Phân tích mơi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 40)

2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của S-Fone

2.3.1 Phân tích mơi trường vĩ mô

2.3.1.1 Yếu tố kinh tế

Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đặt dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO mang đến làn gió mới, động lực mới thúc

đẩy nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn

8%, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nước ngoài, hành lang pháp lý cho phát

triển kinh tế thương mại ngày càng minh bạch và thơng thống hơn. Thị trường viễn thông Việt Nam tiếp tục đạt được các bước tiến vượt bậc, hỗ trợ đắc lực cho các

ngành kinh tế khác cùng phát triển đồng thời cải thiện được vị trí trong bảng xếp

hạng viễn thông châu Á. (Bảng 2.6)

Bảng 2.6: Mức tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á

Quốc gia 2005 2006 2007 2008 Dự kiến 2009

Indonesia 5.7 5.5 6.3 6.5 6.7 Malaysia 5.2 5.9 5.6 5.8 6.1 Philippins 5.0 5.4 5.6 6.0 6.3 Thailand 4.5 5.0 4.3 4.5 4.7 China 10.2 10.7 9.6 8.7 9.1 Korea 4.0 5.0 4.4 4.9 5.3 Vietnam 8.5 8.2 8.0 7.8 8.0 (Nguồn: www.worldbank.org, 05/2008) [8]

Trên thị trường viễn thông, nhu cầu về dịch vụ điện thoại cố định có chiều

hướng giảm dần và giữ mức tăng khoảng 9% trong giai đoạn 2007-2011 do người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các dịch vụ di động và băng rộng. Thị trường dịch vụ di động tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trung bình hàng

năm đạt 35%. Các nhà khai thác di động đang cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị

phần bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và kéo dài liên tục.

Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường di động giữa 05 nhà

cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng trưởng nhanh. Tạp chí Telecom Asia xếp

thị trường di động Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân với thu nhập bình quân

đầu người năm 2007 là 836 USD, dự kiến năm 2008 sẽ vượt mức 1.000 USD là một

trong 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trên bảng xếp hạng phát triển viễn thông châu Á, BMI xếp thị trường viễn thông Việt nam đứng thứ 13 (sau Thái Lan) về cả quy mô và tốc độ phát triển của cả lĩnh vực cố định, di động và

Internet.

2.3.1.2 Yếu tố luật pháp, chính trị và đường lối chính sách của Nhà nước

Trên phương diện quản lý vĩ mơ, Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại Bộ Bưu chính Viễn thơng thành Bộ Thơng Tin và Truyền thơng (MIC). Theo đó mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin – phát thanh truyền hình. Chức năng quản lý nhà nước sẽ đáp ứng cả quản lý, cấp cấp phép khai thác mạng, dịch vụ viễn thông và các nội dung thông tin truyền tải trên mạng. Xu thế này nằm trong động thái thực hiện cam kết trong WTO, theo đó Nhà nước không can thiệp quá sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp.

Tháng 6/2007, Bộ Bưu chính Viễn thơng - MPT (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thông báo thả nổi giá cước dịch vụ di động, nhằm tạo bước cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường di động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đồng thời, MPT cũng thông báo các quy định về sử dụng nguồn Quỹ Dịch vụ Viễn

thơng cơng ích nhằm tạo sự bình đẳng hơn cho DN viễn thơng trong đáp ứng các

dịch vụ cơng ích, và phù hợp với thông lệ của WTO.

Các biến chuyển ở tầm quản lý vĩ mô tạo lập môi trường kinh doanh viễn thơng tin cậy hơn, qua đó cải thiện vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng mơi trường kinh doanh châu Á- Thái Bình Dương. BMI xây dựng tiêu chuẩn đánh giá

môi trường kinh doanh viễn thơng dựa trên các tiêu chí: (i) mức độ rủi ro của nền kinh tế; (ii) Mức độ rủi do chính trị; (iii) Mức độ phát triển của thị trường viễn

thông; (iv) tiềm năng phát triển viễn thông; (v) môi trường cạnh tranh; (vi) thể chế luật pháp.

Việc Bộ bưu chính viễn thơng (MIC) cấp thêm các mã mạng mới cho các nhà khai thác giúp mở rộng kho số dịch vụ. Tuy nhiên, các chương trình khuyến mãi tập trung vào bán thêm các SIM card mới dẫn đến việc không xác định được số lượng thuê bao thực trên mạng, gây lãng phí tài ngun quốc gia. Điều đó tạo ra vấn

đề lớn trong quản lỹ xã hội như xác định trách nhiệm chủ thuê bao về nguồn thông

tin (quấy phá, truyền phát thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục, các vấn đề về an ninh quốc phòng và quản lý xã hội). Để giải quyết vấn đề này, tháng 9/2007, Bộ

MIC đã ban hành quyết định bắt buộc phải đăng ký thông tin cá nhân đối với chủ

thuê bao trả trước. Thủ tục trên có thể tác động phần nào đến tâm lý người sử dụng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ, nhưng các tác động này không lớn bằng việc các nhà khai thác phải lập lại hồ sơ quản lý các thuê bao trả trước đã có.

