Đối thủ cạnh tranh chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 46 - 54)

2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của S-Fone

2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh chính

Ngày 01 tháng 07 năm 1995, VMS-MobiFone chính thức đưa dịch vụ điện thoại di động vào thị trường việt Nam. Nhìn thấy được tiềm năng của ngành điện thoại di động, tổng cơng ty bưu chính viễn thơng VNPT đã cho ra đời công ty thông tin di động VinaPhone với 100% vốn thuộc sở hữu của VNPT. Sân chơi chỉ dành cho 2 nhà khai thác mạng điện thoại di động cho đến tận tháng 07 năm 2003, S- Telecom đưa ra dịch vụ điện thoại di động công nghệ CDMA làm phá vỡ thế độc

quyền trên thị trường. Lúc này tốc độ tăng trưởng của ngành bắt đầu tăng nhanh.

Khơng chờ đợi lâu, Viettel đã chính thức đưa đưa dịch vụ điện thoại di động cùng công nghệ GSM với MobiFone và VinaPhone vào ngày 15 tháng 10 năm 2004. Viettel là một thách thức thực sự đối với 02 nhà cung cấp dịch vụ lâu năm khi mức

độ tăng trưởng thuê bao tăng lên nhanh chóng và vượt qua số thuê bao của S-Fone

chỉ trong một thời gian ngắn.

Bảng 2.8: Quá trình phát triển thuê bao các mạng từ 2004 đến 2008

Đơn vị: 1.000.000 thuê bao

Mạng 2004 2005 2006 07/2007 06/2008

MobiFone 1,822 2,959 4,700 6,4 13,4

VinaPhone 2,502 3,558 5,300 5,9 12,1

S-Fone 0,166 0,450 1,000 1,5 3,14

Viettel 1,647 2,279 3,200 6,9 19,42

ƒ VMS – MobiFone

Ngày 16/4/1993, MobiFone - mạng di động đầu tiên của Việt Nam chính

thức đi vào hoạt động. Đến năm 1995, MobiFone chính thức kí kết Hợp đồng hợp

tác kinh doanh với Tập đoàn Comvik (Thụy Điển). Nhờ có sự hợp tác, chuyển giao về kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, nguồn vốn... từ phía đối tác Comvik, MobiFone bắt đầu có những sự phát triển mạnh mẽ.

MobiFone hiện đã phủ sóng tồn quốc với 64/64 tỉnh, thành phố với số trạm BTS là 7.131 trạm, dự kiến đạt hết năm 2008 sẽ đạt 10.000 trạm.

(www.mobifone.com)[11]. Số thuê bao đến tháng 10 năm 2008 là 15 triệu

(VnExpress.net, 21/11/2008) [12]. Tính đến tháng 12/2008, MobiFone đã có 04 đầu số là 090, 093, 0122, 0126.

Mobifone ứng dụng công nghệ GSM (Globle System for Mobile) băng tầng 900 MHz. Hiện nay Mobifone có 05 loại gói cước chính là MobiGold (trả sau) và MobiCard, Mobi4U, MobiQ, Mobi 365 (trả trước).

Về dịch vụ giá trị gia tăng, hiện nay MobiFone có khoảng 11 dịch vụ cơ bàn. Nổi bật là dịch vụ vừa được mạng MobiFone triển khai với tên gọi Fast Connect, hoạt động trên nền công nghệ GSM/GPRS/EDGE, tốc độ đạt 236,8 Kb/giây, cho

phép truy cập Internet bằng máy tính sử dụng băng rộng di động (mobile broadband) và gửi tin nhắn SMS trong phạm vi vùng phủ sóng của mạng MobiFone, thơng qua thiết bị EG162G nhỏ bằng chiếc bật lửa, được cài sẵn sim

MobiFone kích hoạt GPRS và kết nối với máy tính qua cổng USB. Fast Connect chưa thể thay thế được ADSL xét về mặt tốc độ đường truyền, nhưng việc sử dụng sóng điện thoại di động với vùng phủ sóng đến 98% dân số Việt Nam hiện nay của MobiFone sẽ khiến dịch vụ này hữu ích với nhiều đối tượng người sử dụng. Đây

cũng là một bước hướng tới cung cấp dịch vụ dữ liệu của MobiFone khi được cấp phép 3G trong tương lai.

