Cải thiện quan hệ BCC và tìm giải pháp tăng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 76 - 78)

3.4. Một số giải pháp thực hiện các chiến lược quan trọng

3.4.5. Cải thiện quan hệ BCC và tìm giải pháp tăng nguồn vốn

Như đã phân tích trong chương 2, trong xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp, Việt Nam gia nhập WTO, thế mạnh về vốn giữa S-Fone và các nhà cung cấp di

động khác trong nước sẽ đóng vai trị rất quan trọng, do đó S-Fone cần phải có kế

hoạch dài hạn về nguồn vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu tư, hoạt động theo từng giai đoạn, đủ sức duy trì và cạnh tranh, đầu tư mới công nghệ so với những nhà

cung cấp mạng di động khác trên thị trường.

Các bên hợp doanh cần nhanh chóng ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ BCC hiện nay. Trong đó, giải pháp khả thi và phù hợp với thực tế hiện nay là nâng cấp hợp doanh lên thành liên doanh. Chỉ khi các bên cùng nhìn về một hướng thì nguồn vốn đầu tư mới có thể tiếp tục được giải ngân.

ƒ Một số hình thức huy động vốn khác mà S-Fone có thể áp dụng như: - Huy động vốn theo từng dự án kinh doanh thông qua việc ký kết hợp đồng thỏa thuận góp vốn, tỷ lệ doanh thu được hưởng từ dự án theo tỷ lệ góp vốn.

- Đối với việc cung cấp các thiết bị đầu cuối, S-Fone có thể thương thảo với các đối tác để áp dụng hình thức trả sau, trả chậm, yêu cầu các đối tác hỗ trợ một số hoạt động đi kèm như: quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, thiết lập các trung tâm bảo trì,

sửa chữa,… nhằm giảm áp lực về vốn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tỷ lệ và hình thức góp vốn giữa các đối tác cũng cần

được xem xét kỹ lưỡng để tránh những thay đổi bất lợi trong cơ cấu điều hành, nhất

là thời điểm gia nhập WTO, khi mà xu hướng các đối tác khơng chỉ góp vốn và chia lãi theo loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC mà được tham gia liên doanh và

điều hành ở liên doanh đó.

ƒ Hợp lý hóa chi phí để giảm áp lực vốn:

- Tăng cường khai thác hiệu quả các tài sản hiện có trước khi quyết định đầu tư mua sắm mới; Cân đối tồn kho hợp lý, tránh tồn kho các thiết bị viễn thông vừa gây chiếm dụng vốn, vừa dễ bị lạc hậu khơng cịn giá trị sử dụng như ban đầu.

- Phân tích kỹ kế hoạch đầu tư và phân thành giai đoạn, tiến độ triển khai

phù hợp trước khi thực hiện để tránh lãng phí, đầu tư dư cơng suất.

- Các chương trình quảng cáo và khuyến mãi phải đi đôi và đồng bộ với sản phẩm, dịch vụ để mang lại hiệu quả cao so với chi phí đã bỏ ra, nhanh chóng hồn vốn từ việc kinh doanh khai thác các sản phẩm dịch vụ đó.

ƒ Giảm các khoản nợ khó địi để hạn chế bị chiếm dụng vốn:

Thất thu cước, không thu được tiền trả góp thiết bị đầu cuối,…từ khách hàng là một trong những nguyên nhân làm cho S-Fone giảm doanh thu (ít nhất 20%/năm) và bị chiếm dụng vốn hiện nay, đây cũng là tình trạng chung của các mạng viễn thông khác. Để giải quyết vấn đề này, S-Fone cần đẩy mạnh thực hiện một số biện pháp sau:

- Xây dựng chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng để duy trì các khách hàng sử dụng lâu dài, gắn bó với mạng S-Fone.

- Các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích các th bao cũ hoạt động

trở lại.

- Các chương trình trả góp điện thoại cần phải thực hiện theo hợp đồng và các yêu cầu về giấy tờ pháp lý của phía thuê bao chặt chẽ.

- Mở các điểm thu tiền tại các vị trí thuận lợi giao dịch.

- Có chính sách thưởng, tặng q cho những đối tượng khách hàng lâu năm

và thực hiện tốt thanh tốn cước phí,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 76 - 78)