Đặc thù của ngành bưu chính viễn thơng là ngành kinh tế có quan hệ gần gủi

với an ninh quốc phòng nên ngành vẫn phải do nhà nước quản lý. Tuy vậy, để phát triển được ưu thế của ngành về công nghệ và kinh phí đầu tư, chính phủ khuyến

khích và cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngồi đưa cơng nghệ và vốn đầu tư vào ngành điện tử viễn thơng dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với các đối tác Việt Nam.

Với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, bên đối tác nước ngoài sẽ đầu tư gần như toàn bộ vốn, công nghệ và kinh nghiệm của ngành vào cho dự án nhưng không được trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của dự án. Bên đối tác

nước ngồi chỉ đóng vai trị cố vấn và được chia lợi nhuận theo như thoả thuận của BCC.

Với 7 giấy phép được cấp phép kinh doanh cho các nhà khai thác trong lĩnh vực bưu chính viễn thơng, thì 4 dự án được được cấp phép dưới hình thức hợp đồng

hợp tác kinh doanh (BCC) là VMS – MobiFone, S-Telecom và Hanoi Telecom và Gtel với các đối tác nước ngoài lần lượt là Comvik International AB, SLD Telecom, Hutchison và VimpelCom. Ba dự án còn lại được cấp phép có 100% vốn đầu tư từ các đơn vị kinh doanh trong nước như GPC, Viettel, VP Telecom.

Về việc cấp phép đầu tư mới, theo như thơng báo của bộ bưu chính viễn thơng qua báo chí, Bộ bưu chính viễn thơng (MPT) sẽ khơng cấp thêm giấy phép kinh doanh cho bất kỳ dự án nào về viễn thông cho trị trường ĐTDĐ ở Việt Nam đến hết năm 2010. Riêng với dự án VMS – MobiFone, vòng đời 10 năm của dự án đã kết thúc, MobiFone thuộc sở hữu của riêng Tổng cơng ty bưu chính viễn thơng

Việt Nam (VNPT). Hiện VNPT đã chuyển đổi sang tập đồn và có kế hoạch cổ

phần hoá 2 trung tâm trực thuộc tổng công ty là VMS – MobiFone và GPC vào năm 2009.

Ngồi ra, với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn sẽ có nhiều điều luật mới được sữa đổi và môi trường kinh doanh thơng thống hơn. Cụ thể, bên đối tác nước ngoài của trung tâm S-Fone là SLD Telecom đang xúc tiến đề trình Bơ bưu chính viễn thơng chuyển đổi hình thức đầu tư Hợp đồng hợp tác kinh doanh sang hình thức liên doanh nhằm đảm bảo và hạn chế rủi ro đầu tư cũng như tận dụng được ưu thế của ngành ở thị trường ĐTDĐ Việt Nam.

2.3.1.3 Yếu tố công nghệ

Các mạng di động của Việt Nam hiện thời vẫn theo chuẩn 2G hay 2.5 G cung cấp chủ yếu dịch vụ thoại và một số loại dịch vụ giá trị gia tăng như SMS, WAP, GPRS. Hiện các nhà khai thác di động đang tập trung chuyển đổi sang mạng 3G, nhưng với tốc độ chậm chạp do cịn gặp nhiều khó khăn về dịch vụ nội dung thông tin và thiết bị đầu cuối đắt đỏ. Dự kiến đến 2011, thị trường dịch vụ 3G đạt khoảng 3 triệu thuê bao chiểm 6% tổng thuê bao di động.

Tuy nhiên, hiện các nhà cung cấp máy điện thoại di động (thiết bị đầu cuối) như Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v chỉ mới tập trung vào thiết bị

đầu cuối công nghệ GSM băng tầng 900Mhz. Các nhà đầu tư công nghệ CDMA

phải tự lực cung cấp thiết bị đầu cuối cho thị trường và đây là một trong những khó khăn lớn của S-Fone trong thời gian qua. Hơn nũa, do số lượng thuê bao S-Fone còn thấp nên sản lượng máy điện thoại công nghệ CDMA tiêu thụ rất nhỏ so với công nghệ GSM. Điều này đã làm chi phí sản xuất máy điện thoại công nghệ CDMA cao hơn so với máy điện thoại GSM cùng tính năng.