Về hệ thống kênh phân phối, MobiFone tổ chức và quản lý kênh bán hàng trên tồn quốc theo 03 hình thức:

+ Các cửa hàng của công ty: là các điểm bán hàng do công ty tự đầu tư xây dựng và tuyển dụng nhân viên.

+ Các Tổng đại lý: là các đại lý mua hàng với số lượng rất lớn và được

hưởng chính sách bán hàng đặc biệt.

+ Các đại lý nhỏ: là các cửa hàng trực tiếp ký hợp đồng đại lý với MobiFone mua hàng với số lượng nhỏ và bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.

MobiFone chú trọng nhiều đến các hoạt động quảng cáo khuyến mãi, và đã chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, qua nhiều nội dung quảng cáo chạy nhiều trên các kênh truyền hình HTV và VTV. Các nỗ lực trên đã tạo đà cho sự kiện

MobiFone đoạt giải “Mạng di động được ưa chuộng nhất Việt Nam” năm 2006 (giải thưởng do bạn đọc Tạp chí eChip Mobile bình chọn). Tháng 01/2008, MobiFone trở thành “Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2007” với số điểm 2.800.472, đồng thời cũng đoạt các giải phụ: “Mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất” và “Mạng có

dịch vụ phi thoại tốt nhất” của VMA (Vietnam Mobile Awards) tổ chức (www.xahoithongtin.com, 10/01/2008) [13]

Về việc ước tính doanh thu, doanh thu bình qn trên một thuê bao (ARPU) là khoảng 7U$/tháng. Doanh thu năm 2007 của MobiFone đạt mức 15.000 tỷ đồng,

ước tính năm 2008 đạt 17.000 tỷ đồng (VnExpress.net, 21/11/2008) [14]

Điểm mạnh của MobiFone là trong nhiều năm liên tục vẫn ln giữ vững vị trí dẫn

đầu về chất lượng dịch vụ nhờ khả năng luôn đi tiên phong trong việc áp dụng các

kỹ thuật, công nghệ mới nhất trên thế giới để tối ưu hoá mạng lưới. Một thế mạnh khác thể hiện đẳng cấp cao trong việc duy trì chất lượng dịch vụ số 1, vượt xa các tiêu chuẩn được đặt ra chính là năng lực lắng nghe mà mạng di động này thể hiện qua chỉ tiêu “Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công

và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong 60 giây”. Ở chỉ tiêu trên,

MobiFone đạt tỷ lệ là 98,82% so với Viettel là 91,72% và VinaPhone là 85,88%.

Nếu chỉ nhìn bên ngồi về con số 98,82% và 91,72%, cũng chưa thấy hết sự chênh lệch giữa MobiFone và Viettel về khả năng lắng nghe khách hàng; bởi vào thời

điểm hiện tại, MobiFone vẫn miễn phí cho các cuộc gọi từ thuê bao MobiFone tới

Call Center, cịn Viettel đã thu phí các cuộc gọi dạng này (lắng nghe có điều kiện) (ITGatevn.com.vn, 26/06/2008) [15]

Chính sự lắng nghe khách hàng một cách tồn tâm, toàn ý, lắng nghe với cả trái tim, mạng di động này mới liên tục tìm ra những điểm cịn yếu trong cách phục vụ khách hàng của mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của khách

hàng. Đây có lẽ chính là điểm khiến MobiFone tạo ra sự khác biệt lớn với các mạng di động còn lại. Năm 2008, khoảng cách về các chỉ tiêu kỹ thuật được đo kiểm giữa MobiFone và các mạng di động khác có thể đã thu hẹp bớt; thế nhưng, khoảng cách về chỉ tiêu của sự lắng nghe vẫn cịn rất lớn. Trong một thị trường thơng tin di động cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, lắng nghe hoàn hảo để phục vụ khách hàng là

cách để một mạng di động thể hiện đẳng cấp của mình.

