Ảnh hưởng của nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 44 - 46)

2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của S-Fone

2.3.2.1. Ảnh hưởng của nhà cung cấp

Thị trường máy điện thoại di động trở nên cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối như Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v. khi số lượng máy bán ra đạt mức hơn 3.5 triệu máy vào năm 2006 và hơn 5 triệu máy vào năm 2007 (tăng trưởng hơn 140%), doanh thu toàn bộ thị trường máy ĐTDĐ ở

Việt Nam đạt mức 66, 6 triệu USD/tháng. Ước tính trong năm 2008 doanh thu điện thoại di động cũng đạt khoảng 5 triệu máy (w2.techinfovn.com) [9]

Thị trường máy điện thoại di động công nghệ CDMA hiện đang chiếm thị

phần nhỏ với khoảng 30.000 máy điện thoại di động bán ra/tháng (tương ứng với

30.000 thuê bao mới). Do S-Fone tập trung vào phân khúc thị trường nhóm đối tượng thu nhập trung bình - thấp nên giá máy bán ra thấp với mức từ 16USD đến 60USD/máy ĐTDĐ (bình quân ước tính là 38USD/máy ĐTDĐ). Doanh thu ước

tính cho tồn bộ thị trường máy điện thoại di động CDMA ở Việt Nam là 1, 14 triệu USD/tháng. Các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối GSM nhìn nhận thị trường máy

CDMA khơng cịn hấp dẫn với họ khi thị trường máy điện thoại di động GSM quá lớn và quá tiềm năng. Các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối tập trung vào khai thác thị trường máy điện thoại di động GSM tối đa nếu có thể và thị trường này vẫn liên tục hấp dẫn và tăng trưởng mạnh.

Trong năm 2006-2007, Samsung và Motorola đã tập trung phát triển vào thị trường máy điện thoại di động cơng nghệ CDMA với hàng loạt dịng máy cao cấp như Samsung F363, F603 có tính năng Mobile Internet, xem truyền hình online đến các dịng máy cấp thấp chỉ có chức năng đơn giản (thoại, nhắn tin…) như máy

Samsung X969, S-269, S-299, Motorola F3C, W212…. với sản lượng bán ra xấp xỉ 100.000 máy/mẫu góp phần rất lớn trong việc phát triển thuê bao mới cho S-Fone. Tuy nhiên, sang năm 2008, do doanh số bán máy điện thoại di động CDMA chiếm tỷ lệ rất thấp so với máy GSM nên Samsung đã ngừng sản xuất loại điện thoại này, trong khi Motorola cũng hạn chế sản xuất máy điện thoại cơng nghệ CDMA do tình hình kinh doanh thua lỗ của cả tập đồn (vnexpress.net – Motorola tách đôi để cứu

mảng điện thoại di động, 27/03/2008) [10]

Trước tình hình khó khăn trên, S-Fone đã chủ động liên hệ với các nhà cung cấp khác như ZTE, Huawei, LG để phát triển dòng điện thoại phổ thơng có giá thành dưới 400.000 đồng, với các tính năng cơ bản (thoại, nhắn tin, báo thức….) nhưng có chất lượng tốt nhằm phục vụ phân khúc thị trường phổ thơng. Điển hình

cho chiến lược này là sự thành cơng của dịng máy eCo do S-Fone tung ra thị trường từ ngày 23/07/2008 với mức giá cực kỳ “ sốc ” chỉ từ 270.000 đồng đến 399.000 đồng cho các máy eCo SD3500, C332, C300 và C2601. Lô hàng 100.000

máy nhập về đợt đầu đã nhanh chóng bán hết chỉ trong vịng chưa đầy 01 tháng. Có thể thấy thành cơng của chiến lược này khi tham khảo số liệu bán máy của S-Fone từ 2005 đến giữa năm 2008. (Bảng 2.7)

Bảng 2.7: Sản lượng máy ĐTDĐ CDMA S-Fone bán ra qua các năm Năm 2005 2006 2007 Đến tháng 06/2008

Số lượng máy bán 320.000 586.431 412.680 287.219

(Nguồn: phòng thiết bị đầu cuối S-Fone)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 44 - 46)