Theo quy hoạch tần số của Cục tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và

Truyền thông), băng tần dịch vụ 3G chỉ đủ đáp ứng tối đa cho 4 nhà khai thác dịch vụ. Trong khi đó, cả 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động là MobiFone, VinaPhone, Viettel Mobile, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile và GTel đều có nhu cầu cấp phép và nắm trong tay giấy phép 2G - một trong các điều kiện để được xét duyệt lần này. Giấy phép 3G có ý nghĩa như một chứng nhận cho thấy doanh nghiệp

đã thực sự đủ mạnh để tiếp nhận công nghệ mới và tiên tiến nhất, thị trường thông

tin di động Việt Nam trong một hai năm tới vẫn chủ yếu là cuộc cạnh tranh về thị phần, lưu lượng, doanh thu và số lượng khách hàng. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở đi, dịch vụ giá trị gia tăng sẽ đóng vai chính trong cạnh tranh và sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. 3G chính là cơng nghệ tiên tiến nhất cho phép các nhà khai thác di động triển khai dịch vụ giá trị gia tăng.

Theo ước tính đầu tư một mạng di động 3G thường mất khoảng thời gian 15 năm và sẽ tốn 1,2 - 2 tỷ USD. Do đó, sau khi được cấp phép 3G, các nhà cung cấp di động sẽ phải tập trung phát triển các dịch vụ nội dung thì việc đầu tư mới thực sự hiệu quả.

2.3.2 Phân tích mơi trường vi mơ:

2.3.2.1 Ảnh hưởng của nhà cung cấp

Thị trường máy điện thoại di động trở nên cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối như Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v. khi số lượng máy bán ra đạt mức hơn 3.5 triệu máy vào năm 2006 và hơn 5 triệu máy vào năm 2007 (tăng trưởng hơn 140%), doanh thu toàn bộ thị trường máy ĐTDĐ ở

Việt Nam đạt mức 66, 6 triệu USD/tháng. Ước tính trong năm 2008 doanh thu điện thoại di động cũng đạt khoảng 5 triệu máy (w2.techinfovn.com) [9]

Thị trường máy điện thoại di động công nghệ CDMA hiện đang chiếm thị

phần nhỏ với khoảng 30.000 máy điện thoại di động bán ra/tháng (tương ứng với

30.000 thuê bao mới). Do S-Fone tập trung vào phân khúc thị trường nhóm đối tượng thu nhập trung bình - thấp nên giá máy bán ra thấp với mức từ 16USD đến 60USD/máy ĐTDĐ (bình qn ước tính là 38USD/máy ĐTDĐ). Doanh thu ước

tính cho tồn bộ thị trường máy điện thoại di động CDMA ở Việt Nam là 1, 14 triệu USD/tháng. Các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối GSM nhìn nhận thị trường máy

CDMA khơng cịn hấp dẫn với họ khi thị trường máy điện thoại di động GSM quá lớn và quá tiềm năng. Các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối tập trung vào khai thác thị trường máy điện thoại di động GSM tối đa nếu có thể và thị trường này vẫn liên tục hấp dẫn và tăng trưởng mạnh.

Trong năm 2006-2007, Samsung và Motorola đã tập trung phát triển vào thị trường máy điện thoại di động công nghệ CDMA với hàng loạt dịng máy cao cấp như Samsung F363, F603 có tính năng Mobile Internet, xem truyền hình online đến các dịng máy cấp thấp chỉ có chức năng đơn giản (thoại, nhắn tin…) như máy

Samsung X969, S-269, S-299, Motorola F3C, W212…. với sản lượng bán ra xấp xỉ 100.000 máy/mẫu góp phần rất lớn trong việc phát triển thuê bao mới cho S-Fone. Tuy nhiên, sang năm 2008, do doanh số bán máy điện thoại di động CDMA chiếm tỷ lệ rất thấp so với máy GSM nên Samsung đã ngừng sản xuất loại điện thoại này, trong khi Motorola cũng hạn chế sản xuất máy điện thoại công nghệ CDMA do tình hình kinh doanh thua lỗ của cả tập đồn (vnexpress.net – Motorola tách đơi để cứu

mảng điện thoại di động, 27/03/2008) [10]