ƒ Vinaphone

Vinaphone là cơng ty vốn 100% VNPT được thành lập sau hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa VMS và Comvik International AB khi VNPT nhìn thấy tiềm năng của thị trường viễn thơng là cực lớn. VNPT chính thức đưa dịch vụ vào thị trường

ĐTDĐ ở Việt Nam ngày 26 tháng 06 năm 1996 với tên thương hiệu là VinaPhone.

Hiện nay mạng Vinaphone đã 04 đầu số là 091, 094, 0123, 0125.

Vinaphone hiện đã phủ sóng tồn quốc với 64/64 tỉnh, thành phố với số

lượng trạm BTS vào khoảng 6.000 trạm, dự kiến hết năm 2008 sẽ đạt khoảng

10.000 trạm. Số thuê bao đạt được đến tháng 06/2008 là hơn 12 triệu thuê bao

đồng. Vinaphone ứng dụng công nghệ GSM (Globle System for Mobile) băng tầng

900 MHz. Hiện nay Vinaphone có 06 loại gói cước chính là VinaPhone (trả sau) và 05 gói cước trả trước là VinaCard, Vinadaily, Vinatext, VinaXtra, Vina365.

Giống MobiFone, Vinaphone không phải quan tâm đến thiết bị đầu cuối

(Handset). Thị trường này được Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v. cung cấp và làm các công tác tiếp thị truyền thông riêng cho từng nhãn hiệu máy.

Hệ thống phân phối của Vinaphone dựa trên 64 bưu điện tỉnh, thành phố

quản lý và kinh doanh.

Về dịch vụ nội dung hiện nay VinaPhone có khoảng 18 dịch vụ các loại, trong đó dịch vụ Datasafe được đánh giá là độc đáo và gây được sự quan tâm, chú ý của khách hàng. Dịch vụ Datasafe là dịch vụ cho phép sao lưu, đồng bộ các dữ liệu cá nhân trên điện thoại di động như Danh bạ - Phonebook, Lịch làm việc - Calendar, Danh sách các việc cần làm - Task, Sổ ghi chép cá nhân - Note lên trang

web VinaPortal và ngược lại. Với dịch vụ này khách hàng đã có thể yên tâm trong những trường hợp bất khả kháng như mất máy điện thoại, thất lạc SIM, SIM bị hỏng hay đổi máy bởi các thông tin quan trọng như danh bạ hay các ghi chép cá nhân khác đã được VinaPhone lưu trữ và chỉ cần vài thao tác đơn giản là đã có thể khơi phục được dữ liệu. Dịch vụ đồng bộ dữ liệu Datasafe được VinaPhone cung

cấp miễn phí cho tồn bộ các thuê bao trả trước và trả sau. Khi truy cập GPRS để truyền dữ liệu khách hàng trả cước sử dụng GPRS là 50 đồng/10 Kb đã bao gồm thuế GTGT.

Điểm mạnh của mạng Vinaphone là truyền thống lâu năm, cơ sở hả tầng

vững chắc, các khách hàng của VinaPhone cũng giống như MobiFone đa số là doanh nhân, các đối tượng có thu nhập cao đã mang đến doanh thu rất cao và ổn

định cho mạng. Điềm yếu là VinaPhone trước đây ít chú trọng đến các hoạt động

quảng cáo khuyến mãi, thường chỉ áp dụng một số hình thức khuyến mãi ngắn ngày, tạo một vài cơn sóng nhỏ trong một thời điểm ngắn vào các dịp lễ, tết hoặc nhân dịp khai trương dịch vụ, đầu số mới để “hâm nóng” và thu hút sự quan tâm

của khách hàng. Tuy nhiên hiện nay VinaPhone đã từng bước khắc phục bằng các như chương trình khuyến mãi được tung ra rầm rộ và liên tục như “ Mừng đầu số

mới cùng VinaPhone”, “ 4 ngày vàng cùng Vinaphone”, “Talk 24”…. hoặc triển khai các chương trình khuyến mãi tương tự MobiFone hoặc Viettel.

