự kiến 2008

1 Tổng doanh thu (1.000 USD) 32.668 59.220 72.491 80.000

2 Sơ nhân viên bình qn trong năm (người) 716 1.050 1.250 1.402

Khối hành chính, quản lý 107 195 240 260

Khối Kỹ thuật 229 395 377 440

Khối kinh doanh 380 460 633 702

3 Năng suất lao động (1.000 USD/người/năm) 46 56 58 57

Qua bảng 2.3 cho thấy:

- Trong 2 năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển và phủ sóng 64/64 tỉnh thành, số lượng nhân viên S-Fone tăng nhanh đáng kể, gần gấp đôi năm 2005.

- Cơ cấu tỷ lệ nhân viên giữa các khối có khác nhau, chiếm ưu thế vẫn là

khối kinh doanh. Năng suất lao động tại S-Fone tăng dần trong các năm gần đây đạt 57.000 USD/người/năm (tương đương trên 950 triệu đồng/người/năm) cũng là mức năng suất cao hiện nay. Điều này chứng tỏ việc tăng nhân sự là phù hợp với quy mô phát triển hoạt động của S-Fone, đồng thời S-Fone cũng đã khai thác và sử dụng tốt hiệu quả lao động hiện có.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)