Trước tình hình khó khăn trên, S-Fone đã chủ động liên hệ với các nhà cung cấp khác như ZTE, Huawei, LG để phát triển dịng điện thoại phổ thơng có giá thành dưới 400.000 đồng, với các tính năng cơ bản (thoại, nhắn tin, báo thức….) nhưng có chất lượng tốt nhằm phục vụ phân khúc thị trường phổ thơng. Điển hình

cho chiến lược này là sự thành cơng của dịng máy eCo do S-Fone tung ra thị trường từ ngày 23/07/2008 với mức giá cực kỳ “ sốc ” chỉ từ 270.000 đồng đến 399.000 đồng cho các máy eCo SD3500, C332, C300 và C2601. Lô hàng 100.000

máy nhập về đợt đầu đã nhanh chóng bán hết chỉ trong vịng chưa đầy 01 tháng. Có thể thấy thành cơng của chiến lược này khi tham khảo số liệu bán máy của S-Fone từ 2005 đến giữa năm 2008. (Bảng 2.7)

Bảng 2.7: Sản lượng máy ĐTDĐ CDMA S-Fone bán ra qua các năm Năm 2005 2006 2007 Đến tháng 06/2008

Số lượng máy bán 320.000 586.431 412.680 287.219

(Nguồn: phòng thiết bị đầu cuối S-Fone)

2.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh chính

Ngày 01 tháng 07 năm 1995, VMS-MobiFone chính thức đưa dịch vụ điện thoại di động vào thị trường việt Nam. Nhìn thấy được tiềm năng của ngành điện thoại di động, tổng cơng ty bưu chính viễn thơng VNPT đã cho ra đời công ty thông tin di động VinaPhone với 100% vốn thuộc sở hữu của VNPT. Sân chơi chỉ dành cho 2 nhà khai thác mạng điện thoại di động cho đến tận tháng 07 năm 2003, S- Telecom đưa ra dịch vụ điện thoại di động công nghệ CDMA làm phá vỡ thế độc

quyền trên thị trường. Lúc này tốc độ tăng trưởng của ngành bắt đầu tăng nhanh.

Khơng chờ đợi lâu, Viettel đã chính thức đưa đưa dịch vụ điện thoại di động cùng công nghệ GSM với MobiFone và VinaPhone vào ngày 15 tháng 10 năm 2004. Viettel là một thách thức thực sự đối với 02 nhà cung cấp dịch vụ lâu năm khi mức

độ tăng trưởng thuê bao tăng lên nhanh chóng và vượt qua số thuê bao của S-Fone

chỉ trong một thời gian ngắn.

Bảng 2.8: Quá trình phát triển thuê bao các mạng từ 2004 đến 2008

Đơn vị: 1.000.000 thuê bao

Mạng 2004 2005 2006 07/2007 06/2008

MobiFone 1,822 2,959 4,700 6,4 13,4

VinaPhone 2,502 3,558 5,300 5,9 12,1

S-Fone 0,166 0,450 1,000 1,5 3,14

Viettel 1,647 2,279 3,200 6,9 19,42

ƒ VMS – MobiFone

Ngày 16/4/1993, MobiFone - mạng di động đầu tiên của Việt Nam chính

thức đi vào hoạt động. Đến năm 1995, MobiFone chính thức kí kết Hợp đồng hợp

tác kinh doanh với Tập đồn Comvik (Thụy Điển). Nhờ có sự hợp tác, chuyển giao về kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, nguồn vốn... từ phía đối tác Comvik, MobiFone bắt đầu có những sự phát triển mạnh mẽ.

MobiFone hiện đã phủ sóng tồn quốc với 64/64 tỉnh, thành phố với số trạm BTS là 7.131 trạm, dự kiến đạt hết năm 2008 sẽ đạt 10.000 trạm.

(www.mobifone.com)[11]. Số thuê bao đến tháng 10 năm 2008 là 15 triệu

(VnExpress.net, 21/11/2008) [12]. Tính đến tháng 12/2008, MobiFone đã có 04 đầu số là 090, 093, 0122, 0126.

Mobifone ứng dụng công nghệ GSM (Globle System for Mobile) băng tầng 900 MHz. Hiện nay Mobifone có 05 loại gói cước chính là MobiGold (trả sau) và MobiCard, Mobi4U, MobiQ, Mobi 365 (trả trước).

Về dịch vụ giá trị gia tăng, hiện nay MobiFone có khoảng 11 dịch vụ cơ bàn. Nổi bật là dịch vụ vừa được mạng MobiFone triển khai với tên gọi Fast Connect, hoạt động trên nền công nghệ GSM/GPRS/EDGE, tốc độ đạt 236,8 Kb/giây, cho

phép truy cập Internet bằng máy tính sử dụng băng rộng di động (mobile broadband) và gửi tin nhắn SMS trong phạm vi vùng phủ sóng của mạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 40)