ƒ Viettel Mobile

Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.

Viettel Mobile đưa dịch vụ vào thì trường vào ngày 1 tháng 8 năm 2004 nhưng chính thức khai trương dịch vụ vào ngày 15 tháng 10 năm 2004. Viettel Mobile ra

đời là một cột mốc quan trọng cho thị trường viễn thông khi Viettel Mobile đã thu

hút được phần lớn các thuê bao mới từ các nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ khác như MobiFone, Vinaphone và S-Fone.

Do hiểu được sự khó khăn về vùng phủ sóng của S-Fone, Viettel đã tiến

hành phủ sóng tồn quốc trước khi tung dịch vụ và đạt mức 62/64 tỉnh, thành ở thời

điểm khai trương dịch vụ và đến thời điểm tháng 12 năm 2004, Viettel Mobile đã

chính thức phủ sóng tồn quốc với 64/64 tỉnh, thành phố. Đến tháng tháng 11/2007, Viettel đã vượt xa các mạng di động còn lại với số trạm BTS kỷ lục là 5.555 trạm, hết năm 2007 đạt 7.000 trạm và dự kiến hết năm 2008 sẽ đạt từ 11.000-12.000 trạm (VietnamNet.com, 01/01/2008) [16]. Tính đến tháng 12/2008, Viettel đã có 05 đầu

số là 098, 097, 0168, 0169, 0166.

Cũng giống MobiFone và Vinaphone, Viettel Mobile ứng dụng công nghệ GSM băng tầng 900 Mhz nên Viettel Mobile không phải bận tâm về việc cung cấp máy điện thoại di động vì đã có các nhà cung cấp máy ĐTDĐ như Nokia, Samsung, Motorola, Sony Erission, ... cung cấp và làm tiếp thị. Trong giai đoạn 2005-2006,

Viettel Mobile đã đạt được những kết quả khả quan khi vượt qua S-Fone về số thuê bao và thu hút được một phần không nhỏ các khách hàng từ MobiFone và Vinaphone chuyển sang đồng thời cạnh tranh trực tiếp với MobiFone và Vinaphone về số thuê bao mới. Hiện nay Viettel đã trở thành mạng có số thuê bao lớn nhất Việt Nam với 20 triệu thuê bao vào tháng 06/2008.

Về kênh phân phối, Viettel Mobile đã xây dựng các cửa hàng trực tiếp và hệ thống phân phối là các cửa hàng bán máy điện thoại di động nhằm xây dựng thêm hệ thống bán dịch vụ điện thoại di động cho Viettel Mobile. Ngồi ra, Tổng cơng ty bưu chính viễn thơng quân đội cũng chọn Viettel Mobile là đơn vị kinh tế chủ lực trong tổng công ty và tập trung nguồn lực để phát triển đơn vị này. Vì thế nguồn

nhân lực hỗ trợ cho Viettel Mobile càng lớn lên và hỗ trợ nhiều cho Viettel Mobile về hệ thống phân phối dịch vụ trên tồn quốc.

Cơng tác tiếp thị truyền thông, Viettel Mobile cũng đã ứng dụng được nhiều kỹ thuật làm tiếp thị mà đặc biệt là các hoạt động quảng cáo từ công ty quảng cáo hàng đầu ở Việt Nam là J. Walter Thompson. Họ đã chọn chiến lược truyền thông đối ngoại (PR – Public Relation) nhằm tiết kiệm được chi phí quảng cáo (Adex).

Tuy nhiên, khi tốc độ tăng trưởng thuê bao của Viettel Mobile vượt ra ngoài mong

đợi và doanh thu tăng lên đáng kể. Họ chấp nhận đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo

và một số chương trình được đưa đến cơng chúng như thơng điệp “một triệu số để

chọn, và tiết kiệm với mức chi phí 60.000 đồng/tháng của gói Z60”. Slogan “Hãy nói theo cách của bạn”. Các thành công trên đã đem đến cho Viettel Mobile giải

“Mạng di động có thương hiệu được nhiều người biết đến nhất năm 2006” (giải

thưởng do bạn đọc Tạp chí eChip Mobile bình chọn). Tháng 01/2008, mạng Viettel Mobile đoạt giải “Mạng được nhiều người biết đến nhất” và “Mạng được tin cậy

nhất năm 2007” do VMA (Vietnam Mobile Awards) tổ chức (VnMedia,

10/01/2008) [17]

Tháng 6/2007 Viettel bị "liệt" vào danh sách doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế, bị Bộ Thông tin-Truyền thông quản lý về giá cước dịch vụ di động toàn

quốc, cùng với Vinaphone và MobiFone. Đây là những doanh nghiệp có thị phần chiếm 30% trở lên và có khả năng gây ảnh hưởng đến sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có dịch vụ chiếm thị phần khống chế khơng

được tự do “thả nổi”, giảm giá cước cho khách hàng mạng mình như trước đây

(Vietnam.Net, 26/11/2007) [18]

Về dịch vụ giá trị gia tăng, Viettel Mobile có dịch vụ I-Muzik có dung lượng lên tới 4 triệu thuê bao với 2,5 triệu khách hàng đang sử dụng. Từ tháng 8/2008, Viettel đã cung cấp dịch vụ I-mail, dịch vụ gửi và nhận email bằng điện thoại di động dưới hình thức MMS. Theo đó, th bao khi sử dụng chỉ cần đăng ký dịch vụ

GPRS/MMS, tải cấu hình tự động về máy, sau đó đăng ký dịch vụ I-mail là có thể nhận và gửi email qua máy di động. Dịch vụ mới này của Viettel có ưu điểm khơng u cầu cao về thiết bị đầu cuối, ngoại trừ tính năng gửi và nhận MMS. Tuy nhiên, những tính năng của dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được thực sự yêu cầu của một

lượng lớn khách hàng am hiểu và ưa thích cơng nghệ vì các tiện ích đó mới chỉ dừng lại ở việc Push...MMS ( thay vì Push Mail).

Về ước tính doanh thu, doanh thu bình qn trên một thuê bao (ARPU) của Viettel là 6U$/tháng. Doanh thu năm 2007 của Viettel Mobile là 12.000 tỷ đồng,

trong đó lợi nhuận chiếm trên 22% khoảng 3.000 tỷ đồng. Ước tính năm 2008 đạt

khoảng 23.000 tỷ đồng doanh thu (VnExpress.net, 21/11/2008) [19]

Điềm mạnh của Viettel hiện nay là tốc độ phát triển thuê bao, vùng phủ sóng rộng,

khả năng sáng tạo trong việc tiếp cận khách hàng. Về chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành cơng, Viettel dẫn đầu so với hai mạng cịn lại với tỷ lệ 98,61%.

VinaPhone đứng thứ hai với 98,25% và MobiFone đứng cuối với 98,17% (tỷ lệ đạt chuẩn là = 92%) (dantri.com, 19/06/2008) [20]

ƒ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

HT Mobile chính thức chuyển sang chính thức nhận giấy phép kinh doanh mạng e-GSM, đồng thời thơng báo sẽ "gửi" tồn bộ 200.000 khách hàng của mình cho S-Fone trong thời gian chuyển giao công nghệ. Khi chuyển đổi công nghệ, HT

Mobile vẫn giữ nguyên khoản đầu tư 650 triệu USD cho mạng lưới ban đầu. Trong

đó, số tiền đầu tư cho hạ tầng trong năm 2008 là 150 triệu USD. Quá trình chuyển đổi kéo dài trong 6 tháng và sẽ giữ nguyên đầu số 092 như hiện nay

(www.congnghemoi.net, 19/05/2008) [21]

GTel là mạng viễn thông di động thứ bảy ở Việt Nam, vừa ký hợp đồng dịch vụ quản lý mạng với Aircom (Anh) để phát triển khai mạng GSM tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển mạng điện thoại di động s fone đến năm 2015 (Trang 46 - 54)